Sơ Đồ Ban Quản Lý Dự Án Xây Dựng Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp

Nơi chia sẻ các kiến thức kinh nghiệm về quản lý dự án xây dựng vì mục tiêu góp phần vào sự phát triển lớn mạnh, chuyên nghiệp của ngành quản lý xây dựng tại Việt Nam

*

Thông thường các cán bộ, kỹ sư trong ban quản lý dự án sẽ chỉ tập trung vào chuyên môn và công việc do mình phụ trách nhưng sẽ tốt hơn cho họ khi biết thêm về sự tổ chức hoạt động của ban quản lý dự án mình đang làm việc. Điều này sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quát, biết vị trí công việc của mình ở đâu và làm cho sự tác nghiệp với các bộ phận khác trong ban được hiệu quả hơn.

Đang xem: Sơ đồ ban quản lý dự án xây dựng

Ban quản lý dự án được thành lập là đơn vị, bộ phận trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của chủ đầu tư (hình thức chủ đầu tư phổ biến là công ty), cụ thể là ban giám đốc công ty và các phòng ban chức năng theo sơ đồ như sau:

*

Sơ đồ tổ chức của công ty

Ban quản lý dự án (QLDA) đảm trách các chức năng quản lý về chất lượng, khối lượng, tiến độ, ATLĐ và VSMT… của dự án, được tổ chức theo sơ đồ sau:

*

Sơ đồ tổ chức của ban quản lý dự án

Ban quản lý dự án có chức năng giúp ban giám đốc của chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công trình (XDCT). Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Luật Xây dựng, cụ thể là:

Có trách nhiệm báo cáo thường xuyên, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của công ty;Chịu sự kiểm tra và phối hợp với phòng ban chuyên môn thuộc công ty trong quá trình thi công XDCT;Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn xã hội trong khu vực dự án.

a. Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA

Ban QLDA được tổ chức, hoạt động theo các bộ phận chuyên môn dưới sự quản lý và điều hành của Giám đốc Ban QLDA. Bộ máy hoạt động của Ban QLDA bao gồm:

Giám đốc Ban QLDA;Phó Giám đốc Ban QLDA;Bộ phận xây dựng;Bộ phận vật tư, vật liệu, thiết bị;Bộ phận quản lý hồ sơ, khối lượng thanh quyết toán phần xây dựng và cơ điện;Bộ phận trắc đạc;Bộ phận ATLĐ, VSMT và phòng chống cháy nổ;Bộ phận hành chính – văn thư.

Giám đốc Ban QLDA lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Ban theo chức năng nhiệm vụ được Ban giám đốc công ty giao.

Phó giám đốc Ban QLDA do Giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm, Giám đốc Ban QLDA phân công nhiệm vụ cho Phó giám đốc Ban QLDA để tham mưu, giúp việc cho Giám đốc ban QLDA về quản lý, điều hành các hoạt động của dự án.

Các bộ phận trong Ban QLDA được tổ chức để giúp việc cho Giám đốc và Phó giám đốc Ban QLDA thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong quá trình thi công XDCT.

Xem thêm: Khóa Học Plc Mitsubishi Online Miễn Phí, Khóa Đào Tạo Lập Trình Plc

Cơ cấu cán bộ Ban QLDA bao gồm:

*

b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Ban QLDA

* Giám đốc Ban QLDA có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Điều hành mọi hoạt động của Ban QLDA, giúp Ban giám đốc Công ty quản lý, triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn thi công XDCT;

– Lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện DAĐTXD;

– Quản lý, điều phối, kiểm soát các hoạt động của nhà thầu về tiến độ, chi phí, chất lượng, ATLĐ, VSMT và việc tuân thủ thực hiện các điều khoản hợp đồng với nhà thầu;

– Thiết lập mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án, triển khai kế hoạch thi công XDCT;

– Quản lý, phân công, giao việc, giám sát, đôn đốc toàn bộ cán bộ nhân viên trong Ban QLDA để thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản lý do Ban giám đốc công ty giao cho;

– Tổ chức việc kiểm tra, rà soát để báo cáo lãnh đạo phê duyệt hồ sơ, nghiệm thu khối lượng thanh, quyết toán, hồ sơ chất lượng, hoàn công… của công trình, hạng mục công trình trong quá trình thi công của các nhà thầu;

– Báo cáo tuần, tháng, quý cho Tổng giám đốc Công ty về quá trình thực hiện dự án;

– Trả lời các công văn đến các đơn vị liên quan trong dự án: nhà thầu, tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, các cơ quan nhà nước…;

– Đề xuất nhân sự Ban QLDA trình Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm;

– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật các nhân sự thuộc Ban QLDA nếu không đáp ứng được công việc được giao;

– Ủy quyền, phân công công việc cho Phó giám đốc Ban QLDA;

– Quan hệ, làm việc với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình triển khai thi công dự án.

* Phó giám đốc Ban QLDA có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Thực hiện các công việc theo sự phân công của Giám đốc Ban QLDA, đảm bảo đúng quy định của công ty và pháp luật; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;

– Phó giám đốc Ban có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các bộ phận, các cán bộ của Ban QLDA chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

– Phó giám đốc Ban có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình tại cuộc họp giao ban;

– Phó giám đốc Ban có trách nhiệm giải quyết công việc, báo cáo kết quả thực hiện công việc, tiếp xúc và trả lời các văn bản của nhà thầu về những vấn đề thuộc công việc được giao.

* Các Trưởng bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Phải thực hiện toàn bộ công việc một cách chủ động, hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được giao bởi Giám đốc và Phó giám đốc Ban QLDA và chịu trách nhiệm về các công việc phụ trách;

– Có trách nhiệm báo cáo thường xuyên kết quả, những tồn tại vướng mắc về công việc mình phụ trách lên Giám đốc và Phó giám đốc Ban QLDA;

– Trưởng bộ phận có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên trong bộ phận của mình; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cán bộ, nhân viên do mình phụ trách nhằm thực hiện đạt các công việc được giao. Đồng thời, Trưởng bộ phận có nhiệm vụ đánh giá, đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cán bộ thuộc bộ phận của mình lên Giám đốc, Phó giám đốc Ban QLDA;

– Trưởng bộ phận có trách nhiệm chủ động, tích cực hợp tác với các bộ phận khác trong Ban QLDA để giải quyết các công việc chung của Ban;

– Trưởng bộ phận có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các hồ sơ, văn bản các công việc mình phụ trách trước khi trình cấp trên xem xét phê duyệt và phải lưu trữ các hồ sơ, văn bản này.

* Các nhân viên có có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Có trách nhiệm thực hiện các công việc do Trưởng bộ phận phân công và phải báo cáo thường xuyên các công việc mình phụ trách tới Trưởng bộ phận;

– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công hoàn thành công việc được giao;

– Chủ động, tích cực hợp tác với các nhân viên và các bộ phận khác để hoàn thành công việc được giao.

Xem thêm: Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trình Bày Luận Điểm Tuthienbao, Soạn Bài Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí Lớp 12

Trên đây mình đã trình bày về sơ đồ tổ chức nhân sự của một ban quản lý dự án điển hình tại Việt Nam.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án