văn nghị luận lớp 8 khi con tu hú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.98 KB, 6 trang )

Đang xem: Văn nghị luận lớp 8 khi con tu hú

VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 8
Phần 1: nghị luận về tác phẩm văn học
Nhóm 1: nghị luận về văn học, thi ca Cách mạng
BÀI 1: Bài thơ ‘’Khi con tu hú’’ của Tố Hữu đã thể hiện
tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống tha thiết và niềm
khát hao tự do cháy bỏng. Em hãy chứng minh luận điểm
trên.
Bài làm
+) MỞ BÀI :
Những người chiến sĩ, chí sĩ yêu nước tuy bị kẻ thù giam
cầm nhưng khí phách vẫn hiên ngang, tinh thần kiên
cường, bất khuất. Đặc biệt, từ chốn lao tù, tiếng thơ tràn
đầy tinh thần lạc quan vẫn mãi ngân vang. Hẳn mọi người
vẫn không quên bài thơ ‘’Vào nhà ngục Quảng Đông cảm
tác ‘’ của Phan Bội Châu, ‘’Đập đá ở Côn Lôn’’ của Phan
Châu Trinh ; và chúng ta sẽ mãi nhớ về bài thơ “Khi con tu
hú’’ của Tố Hữu. Bài thơ ấy đã thể hiện tình yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và khát khao tự do cháy
bỏng.

+) THÂN BÀI:
Bài thơ mở đầu với âm thanh của tiếng chim tu hú:
Khi con tu hú gọi bầy
Như chúng ta đã biết, tu hú là loài chim kêu vào đầu mùa
hè và âm thanh của tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đã
đến. Đặc điểm ở đây là ‘’tiếng chim tu hú gọi bầy’’ tạo
thành một bản hợp âm náo nức, rộn ràng. Âm thanh
tiếng chim tu hú đã đánh thức trong tâm hồn người tù
cảnh mùa hè trên quê hương.
Sau âm thanh vang vọng của tiếng chim tu hú là bức

tranh mùa hè dần hiện lên trong nhà thơ:
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
Chỉ mấy câu thơ đã mở ra một không gian với nhiều tầng
bậc, từ xa tới gần, từ thấp tới cao, từ không gian hẹp đến
không gian rộng . Thân thương biết mấy là khu vườn với

trái cây ngọt dần, với tiếng ve ngân rộn rã. Rồi khoảng sân
có nắng đào. Bức tranh ấy có sự hòa quyện màu sắc tươi
sáng: vàng của lúa chiêm, bắp, màu hồng của nắng và sắc
xanh của lá. Thoảng trong gió là hương vị ngọt ngào của
trái cây, của lúa chín. Câu thơ đã mở ra một không gian
thoáng đạt, hình ảnh đôi con diều sáo lộn nhào từng
không như một nét chấm phá làm cho bức tranh bỗng
trở nên thi vị, có hồn.
Nhà thơ dùng bút pháp của thơ cổ điển, lấy cái hữu hạn
để biểu thị cái vô hạn. Tác giả đã mượn hình ảnh của con
diều để đặc tả khát vọng tự do, mãnh liệt của nhà thơ.
Cảnh vật ở đây mang nét đặc trưng của mùa hè tràn đầy
sức sống và đang ở trạng thái vận động, chuyển giao ở
thời kì phát triển đẹp nhất: lúa đang chín, trái cây ngọt
dần, vườn dậy tiếng ve, trời càng rộng càng cao.
Bằng những tính từ gợi tả, gợi cảm, sáu câu thơ đầu đã
thể hiện một bức tranh tuyệt đẹp, tràn trề nhựa sống.
Liên hệ bài thơ ‘’Tâm tư trong tù’’ Tố Hữu đã viết:
Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai rộng mở và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời, ta mới thấy được tình
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nồng nàn, khát vọng tự
do cháy bỏng của người tù cộng sản. Những vần thơ tiếp
theo là tâm trạng của người tù cộng sản.
Những vần thơ tiếp theo là tâm trạng của người tù :
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mùa hè đã tác động đến đáy lòng của nhà thơ. Nhà thơ
đã đón mùa hè bằng cả tấm lòng. Mùa hè cũng dậy trong
nhà thơ bao cảm xúc, khát vọng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Câu thơ có ngắt nhịp bất thường 6/2 ở câu 8, 3/3 ở câu,
từ ngữ mạnh mẽ để diễn tả cảm xúc tuôn trào: cảm giác
ngọt dần đến cao độ, niềm khát khao cháy bỏng, muốn
thoát khỏi trốn ngục tù, trở về cuộc sống tự do bên
ngoài. Nhà thơ đã từng tâm niệm:
Đời Cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là chịu cảnh tù đày
Là gương kề cận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa.
Khi bị tước đoạt tự do, bị giam cầm trong nhà lao, đặc
biệt là phải xa rời phong trào cách mạng . Tiếng chim tu

hú như tiếng gọi tự do khắc khoải, bồn chồn, càng thổi
bùng khát vọng phá cũi xổ lồng, đập tan xiềng xích để trử
về cuộc sống tự do. Qua cảm giác ngột ngạt cao độ, khát
vọng phá bỏ xiềng xích, ta thấy niềm khát khao tự do,
mãnh liệt của người tù Cộng sản. bài thơ sử dụng kết cấu
đầu cuối tương ứng: mở đầu, kết thúc đều là âm thanh
tiếng chim tu hú. Nhưng ý nghĩa của hình ảnh thơ không
dừng lại ở đó. Tiếng chim tu hú ở nhà thơ mở ra một bức
tranh hè tuyệt đẹp và thắp lên người tù tình yêu thiên
nhiên. Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là khắc khoải, bồn
chồn, nhức nhối, là tiếng gọi tự do, khơi gợi người tù
khát vọng tự do cháy bỏng.
+) KẾT BÀI:
Bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu sắc
thái biểu cảm, giọng điệu khi ngọt ngào, tha thiết, khi thì
căm uất. Bài thơ ‘’ Khi con tu hú’’ của nhà thơ Tố Hữu đã

thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. yêu vần thơ
của Tố Hữu, ta càng thấy gắn bó với thiên nhiên, tự hào
trước vẻ đẹp của đất nước .

Tài liệu liên quan

*

22 bai van nghi luan lop 9 60 4 41

*

22 BAI VAN NGHI LUAN LOP 9 60 2 5

Xem thêm: Tỉnh Nào Có Diện Tích Các Tỉnh Miền Bắc Có Bao Nhiêu Tỉnh? Top 5 Tỉnh Có Diện Tích Lớn Nhất Việt Nam

*

Ôn tập văn nghị luận lớp 7 – văn mẫu 3 22 92

*

Cách làm và tuyển tập các bài văn nghị luận Lớp 9(P1) 32 4 45

*

Văn nghị luận lớp 12: Tình thương là hạnh phúc của con người doc 4 2 10

*

Ôn tập về văn nghị luận lớp 9 hay 44 2 0

*

Tài liệu bồi dưỡng HSG văn nghị luận lớp 9 (pro) 157 7 22

*

Ôn văn nghị luận lớp 9 8 751 1

*

một số kinh nghiệm dạy và hệ thống bài tập phần tập làm văn nghị luận lớp 7 16 879 0

Xem thêm: Bài 5: Hệ Phương Trình Đẳng Cấp Lớp 9 ), Dạng 4: Giải Hệ Phương Trình Đẳng Cấp Bậc Hai

*

Văn nghị luận lớp 7 38 2 15

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn