đồ án tốt nghiệp thoát nước

Các nội dung và yêu cầu của đồ án tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành CTN-MTN

PHẦN 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đồ án  tốt nghiệp của sinh viên ngành Cấp thoát nước – Môi trường nước được thực hiện vào học kỳ cuối, trước khi tốt nghiệp ra trường. Đây là một môn học bắt buộc với thời lượng thực hiện 15 tuần. Đồ án tốt nghiệp là một nhiệm vụ thiết kế trong đó sinh viên hệ thống hóa được kiến thức chuyên ngành xuyên suốt chương trình đào tạo, và vận dụng để giải quyết trọn vẹn một nhiệm vụ cụ thể, thí dụ: Thiết kế hệ thống cấp nước hay hệ thống thoát nước cho một đô thị, khu công nghiệp, điểm dân cư nông thôn…

Đang xem: đồ án tốt nghiệp thoát nước

Yêu cầu đối với sinh viên:

Mỗi sinh viên được giao một nhiệm vụ thiết kế riêng. Tùy theo nhiệm vụ được giao, sinh viên phải làm việc độc lập hoặc cùng với nhóm để hoàn thành; Sinh viên phải biết cách vận dụng các kiến thức đã tích lũy trong suốt quá trình học đại học chuyên ngành Cấp thoát nước – Môi trường nước, để thực hiện đồ án tốt nghiệp, từ phân tích và tổng hợp các dữ liệu cho trước, lựa chọn các phương án công nghệ, kỹ thuật hợp lý, các thông số phù hợp phục vụ cho công tác tính toán, thiết kế, rèn luyện kỹ năng tra cứu, sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, tham khảo các tài liệu chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng tính toán, thiết kế, trình bày thuyết minh và thể hiện bản vẽ kỹ thuật, cũng như kỹ năng thuyết trình, bảo vệ đồ án thiết kế của mình trước Hội đồng đánh giá; Nghiên cứu sâu một vấn đề chuyên môn để thực hiện Chuyên đề (khuyến khích nhưng không bắt buộc);

* Một nhóm sinh viên có thể được giao Nhiệm vụ thiết kế với khối lượng lớn, yêu cầu cao về tính toán, thể hiện chi tiết và thực hiện dưới sự hướng dẫn của một hoặc một nhóm cán bộ hướng dẫn. Nhiệm vụ cho từng sinh viên được giao và giám sát cụ thể.

1.2. SẢN PHẨM YÊU CẦU

Sản phẩm của Đồ án thiết kế tốt nghiệp bao gồm:

Thuyết minh: được thể hiện trên giấy cỡ A4, khối lượng 100 – 120 trang, bao gồm cả Chuyên đề nhưng không kể phần Phụ lục. Quy cách trình bày được nêu trong Phụ lục 1 kèm theo; Các bản vẽ: 10 – 14 bản vẽ khổ A1, thể hiện kết quả của các phần: Thiết kế sơ bộ (6 – 8 bản), Thiết kế kỹ thuật (4 – 6 bản) và Chuyên đề (1 – 2 bản khổ A1, nếu có thực hiện). Quy cách trình bày được nêu trong Phụ lục 2 kèm theo; Đĩa CD ghi các file Thuyết minh, các bảng biểu, Phụ lục đi kèm (định dạng Word – .doc, .docx; Excel – .xls, .xlsx) và các bản vẽ (định dạng AutoCAD – .dwg).

1.3. CẤU TRÚC THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trang bìa

Nhiệm vụ thiết kế được giao

Mục lục

Danh mục các bảng biểuhình vẽ

Lời cám ơn                           

Lời cám ơn tới thầy cô giáo hướng dẫn và các cán bộ hỗ trợ, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất liên quan …

Lời nói đầu                    

Giới thiệu chung về chủ đề của đồ án, bối cảnh ra đời, nhu cầu thực tiễn, lý do chọn đề tài. Giới thiệu ngắn gọn toàn bộ công việc đã thực hiện bao gồm: nhiệm vụ được giao, phương pháp thực hiện, kết quả đạt được và ý nghĩa của đề tài.

PHẦN 1. CÁC DỮ LIỆU LÀM CƠ SỞ THIẾT KẾ. CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP/THOÁT NƯỚC.

Thông tin tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển không gian, kinh tế – xã hội của khu vực (ghi rõ giai đoạn thiết kế). Số liệu về các nguồn nước trong khu vực, hiện trạng và quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp, thoát nước, quản lý chất thải rắn, cấp điện, …). Xác định các thông số kỹ thuật chủ yếu của khu vực thiết kế, làm dữ liệu đầu vào cho phần Thiết kế sơ bộ (Phần 2).

Phân tích và lựa chọn các phương án tổ chức cấp/thoát nước và lựa chọn hệ thống cấp/thoát nước thích hợp.

Xem thêm: Diện Tích Xây Dựng Là Gì, Cách Tính Diện Tích Các Phòng Trong Bản Vẽ Nhà Ở

PHẦN 2. THIẾT KẾ SƠ BỘ

Vạch tuyến mạng lưới. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp/thoát nước. Tính toán công trình của hệ thống cấp/thoát nước (công trình thu, trạm bơm cấp I, trạm bơm cấp II, trạm bơm nước thải, công trình xả nước ra nguồn tiếp nhận, …).

Tính toán thiết kế Trạm xử lý nước/nước thải. Thiết kế sơ bộ các hạng mục, các công trình chính.

Xác định công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản, chế độ làm việc, lựa chọn các thiết bị chính trong hệ thống cấp/thoát nước, làm cơ sở để khái toán kinh tế.

Khái toán kinh tế, xác định các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cơ bản.

PHẦN 3. THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Thiết kế kỹ thuật một số công trình đơn vị chính trong hệ thống cấp/thoát nước, trong đó cần xác định các kích thước chi tiết của từng công trình; xác định các thông số kỹ thuật chi tiết, chế độ và điểm làm việc (vẽ đồ thị nếu cần), xác định kích thước lắp đặt của các thiết bị chính trong hệ thống cấp/thoát nước.

PHẦN CHUYÊN ĐỀ

Nghiên cứu chuyên sâu hoặc áp dụng thực tế các công nghệ mới trong lĩnh cấp thoát nước.

TÀI LIU THAM KHO

Danh mục các tài liệu sử dụng cho việc thực hiện ĐATN.

Xem thêm: văn nghị luận lớp 8 khi con tu hú

PHẦN PHỤ LỤC

Các bảng biểu, hình vẽ mô tả các kết quả tính toán của ĐATN.

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án