tiểu luận về pepsi

Bạn đang xem: tiểu luận về pepsi Tại Lingocard.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.17 KB, 50 trang )

Đang xem: Tiểu luận về pepsi

NƯỚC GIẢI KHÁT PEPSI
CHIẾN LƯỢC MARKETING

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi nhu cầu con người ngày môôt cao cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thế giới thì các công ty, tổ chức kinh doanh đang phải nỗ lực hết mình để tạo ra hàng
loạt những sản phẩm, dịch vụ vượt qua đối thủ cạnh tranh, thống lĩnh thị trường và tối
đa hóa lợi nhuâôn bằng cách thỏa mãn khách hàng môôt cách tốt nhất. Nhưng để thực
hiêôn được điều đó, điều quan trọng là công ty phải đưa ra được những chiến lược phù
hợp nhất và tối ưu nhất cho công ty mình trong từng thời điểm. Và thực tế trên thị
trường hiện nay, đã có rất nhiều công ty thành công nhờ có những chiến lược Marketing
phù hợp, xâm nhâôp đúng thị trường.

Dẫn đầu trong ngành hàng nước giải khát và thực phẩm có Công ty Suntory
PepsiCo Việt Nam. PepsiCo đã liên tục cho ra những sản phẩm “lấy lòng” được khách
hàng, vượt qua được những đối thủ cạnh tranh lớn để ngày càng khẳng định vị thế dẫn
đầu trong lĩnh vực này như Aquafina,Sting,Mirinda,…
Nhâôn thấy nhu cầu và tiềm năng lớn của thị trường, nên mục tiêu của nhóm là tìm
hiểu và đưa ra chiến lược Marketting để giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng sản
phẩm mới của Pepsi , tạo thói quen sử dụng nước giải khát như một đồ uống không thể
thiếu hằng ngày, mở rộng phạm vi đồ uống có gaz, nhằm làm chủ xu hướng tiêu dùng
nước giải khát mới thông qua nhãn hàng nước ngọt có gas Pepsi của Cty TNHH Suntory
PepsiCo VietNam.

1

Mục lục

Trang

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ CTY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO
VIETNAM (Gọi tắt là PepsiCo Vietnam)…………………………………………………….05
1. Tổng quan thị trường nước ngọt Việt Nam
2. Tổng quan về Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TRỊ TRƯỜNG MARKETING………………………………………08
1. Môi trường vi mô
1.1 Cơ cấu tổ chức công ty
1.2 Nhà cung ứng
1.2.1

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu

1.2.2

Nguồn cung ứng vốn

1.3 Đối thủ cạnh tranh:
Nhận định các đối thủ cạnh tranh
1.4 Trung gian Maketting:
1.4.1

Trung gian phân phối

2

1.4.2

Các tổ chức tài chính tín dụng

1.4.3

Các tổ chức dịch vụ Maketting, quảng cáo, truyền thông

1.4.4

Các đơn vị vận chuyển: Tổ chức lưu thông hàng hóa

1.5 Khách hàng
1.5.1

Đối tượng khách hàng là trung gian phân phối

1.5.2

Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng, hộ gia đình

1.5.3

Đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh

1.6 Công chúng
1.6.1

Giới tài chính

1.6.2

Giới truyền thông

1.6.3

Giới công quyền

1.6.4

Giới địa phương

1.6.5

Các tổ chức xã hội

1.6.6

Công chúng rộng rãi

1.6.7

Công chúng nội bộ

1.7 Điểm mạnh, điểm yếu

3

2. Môi trường vĩ mô
2.1 Môi trường nhân khẩu học
2.2 Môi trường kinh tế

2.3 Môi trường tự nhiên
2.4 Môi trường công nghệ
2.5 Môi trường văn hóa
2.6 Môi trường chính trị, pháp luật
2.7 Thách thức, cơ hội

PHẦN 3:BIỆN PHÁP, ĐỀ XUẤT (CHIẾN LƯỢC MARKETING)……………………….30
1. Chiến lược sản phẩm
1.1 Đối với chất lượng
1.2 Trong khâu thu mua
1.3 Trong khâu chế biến
1.4 Trong khâu đóng gói
2. Chiến lược giá
3. Chiến lược phân phối
4. Chiến lược tiếp thị, Quảng cáo

4

5. Kích thích tiêu dùng
6. Maketting trực tiếp
TỔNG KẾT…………………………………………………………………………………………………………….42

NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
1. Tổng quan thị trường nước ngọt Việt Nam
Thị trường nước ngọt tại Việt Nam luôn có lượng tiêu thụ đáng kể. Theo doanh số
những năm gần đây thì doanh số nước ngọt ở Việt Nam đã lên tới gần 4 tỉ USD và tốc
độ tăng trung bình mỗi năm hơn 10% đã khiến thị trường nước giải khát tại Việt Nam
trở thành miếng đất béo bở mà các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm tới.

5

Sản phẩm nước giải khát tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây đang ngày
một tăng mạnh do tình trạng công nghiệp hóa cuộc sống, người dân càng ngày càng
ưa chuộng những loại thức ăn nhanh và nước giải khát đóng chai vì tính tiện lợi và
nhanh chóng của chúng. Ước tính trong vòng 15 năm trở lại đây thị trường nước giải
khát Việt Nam đã tăng trưởng chóng mặt từ 800 triệu lít lên đến 4,8 tỉ lít trong khoảng
thời gian 2000-2015. Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cung cấp số liệu
về các dòng sản phẩm nước giải khát đang chiếm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên
đến 85% sản lượng của cả nước. Trong năm 2020 sản lượng nước giải khát sẽ tiếp
tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Và với mức tăng trưởng kinh khủng như vậy, thì thị trường Việt Nam sắp tới sau khi
hội nhập TPP sẽ phải đón đầu làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đổ
xô vào xâu xé miếng bánh thơm ngon đang chờ họ tại thị trường Việt Nam. Và đây
cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi sức cạnh tranh sẽ đột ngột
tăng mạnh.

6

2. Tổng quan về Cty TNHH Suntory Pepsico Vietnam

 Lịch sử hình thành.:
 24/12/1991: Công ty nước giải khát quốc tế (IBC) được thành lâ ôp do liên doanh
giữa SP.Co và Marcondray – Singapore với tỉ lêô vốn góp 50%-50% .
 1994: Mỹ bỏ cấm vâôn với Viêôt Nam.
 1998: PI mua 97% cổ phần, SP.Co 3% tăng vốn đầu tư lên 110 triêôu USD.
 2003: PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty nước giải

khát quốc tế PepsiCo Viêôt Nam. Có thêm nhãn hiêôu: Aquafina, Sting, Twister,
Lipton-Ice Tea.
 2005: Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Viê ôt
Nam.
 2006: Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca).
 2007: Phát triển ngành hàng sữa đâôu nành.
2008-2009: sau khi khánh thành thêm nhà máy thực phẩm ở Bình Dương (sau này
đã tách riêng thành Công ty Thực phẩm Pepsico Việt Nam), công ty mở rộng thêm
vùng nguyên liệu tại Lâm Ðồng. Nhiều sản phẩm thuộc mảng nýớc giải khát mới
cũng được ra đời như: 7Up Revive, Trà xanh Lipton; Twister dứa.

7

 2010: Ðánh dấu một cột mốc quan trọng đối với PepsiCo Việt Nam thông qua
việc PepsiCo tuyên bố tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 250 triệu USD cho ba năm tiếp
theo. Đến 2/2010, nhà máy mới tại Cần Thõ chính thức đi vào hoạt động.
 2012 – trong năm này xảy ra sự kiện mua bán sáp nhập nhà máy San Miguel tại
Ðồng Nai vào tháng 3 nãm 2012 và nhà máy PepsiCo có quy mô lớn nhất khu vực
Ðông Nam Á đã được khánh thành tại Bắc Ninh vào tháng 10 nãm 2012.
 4/2013 – liên minh nướcc giải khát chiến lược Suntory PepsiCo Việt Nam đã
được thành lập giữa Suntory Holdings Limited và PepsiCo, Inc. Trong đó Suntory
chiếm 51% và PepsiCo chiếm 49% với sự ra mắt của các sản phẩm mới trà Olong
Tea+ Plus và Moutain Dew.












Trụ sở chính của công ty được đăôt tại:
Tầng 5, Cao ốc Sheraton, Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Quâ ôn 1, TP Hồ Chí Minh.
Tel:08488219437
Fax:08488219436
Hotline: (08)9100623
Website:www.pepsiworld.com.vn
Email: webmaster
pepsiworld.com.vn
Các chi nhánh:
Tp HCM: A77 Bạch Đằng, Phường 2, Quâ ôn Bình Thạnh
Hà Nôôi: 233B Nguyễn Trãi, Quâôn Thanh Xuân, Hà Nôôi
Đà Nẵng: QL1A Điêôn Thắng, Điêôn Bàn, Quảng Nam
Cần Thơ: Lô 8 Đường Trục Chính, KCN Trà Nóc, Cần Thơ
Sản phẩm của PepsiCo Viêôt Nam: Pepsi, Mirinda, Aquafina, Twister, H2OH, Sting,
Seven Up& SevenUp Rivive, Body Naturals, Lipton, bánh Snack cao cấp.
Ngày nay Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát cứ 4 sản
phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có 1 sản phẩm của Pepsi, tổng
côông là môôt ngày Pepsi bán được hơn 200 triêôu sản phẩm và con số này còn tiếp
tục tăng.
Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chỉ khoảng 32 tỷ USD cho các mă ôt hàng
nước giải khát của PepsiCo.

8

Sứ mêônh của PepsiCo đề ra: “Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng
tiêu dùng, tâôp trung chủ yếu vào thực phẩm tiêôn dụng và nước giải khát. Chúng
tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiê ôu quả tài chính lành mạnh cho các nhà
đầu tư, tạo cơ hôôi phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối
tác kinh doanh và côông đồng nơi chúng tôi hoạt đôông. Chúng tôi luôn phấn đấu
hoạt đôông trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành đôông
của mình”.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MARKETING
1.

Môi trường vi mô
1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Suntory PepsiCo VietNam

Suntory – tập đoàn thâu tóm 51% cổ phần Pepsi Việt Nam là đại gia sản xuất thực phẩm
và nước giải khát đến từ Nhật Bản với hơn 200 công ty con khắp thế giới.
Suntory là tập đoàn kinh doanh thực phẩm và nước giải khát lớn tại Nhật Bản được
thành lập năm 1899 bởi Shinjiro Torii. Lúc mới thành lập, công ty này có tên là
Kotobukiya chuyên sản xuất rượu nho và Whisky. Kotobukiya là công ty đầu tiên sản
xuất rượu Whisky tại Nhật từ những năm 1929. Tận dụng lợi thế là người tiên phong,
Kotobukiya mở rộng sản xuất sang lĩnh vực bia và quán bar những năm 1950 – lĩnh vực
kinh doanh mới mẻ lúc bấy giờ tại đất nước châu Á truyền thống này. Năm 1963,
Kotobukiya đổi tên thành Suntory sau hơn 60 năm thành lập.

9

Sau khi đổi tên, công ty này tiến hành mở rộng quy mô sản xuất sang các mảng khác
như nước giải khát, trà xanh,…và tiến ra nước ngoài. Những năm 1980, Suntory bận rộn

đặt chân đến các nước bằng hàng loạt thương vụ như : thâu tóm Pepsi Cola bottlers tại
Mỹ năm 1980, rượu Château Lagrange của Pháp năm 1983, gia nhập thị trường bia Trung
Quốc bằng việc thành lập China Jiangsu Suntory năm 1984,…
Suntory có tên giao dịch là Suntory Holdings Limited hoạt động dưới hình thức tập đoàn với 7 tập
đoàn con cùng đầu tư vào hàng loạt công ty tại khắp thị trường châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,
châu Mỹ, Đông Nam Á.
Không chỉ tiến ra nước ngoài, Suntory còn ghi dấu tại Nhật Bản bằng việc tiên phong
đưa các thương hiệu quốc tế vào thị trường nội địa như Carlsberg năm 1986, ký hợp
đồng nhượng quyền thương mại với Pepsico năm 1997, Starbucks năm 2005.
Suntory có tên giao dịch là Suntory Holdings Limited hoạt động dưới hình thức tập đoàn
với 7 tập đoàn con gồm: Suntory Berverage & Food Limited Group Companies, Suntory
Liquors Limited Group Companies, Suntory (China) Holding Co., Ltd, Group Companies,
… Mỗi công ty, tập đoàn con này lại đầu tư vào hàng loạt công ty tại khắp thị trường của

10

Suntory gồm châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ, Đông Nam Á. Năm 2012, Suntory
mua lại 51% cổ phần của PepsiCo Vietnam và đổi tên thành Suntory Pepsico Việt Nam.

Suntory và các tập đoàn con.
PepsiCo cho biết, công ty này sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về hoạt động marketing và
sáng tạo cho các thương hiệu đồ uống của hãng tại thị trường Việt Nam Pepsi-Cola, 7UP, Sting, Mirinda, Tropicana Twister, Lipton và Aquafina. Liên doanh giữa PepsiCo và
Suntory sẽ là nhà máy đóng chai cho cả hai hãng đồ uống này tại Việt Nam. Trước khi
hợp tác tại Việt Nam, PepsiCo và Suntory đã hợp tác thành công ở một số thị trường
khác, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và New Zealand.

11

Người khổng lồ Suntory hiện sở hữu hơn 28.700 nhân viên (tính đến 31/12/2012) trên
khắp thế giới với hơn 200 công ty con. Năm 2012, tập đoàn này thu về 1851 tỷ Yên doanh
thu và 103 tỷ Yên lợi nhuận từ hệ thống kinh doanh trên khắp thế giới. Tuy nhiên năm
vừa qua mặc dù doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận của Suntory sụt giảm so với
năm 2011 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và giảm giá của đồng Yên.

Hoạt động kinh doanh của Suntory qua các năm.
Hoạt động kinh doanh của Suntory chia làm 3 mảng gồm: thực phẩm và đồ uống không
cồn, đồ uống có cồn và loại hình kinh doanh khác ( thực phẩm chăm sóc sức khỏe,
rượu, nhà hàng…). Mặc dù kinh doanh rượu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của
Suntory nhưng mảng hoạt động này ngày càng bị thu hẹp bởi các sản phẩm đồ uống
không có cồn chỉ còn chiếm 30% doanh thu.

12

Cơ cấu hoạt động kinh doanh của Suntory tính theo doanh thu.

Cho đến nay công ty PepsiCo Việt Nam đã có 1 trụ sở chính và 5 chi nhánh bao gồm:

Chi nhánh Thành phố HCM

Chi nhánh các tỉnh ngoại vi phớa bắc HCM

Chi nhánh tại Hà Nội.

Chi nhánh tại Đà nẵng.

Chi nhánh tại Đồng bằng sông Cửu Long.

13

Doanh thu của Pepsi từ năm 2007 – 2014
1.2 Nhà cung ứng
Pepsico Việt Nam là thành viên của Pepsico toàn cầu nên đều có những nhà cung cấp
lớn nhất định.Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo hướng cùng có lợi cho toàn
ngành,,mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ được duy trì tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình hoạt động.Tuy nhiên thì khi mà trong thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh
tranh thì năng lực của nhà cung cấp sẽ mạnh hơn.
Nguồn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu từ nước ngoai.
Nguồn cung ứng vốn từ công ty mẹ PepsiCo ở nước ngoài và của tập đoàn Suntory.
1.3 Đối thủ cạnh tranh
Không chỉ cạnh tranh trong khâu tiêu thụ mà còn cạnh tranh cả trong khâu tổ
chức thu mua phục vụ xuất khẩu . Do vậy việc xác định các đối thủ cạnh tranh , tìm
hiểu thông tin về đối thủ , chiến lược các đối thủ áp dụng là điều rất quan trọng.

14

Nhìn nhận các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của công ty không chỉ dừng lại ở phạm vi trong tỉnh , trong
nước mà còn là các quốc gia khác trên thế giới , các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham
gia ngành trong tương lai.
Trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh lớn thường có môôt hêô thống đối tác như
nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất sản phẩm dùng kèm…và đây cũng chính là
nguồn lực tạo ra sức mạnh của họ. Bằng cách tạo ra các mâu thuẫn giữa mâu thuẫn
với các đối tác của họ. PepsiCo đã tạo ra đòn bẩy để phát triển và nâng cao thương
hiêôu của mình.

 Đối thủ hiêôn tại
Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn
Pepsico, riêng tại Viêôt Nam, đăôc biêôt khu vực TP Hồ Chí Minh, tình hình như có
vẻ..ngược lại. Viêôc xác định đúng vị trí của mình đề ra các mục tiêu và thực hiê ôn chúng
bằng mọi giá là môôt trong những viêôc mà Pepsi luôn làm. Và đối thủ truyền kiếp của
Pepsico phải kể đến chính là Coca-Cola.
Trên thị trường thế giới thì Pepsico vẫn là kẻ theo đuổi Coca-Cola nhưng ở thị
trường Viêôt Nam Pepsi lại là người đi đầu và luôn là kẻ đi tiên phong. Vì thế định hướng
tâôp trung cao đôô chính là điều mà PepsiCo cần phải có được để có thể tâ ôp trung sức
mạnh tài chính của mình hơn nữa mà đối đầu với Coca-Cola trên các thị trường. Để thực
hiêôn được viêôc này không thể là dễ dàng, PepsiCo cần phải tâ ôp trung sức đối đầu với
Coca-Cola, đó chính là ý tưởng marketing “thế hê ô Pepsi” đã được giới thiêôu từ những
năm đầu thâôp niên 1960.
 Đối thủ tiềm tàng.
Cung cấp thức ăn và đồ uống tiêôn lợi đang dần trở nên là môôt ngành hấp dẫn, vì
đây là lĩnh vực dể đầu tư và lợi nhuâ ôn lớn. Tuy nhiên các đối thủ này gă ôp phải môôt số
khó khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng
thương hiêôu, nhiều công ty đã tâ ôp trung chi phí lớn vào quảng cáo. Bởi vì Pepsico là
người đến Viêôt Nam đầu tiên và cũng là có măôt từ lâu đời trên thị trường và dành được
lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các
yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất: nguyên vâ ôt liêôu, lao đôông, thiết bị và các kỹ

15

năng..nên PepsiCo hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình. Tuy nhiên cải tiến
những dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng là những viê ôc mà PepsiCo luôn quan
tâm.
Phân tích đối thủ cạnh tranh chủ yếu của PepsiCo:

PepsiCo và CocaCola đang nắm giữ vị trí là 2 tập đoàn lớn nhất trong ngành đồ uống
không cồn. CocaCola có vốn thị trường là 186 tỷ USD và PepsiCo là 147 tỷ USD.
CocaCola tập trung sản xuất đồ uống trong khi đó PepsiCo bán cả đồ uống và thực
phẩm.
Từ hàng thế kỷ nay, người ta luôn nhắc đến Coca-Cola và Pepsi như một cặp đối thủ
truyền kiếp, không khoan nhượng. Mặc cho khoảng cách về thời gian, không gian và văn
hóa, CocaCola và Pepsi vẫn rượt đuổi nhau không ngừng nghỉ, ở mọi nơi, từ quán xá,
nhà hàng, siêu thị, sân vận động cho đến các vùng lãnh thổ.
Hiện tại, CocaCola và PepsiCo đang nắm giữ vị trí là 2 tập đoàn lớn nhất trong ngành đồ
uống không cồn. Vốn hóa thị trường của CocaCola là 169 tỷ USD và PepsiCo là 138 tỷ

16

USD. CocaCola tập trung sản xuất đồ uống, trong khi đó PepsiCo bán cả đồ uống và
thực phẩm. Coca-Cola sở hữu 20 công ty và PepsiCo có 22 công ty tương tự.

1.4 Trung gian Maketting
1.4.1. Trung gian phân phối
 Chính sách trung gian

Vì nước giải khát là mặt hàng tiêu dùng, nên bắt buộc họ sẽ phải sử dụng

chính sách phân phối rộng rãi

Số lượng trung gian: ít tại các thành phố lớn, nhiều tại những vùng nông

thôn

Tiêu chuẩn trung gian

-Thành phố lớn: trung gian phải ở nơi có mật độ dân số cao, đông dân cư, có khả
năng lưu trữ, bảo quản tốt với số lượng hàng lớn
-Nông thôn: trung gian có khả năng cơ động cao, hợp lí với bán lẻ, lượng hàng
liên thông liên tục với số lượng ít hơn
Chính sách kênh phân phối
Vì nước giải khát là mặt hàng thiết yếu được mua thường xuyên
Nên PepsiCo đã áp dụng kênh phên phối:
-Với thị trường thành phố lớn: Sản xuấtBán buônNgười tiêu dùng
-Với thị trường nông thôn: Sản xuấtBán buônBán lẻNgười tiêu dùng
Mục đích là để thúc đẩy quá trình mua sản phẩm từ các siêu thị ở những hàng
hóa lớn và tối thiểu hóa các trung gian và tối thiểu hóa các trung gian để không làm
sản phẩm tăng giá quá cao khi đến tay người tiêu dùng nông thôn và các vung kinh
tế gặp khó khăn
17

– Ưu điểm:

+ Đáp ứng nhu cầu khách hàng ở khắp mọi nơi mặc dù điểm sản xuất tập trung
+ Đảm bảo bao phủ thị trường nước giải khát trong nước
– Nhược điểm:
+ Khó kiểm soát
+ Gây xung đột giữ các kênh
+ Nảy sinh các vấn đề về pháp luật
1.4.2

Các tổ chức tài chính tín dụng liên quan tới Suntory PepsiCo: Luôn thiết

lập mối quan hệ tốt và uy tín
-Ngân hàng Vietcombank
-Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
– Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB)
-Ngân hang HSBC Việt Nam (HSBC)
-Ngân hàng ANZ Việt Nam (ANZ)
1.4.3

Các tổ chức dịch vụ Maketting, quảng cáo, truyền thông

– Thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh Công ty thông qua các
chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”,”Hàng Việt về nông thôn”
– Đưa ra các chương trình khuyến mại sản phẩm đúng thời điểm:
+Mua sản phẩm Pepsi và mì ly với giá 12.000đ (bình thường giá 1 chai nước có
gas Pepsi 500ml là 7.500đ)
+Chương trình khuyến mại tham gia quay số trúng thưởng chuyến du lịch khi
mua sản phẩm của Pepsi

18

Xem thêm: Top 3 Bài Tập Giúp Chân Thon Gọn Cho Nam, Top 3 Bài Tập Giảm Mỡ Bắp Chân

+Mua bất kỳ sản phẩm Pepsi sẽ được tặng kèm 1 bịch snack Poca 200gr
– Đầu tư vào các chương trình ca nhạc của các ca sĩ nổi tiếng (Noo Phước Thịnh,
Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên,…) hoặc các chương trình dã ngoại (Yan Beatfest, Escape
Party, ,…) hay các mục tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong cuộc sống bân rộn để
quảng cáo về nước giải khát của Pepsi đồng thời được tư vấn về chế độ dinh dưỡng
phù hợp khi sử dụng thức ăn nhanh. Điều đó đem lại thuận lợi cho sản phẩm vì tạo
niềm tin cho người tiêu dùng và được công chiếu rộng rãi sẽ mở rộng thêm đại lý
phân phối tiếp cận gần hơn với người tiêu dung. Đồng thời đầu tư vào các chương
trình truyền hình gameshow, truyền hình thực tế như một đơn vị đồng tài trợ để
quảng bá sản phẩm tốt hơn.
1.4.4 Các đơn vị vận chuyển là Tổ chức lưu thông hàng hóa bằng nhiều hình
thức: vận chuyển bằng xe tải, xe hơi và xe máy (Grab hay Uber) đến các nơi tiêu thụ
sản phẩm nhanh nhất.
1.5 Khách hàng
PepsiCo định hướng phát triển sản phẩm cho mình là “thế hê ô mới” cho giới trẻ, tuy
nhiên ở đây thì những sản phẩm có gas của Pepsi đều phụ hợp với mọi người, từ
thức uống cho những vâ ôn đôông viên, người bình thường hay những người béo
phì..Có thể nói, khách hàng của PepsiCo rất đa dạng và phong phú.
Trước đây, nền kinh tế hóa chưa phát triển, khối lượng hàng hóa sản xuất ra
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Thì mục tiêu của xã hội lúc này là
làm thế nào để sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.Vì vậy, khách
hàng không được đặt đúng vị trí, chỉ là người bị động đón nhận hàng hóa và dịch vụ
từ nhà cung ứng.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, hàng hóa và dịch vụ ngày càng trở
nên đa dạng và phong phú. Lúc này, khách hàng đã có nhiều sự lựa chọn hàng hóa
và dịch vụ. Họ đã được đặt vào đúng vị trí của mình, là trung tâm của mọi hoạt động
kinh doanh. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ
các sản phẩm và dịch vụ của mình. Cũng như nhiều công ty khác, công ty Suntory
PepsiCo Vietnam đã có những nghiên cứu kĩ lưỡng về những khách hàng của mình.

19

Nhìn chung, doanh nghiệp có đối tượng khách hàng phần lớn là người tiêu dùng và
các nhà buôn bán trung gian.
1.5.1. Đối tượng khách hàng là trung gian phân phối:
Họ là những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn về để bán lại nhằm mục
đích kinh doanh kiếm lời. Tuy số lượng khách hàng là nhà buôn bán trung gian ít hơn
khách hàng là người tiêu dùng rất nhiều nhưng khối lượng và giá trị mua hàng
thường rất lớn. Họ đòi hỏi giá thành sản phẩm phải chăng, có thể giúp họ kiếm lời.
Không những thế họ cần đến độ tin cậy và ổn định của nguồn cung cấp hàng hóa.
Có thể thấy, sự phát triển của kinh tế xã hội kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng
ngày càng ca. Nếu như doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi
hỏi đó của khách hàng. Có nghĩa doanh nghiệp sẽ không giữ được khách hàng trong
một nền kinh tế tràn ngập hàng hóa như hiện nay. Họ sẽ tt m đến những hàng hóa dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu từ các công ty đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy,
mục tiêu xuyên suốt của bất kì doanh nghiệp nào cũng là đáp ứng tốt nhất mong
muốn của khách hàng.
1.5.2. Đối tượng khách hàng là người tiêu dung, hộ gia đình:
Suntory PepsiCo Vietnam hướng tới những người hay làm việc với thời gian dày
đặc và thích tiện lợi như học sinh, sinh viên, giới văn phòng,…. Nhóm khách hàng
mua với mục đích sử dụng cho nhu cầu của cá nhân và gia đình :đối tượng là những
người trong độ tuổi vị thành niên tới trung niên thích sự tiện lợi trong ăn uống; khám
phá, thưởng thức những món ăn ngon tiện lợi và tiết kiệm thời gian, khiến mỗi bữa
ăn trở nên thú vị, nhanh chóng hơn.
Khách hàng ảnh hưởng đến các quyết định về sản phẩm:
Doanh nghiệp có nhiều đối tượng khách hàng là người tiêu dùng hoặc các nhà
buôn bán trung gian. Vì thế cần có quyết định về sản phẩm làm hài lòng khách hàng.
Đây sẽ là bộ phận quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp vô cùng hữu ích và tiết

kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Mỗi quyết định thay đổi mua sắm của khách
hàng đều là thất bại của chiến lược marketing và doanh nghiệp cần xem xét lại.

20

Khách hàng là người tiêu dùng thường mua với số lượng ít, nhưng đòi hỏi chất
lượng cao, giá cả hợp lý và những chính sách đối với khách hàng của doanh nghiệp
Khách hàng là nhà buôn bán trung gian mua hàng với số lượng lớn, nhưng đòi hỏi
giá chấp nhận được, có thể giúp họ tìm kiếm lợi nhuận.
1.5.3. Đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh:
Liên tục hợp tác và có nhiều hậu mãi cho nhóm khách hàng mua với mục đích sử
dung trong kinh doanh mặt hàng ăn uống ẩm thực như nhà hàng, khách sạn, quán
ăn…Ví dụ như là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC, Loteria, Pizza Domino’s,…. ; Chuỗi
nhà hàng đồ ăn tiện lợi Aeon Ministop, B’smart, FamilyMart, Circle K,…; Các cụm rạp
chiếu phim CGV, Galaxy, BHD,…
1.6. Công chúng
1.6.1.Giới tài chính:
– Giới tài chính nhìn vào hiệu quả từ các quyết định về sản phẩm của doanh nghiệp
để quyết đinh xem có nên đầu tư vào lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp không.
– Nước uống có ga pepsi là sản phẩm của Suntory pepsico Việt Nam, liên minh giữa
PepsiCo Inc và Suntory Holdings Limited với 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành
lập vào tháng tư năm 2013 có trụ sở chính nằm trên tầng 5 , Khách sạn Sheraton, 88
Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6.2. Giới truyền thông :
Càng được các phương tiện thông tin đại chúng hỗ trợ và quảng bá nhiều, doanh
nghiệp càng có cơ hội đưa hình ảnh về sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều
hơn.
– Suntory PepsiCo cần có kế hoạch đưa hình ảnh về sản phẩm nước giải khát của
mình lên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, internet, quảng cáo ngoài trời,…

và chủ sở hữu của các kênh phương tiện thông tin đại chúng muốn sử dụng hình ảnh
của sản phẩm để minh họa cho sản phẩm khác. Để người tiêu dùng biết đến Pepsi
nhiều hơn công ty Suntory Pepsi đã đưa sản phẩm này nên TV, internet, báo chí….. với

21

khẩu hiệu “uống Pepsi, nói khác đi” nhằm thể hiện một phong cách văn minh của giới
trẻ trong cuộc sống hiện đại như ngày nay. Không chỉ vậy, nó còn là một câu slogan
thúc đẩy con người chúng ta phải biết nói “lời hay ý đẹp” với nhau khi giao tiếp để cho
cuộc sống này tốt đẹp hơn.
– Bên cạnh đó, cần phải khẳng định cho truyền thông biết được các mặt vệ sinh an
toan thưc phẩm của PepsiCo với khẩu hiệu “Tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản,
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”
1.6.3. Giới công quyền:
– Trong những năm tới, Công ty Suntory PepsiCo sẽ tiếp tục áp dụng những chuẩn mực
hàng đầu của luật, qui chế An toàn thực phẩm ở Việt Nam và Quốc tế vào quá trình kinh
doanh của mình để đảm bảo luôn cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng
tốt nhất.
1.6.4. Giới địa phương:
– Doanh nghiệp đang tiến hành mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày cao của
người tiêu dùng địa phương trong khu vực đặt nhà máy chế biến và trong nước Việt
Nam (Đặc biệt là khu vực miền Trung)
1.6.5. Các tổ chức xã hội:
– Công ty thường tham gia các tổ chức về An toàn thực phẩm ở Việt Nam và các hoạt
động dã ngoại ngoài trời được tổ chức ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
1.6.6. Công chúng rộng rãi
– Công ty TNHH Suntory PepsiCo Việt Nam có nhiều năm kinh doanh hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam và trên thế giới. Với hệ thống kiểm soát chất
lượng chặt chẽ và dịch vụ chuyên nghiệp, Công ty cung cấp các sản phẩm luôn thỏa

mãn nhu cầu khách hàng và không ngừng cải tiến theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Suntory PepsiCo Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường nước giải
khát, xây dựng được những hệ giá trị mang “bản sắc” riêng, tạo thành sức mạnh mềm
thúc đẩy sự phát triển bền vững xây dựng được đồng thời đã ghi được nhiều dấu ấn cho
22

cộng đồng thông qua các hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội được triển khai một
cách bài bản và đạt hiệu quả cao

1.6.7. Công chúng nội bộ:
Nhằm củng cố xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ,
yêu thích công việc và tâm huyết với sự phát triển của Công ty, Công ty luôn chú trọng
đến việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện nội quy, quy chế lao động, quy chế lương
thưởng công bằng, hợp lý, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động và áp
dụng các chế độ đãi ngộ để quản lý và phát triển nguồn nhân lực Về chính sách đào tạo:
Công tác đào tạo nâng cao kiến thức luôn được Công ty quan tâm và thường xuyên tổ
chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng quản lý, các hội thảo chuyên
đề cho cán bộ nhân viên tham dự phù hợp theo từng vị trí.
1.6.8. Thuận lợi, khó khăn , điểm mạnh, điểm yếu của công ty:
Thuận lợi:
+ Nhà cung ứng cung cấp nguyên – vật liệu chế biến đảm bảo chất lượng, giá cả hợp
lý giúp cho sản phẩm đạt chất lượng cao, đồng thời tạo uy tín giữ mối quan hệ hợp tác
lâu dài giữa nhà cung ứng với doanh nghiệp
+Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: nước giải khát Pepsi được hưởng lợi nhiều về
nhãn hiệu từ sự lớn mạnh của nhiều mặt hàng như: nước ngọt có gas, nước lọc tinh
khiết, nước ép trái cây,…
Khó Khăn:
+ Nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu kém chất lượng hoặc giá cao sẽ ảnh
hưởng đến uy tín nhà sản xuất, chất lượng sản phẩm.

23

+ Các hoạt động quảng cáo, chương trình khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh làm
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng với nước giải khát của Pepsi
+ Các nhà phân phối bán lẻ tồn kho nhiều, nên hạ giá bán để theo kịp thị trường
làm giảm lợi nhuận.
+ Mẫu mã thiết kế không có sự khác biệt nhiều với các đối thủ cạnh tranh cũng
làm giảm sự chú ý của người tiêu dùng đối với nước giải khát của Pepsi
Điểm mạnh:
– Thương hiệu uy tín: Theo đánh giá trung bình của khách hàng với sản phẩm là tốt.
– Ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực
– Đội ngũ nhân viên luôn được nâng cao trình độ và tay nghề.
– Môi trường làm việc tốt, khuyến khích được tinh thần đoàn kết làm việc hăng say
-Giá cả hợp lý với người tiêu dùng, không chênh lệch nhiều so với đối thủ cạnh tranh
(Nước có gas 500ml của Pepsi là 7.500VNĐ; còn của CocaCola là 8.500VNĐ).
-Nguồn vốn mạnh: doanh nghiệp đầu tư cao.
-Sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dung Việt Nam. Nhất là giới trẻ những
người năng động.
-Nhãn hiệu mạnh, hưởng lợi từ sự lâu năm của Công ty mẹ ở nước ngoài
-Mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước ( các rạp phim, quán ăn, tiệm tạp hóa, cửa
hàng tiện lợi, chợ, siêu thị,…).
-PepsiCo là một công ty giải khát và thực phẩm nổi tiếng trên thế giới. Khi vào thị
trường Việt Nam, PepsiCo cũng đã chiếm lĩnh được thị trường và nhận được sự tin
24

tưởng của khách hàng. Hiện tại, PepsiCo cùng với Coca Cola đang là 2 ông lớn về
ngành giải khát tại Việt Nam.

-Sản phẩm đa dạng, kinh doanh không chỉ riêng mặt hàng nước nước ngọt có gas
mà còn lấn sang nhiều loại nước giải khát khác như nước giải khát không gas, trà,
nước trái cây,… Tất cả đều được nhận được sự phản ứng tích cực từ thị trường.
-Bao bì, mẫu mã sản phẩm đẹp, đa dạng bắt mắt, nhiều kích cỡ. Phù hợp cho từng
đối tượng, từng hoàn cảnh của người tiêu dùng.
-Các sản phẩm của PepsiCo chủ yếu dành cho đối tượng là giới trẻ. Với nhiều lượng
vị, nhiều chủng loại, các dòng sản phẩm của Pepsico luôn đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng.
-Công ty Pepsico chuyên kinh doanh sản phẩn nước giải khát có gas, không gas và
có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. PepsiCo đã xây dựng và đã hoàn thiện
mạng lưới kênh phân phối thông suốt và đạt hiệu quả cao.
-Khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam, PepsiCo đã nhanh chóng xây dựng
mạng lưới rộng khắp cả nước trải dài từ Bắc, Trung, Nam nhằm gây tiếng vang cho
người tiêu dùng và đạt được kết quả ngoài mong đợi.
Điểm yếu:
-Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, phải nhập khẩu từ New Zealand nên sẽ
bị động về giá và sẽ không tự chủ được về chi phí đầu vào khi có biến động lớn,
cũng như những vựa trái cây ở Đông Nam Bộ khi có những biến động về thời tiết
như bão, hạn hán…
-Hoạt động Marketing chỉ tập trung chủ yếu ở miền Nam trong khi ở miền Bắc và
miền Trung chiếm 2/3 dân số cả nước. Những kế hoạch Marketing chưa đồng bộ dẫn
đến thị trường phía Bắc, Trung sẽ mất dần khả năng cạnh tranh và rơi vào tay các đối
thủ nội địa ở ngoài đó.

25

Tài liệu liên quan

*

Tiểu luận marketing 28 874 1

*

Tiểu luận Marketing Phân phối 1 sản phẩm ra thị trường trong nước và nứoc ngoài 27 952 4

*

tiểu luận marketing hoàn chỉnh đầy đủ 30 818 0

*

tiểu luận marketing 21 564 1

*

Tiểu Luận MARKETING-SẢN PHẨM VINAMILK 4 871 4

*

TIỂU LUẬN MARKETING VỀ CHIẾN LƯỢC ĐƯA SẢN PHẨM MỚI RA THỊ TRƯỜNG 27 11 36

*

Gián án Tiểu luận triết về TDTT 7 678 4

*

Tài liệu tieu luan marketing doc 28 433 0

*

Tài liệu Tiểu luận Marketing Quảng cáo trên truyền hình doc 19 691 1

Xem thêm: Phương Trình Điều Chế Naoh Trong Công Nghiệp, Điều Chế Naoh

*

Tài liệu Tiểu luận “marketing-mix dịch vụ ineternet viễn thông đồng nai” ppt 27 733 2

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận