Tiểu Luận Quy Trình Cấp Phát Thuốc Nội Trú, Cấp Phát Thuốc Đông Y

BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI—–—–NGUYỄN MẠNH TUẤNPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁTTHUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾTTRUNG ƯƠNG NĂM 2014KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸHÀ NỘI-2015BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘINGUYỄN MẠNH TUẤNPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁTTHUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾTTRUNG ƯƠNG NĂM 2014KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸNgười hướng dẫn1. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà2. ThS. Lê Thị UyểnNơi thực hiện1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược2. Bệnh viên Nội tiết Trung ƯơngHÀ NỘI-2015LỜI CẢM ƠNĐầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.NGUYỄN THỊ SONG HÀ, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tìnhcho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.Tôi xin gửi lời cảm ơn tới:-Thạc sĩ Lê Thị Uyển- Trưởng khoa Dược Bệnh viện Nội tiết Trung Ương và tấtcả các anh chị trong khoa Dược đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôitrong thời gian làm đề tài tại bệnh viện.-Các thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho tôi các kiếnthức trong suốt quá trình học tập tại trường.-Dược sĩ Nguyễn Văn Thắng và bạn Lê Thị Quỳnh Anh đã cùng tôi làm việcvà giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên khíchlệ và giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.Hà Nội, tháng 5 năm 2013Nguyễn Mạnh TuấnMỤC LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………….DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………………………………………..DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ………………………………………………………………….ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………………….CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………………… 31.1. SỬ DỤNG THUỐC VÀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 31.1.1. Sử dụng thuốc ………………………………………………………………………………………………. 31.1.2. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện ……………………………………………………………. 61.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐC ………………….. 111.2.1. Thời gian cấp phát thuốc trung bình …………………………………………………………….. 111.2.2. Tỷ lệ thuốc được phát thực tế ………………………………………………………………………. 111.2.3. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ ………………………………………………………………… 121.2.4. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về liều đúng ………………………………………………………….. 121.3. THỰC TRẠNG CẤP PHÁT THUỐC VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜIBỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. …………………………………………………………….. 121.3.1. Thực trạng cấp phát thuốc ……………………………………………………………………………. 121.3.2. Thực trạng về sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân ………………………….. 151.4. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH NỘI TIẾT VÀ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNGƯƠNG ……………………………………………………………………………………………………………….. 181.4.1. Vài nét về bệnh nội tiết ……………………………………………………………………………….. 181.4.2. Vài nét về bệnh viện Nội tiết Trung ương………………………………………………………. 20CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………… 232.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………… 232.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………….. 232.1.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2014. ……………………………. 232.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nội tiết Trung ương……………………………………… 232.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………. 232.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………………….. 232.2.2. Xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………….. 252.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………………….. 262.2.4. Phương pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu …………………………………………… 262.3. CHỈ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU………………………………………… 262.3.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ………………………………………………… 262.3.2. Các chỉ số đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ……………………………………. 30CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ………………………………………. 323.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………….. 323.1.1. Phân tích hoạt động cấp phát thuốc BHYT ngoại trú tại BVNTTW ………………….. 323.1.2. Phân tích sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại BVNTTW …………….. 393.2. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 473.2.1. Về hoạt động cấp phát thuốc BHYT cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tạiBVNTTW: ………………………………………………………………………………………………………….. 473.2.2. Về sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của bệnh nhân ………………………………………….. 503.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI. ………………………………………………………………………………. 53KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………… .54KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………… 54KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………………….. 55TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………..DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮTAARPHội hưu trí Hoa Kỳ (American Association of Retired People)ADAHiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association)BHYTBảo hiểm y tếBVNTTWBệnh viện Nội tiết Trung ƯơngBYTBộ Y tếCMTNDChứng minh thư nhân dânCODE-2Nghiên cứu về chi phí điều trị Đái tháo đường type 2 tại Châu Âu(Cost of Diabetes in Europe-type 2)ĐTĐĐái tháo đườngIDFHiệp hội Đái tháo đường thế giới(International Diabetes Federation)KN- KNTKiểm nghiệm- Kiểm nghiệm thuốcMSHHội khoa học sức khỏe (Management Sciences for Health)TTThông tưWHOTổ chức y tế thế giới (World Health Orgnizition)DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1.1. Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp lý . …………………………….. 5Bảng 1.2. Nguyên nhân chính khiến người bệnh (từ 50 tuổi trở lên) không mua thuốcđã được kê đơn (theo AARP, 2004) ……………………………………………………………… 16Bảng 1.3. Một số nguyên nhân dẫn đến việc kém tuân thủ điều trị ở bệnh nhânbasedow khảo sát tại bệnh viện nội tiết tỉnh Nghệ An …………………………………….. 18Bảng 1.4. Số bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương . ……………………… 21Bảng 2.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ………………………………………. 27Bảng 2.2.Chỉ số đánh giá sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân ………………………………… 30Bảng 3.1.Thời gian cấp phát thuốc …………………………………………………………………….. 33Bảng 3.2.Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế…………………………………………………………. 33Bảng 3.3.Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ. ……………………………………………………….. 34Bảng 3.4. Kết quả quan sát quá trình tiếp nhận đơn thuốc …………………………………….. 34Bảng 3.5. Kết quả đánh giá bước hiểu và kiểm tra đơn thuốc ………………………………… 35Bảng 3.6. Kết quả đánh giá bước chuẩn bị thuốc, bao bì, ghi nhãn…………………………. 35Bảng 3.7. Kiểm tra đơn thuốc lần cuối ……………………………………………………………….. 36Bảng 3.8. Ghi chép lại các hoạt động …………………………………………………………………. 36Bảng 3.9. Kết quả đánh giá quá trình phát thuốc …………………………………………………..

Đang xem: Tiểu luận quy trình cấp phát thuốc nội trú

Xem thêm: Đồ Án Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Bia, Đồ Án Sản Xuất Bia Chọn Lọc

Xem thêm: Gợi Ý Đồ Án Công Nghệ Thông Tin Tham Khảo, Đồ Án Cntt Hay

37Bảng 3.10. Tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc …………………………………….. 37Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh trên bệnh nhân khảo sát …………………………………………….. 39Bảng 3.12. Đánh giá của bệnh nhân về hoạt động tư vấn, sử dụng thuốc ………………… 40Bảng 3.13. Hiểu biết của bệnh nhân về sử dụng thuốc. …………………………………………. 41Bảng 3.14. Hiểu biết của bệnh nhân về bảo quản thuốc ………………………………………… 42Bảng 3.15.Xử trí của bệnh nhân khi gặp tác dụng phụ và tỷ lệ tái khám. ………………… 43Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân tự ý ngừng thuốc ……………………………………………………… 44Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh nhân quên uống thuốc ………………………………………………………. 44Bảng 3.18.Cách xử lý khi bệnh nhân quên uống thuốc …………………………………………. 45Bảng 3.19. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân với thông tin tư vấn của bác sỹ, ngườiphát thuốc. ………………………………………………………………………………………………… 46DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊHình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc ……………………………………………………………………….. 6Hình 1.2. Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh . ……………………………………………… 7Hình 1.3. Một số biện pháp giúp cải thiện sự tuân thủ của người bệnh …………………… 10Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………. 24Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm hiểu biết của người bệnh về sử dụng thuốc ……………………. 42Hình 3.2. Tỷ lệ % bệnh nhân xử lý khi quên thuốc so với tổng số bệnh nhân ………….. 45Hình 3.3. Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân với thông tin tư vấn………………………………….. 461ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chăm sóc sức khỏe là một mụctiêu quan trọng hàng đầu của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Sức khỏe là vốn quý củamỗi con người cũng như toàn xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là góp phầnvào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước, có vai trò quan trọng trongthời kỳ hội nhập quốc tế mạnh mẽ của đất nước trên mọi lĩnh vực. Đây là nhiệm vụ chínhcủa ngành Y tế từ cấp trung ương đến các cơ sở. Trong chu trình sử dụng thuốc gồm bốnbước: chẩn đoán, kê đơn, cấp phát và tuân thủ của người bệnh thì cấp phát và tuân thủđiều trị ít được chú trọng. Các biện pháp thúc đẩy và cải thiện việc sử dụng thuốc hợp lýthường chỉ tập trung vào việc đảm bảo kê đơn hợp lý mà bỏ qua quá trình cấp phát vàviệc sử dụng thuốc của bệnh nhân, vì vậy có thể dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả, gâylãng phí không nhỏ cho xã hội.Trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về nội tiết và rối loạnchuyển hóa như đái tháo đường, basedow gia tăng nhanh chóng, trở thành một tháchthức không nhỏ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng đối với cácnước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong số các bệnh nội tiết, đái tháo đườnglà bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất, so sánh giữa số liệu thống kê của năm 2002 và2012 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng đến 211 % <29>. Các bệnh vềnội tiết là bệnh mạn tính, thường phải điều trị lâu dài, kết hợp nhiều loại thuốc, dễ gâyra các biến chứng nên thường gây ra sự tốn kém cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Dođó, vấn đề thông tin thuốc, sử dụng thuốc hợp lý cũng như sự tuân thủ điều trị của bệnhnhân sẽ góp phần vào việc điều trị có hiệu quả, ổn định các bệnh này.Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối và cũng là bệnh việnhàng đầu về điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Số lượng bệnh nhân đếnkhám và điều trị ngoại trú ngày càng đông đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữabệnh tại bệnh viện. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề cấp phát thuốccũng như sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân ngoại trú. Để góp phần khắc phục các hạn2chế trong quá trình sử dụng thuốc cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm bớtcác tác dụng không mong muốn do việc sử dụng thuốc gây ra, chúng tôi tiến hành nghiêncứu đề tài” Phân tích hoạt động cấp phát thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương”với hai mục tiêu chính như sau:1. Phân tích quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnhviện Nội tiết Trung ương năm 2014.2. Phân tích hoạt động tư vấn sử dụng thuốc, sự hiểu biết và hướng tới đánh giásự tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nộitiết Trung ương năm 2014.Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu từ đề tài có thể cung cấp thông tin hữuích cho các bác sỹ, nhân viên y tế tại bệnh viện trong quá trình chẩn đoán, kê đơn, hướngdẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả trong giai đoạn tới cũng nhưgóp phần cung cấp số liệu cho các đề tài, chương trình thúc đẩy chăm sóc sức khỏe trêncác bệnh nhân mắc bệnh nội tiết.3CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN1.1. SỬ DỤNG THUỐC VÀ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNHVIỆN1.1.1. Sử dụng thuốcSử dụng thuốc là một bước trong quy trình cung ứng thuốc khép kín gồm: lựachọn thuốc, mua sắm, phân phối và sử dụng. Các bước này đều có vai trò quan trọng nhưnhau, bước này tạo tiền đề và ảnh hưởng tới các bước tiếp theo.1.1.1.1. Sử dụng thuốc hợp lýTổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốcđáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể ngườibệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng đượcnhững yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tớimức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng.Sử dụng thuốc hợp lý bao gồm:- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý mà trọng tâm là kê đơn thuốc một cáchhợp lý.- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân đảm bảo có hiệu lực, an toàn chi phí hợp lývà đúng liều lượng, đúng dạng bào chế và thời gian dùng.- Phù hợp với từng bệnh nhân, có liên quan đến chống chỉ định và các tácdụng không mong muốn của thuốc.- Cấp phát đúng, đủ thuốc và kèm theo hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốckê đơn một cách hợp lý.- Sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân <20>.Mục tiêu của bất kỳ hệ thống quản lý dược phẩm là cung cấp thuốc phù hợp vớinhu cầu của bệnh nhân. Các bước như lựa chọn, mua sắm và phân phối đều là các yếutố cần thiết nhằm sử dụng thuốc hợp lý.41.1.1.2. Sử dụng thuốc không hợp lýSử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trường hợp kê đơn thuốc không cầnthiết, kê sai thuốc điều trị, kê đơn và cấp phát các thuốc không có hiệu lực, không antoàn, không kê các thuốc có hiệu lực và sẵn có, bệnh nhân dùng thuốc sai <20>.Việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến chiphí dịch vụ y tế, chất lượng điều trị của thuốc và các biện pháp trị liệu, cũng như là mộtnguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng thuốc (kháng sinh). Thuốc sử dụng khônghợp lý có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hiểm tới cuộc sống của người bệnh, làmgiảm hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới chi phí chăm sóc sứckhỏe, gây lãng phí nguồn lực tài chính và tâm lý lệ thuộc vào thuốc của bệnh nhân, nhucầu dùng thuốc không chính đáng, không hợp lý trong cộng đồng <20>.Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc không hợp lý, baogồm hệ thống y tế, người kê đơn, người cấp phát, bệnh nhân và cộng đồng… dưới đâylà bảng tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố này tới việc sử dụng thuốc không hợp lý.5Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng thuốc không hợp lý <20>.Ảnh hưởngSTT Yếu tốHệ thống hoạt động không hiệu quả dẫn đến cáctình trạng: cung cấp nhầm thuốc, cung cấp thuốc1Hệ thống y tếquá hạn, thiếu thuốc, nguồn cung thuốc khôngđáng tin cậy, do đó thuốc không đảm bảo chấtlượng, thậm chí là tồn tại thuốc giả.Người kê đơn không được đào tạo bài bản, đầyđủ, không kịp thời cập nhật các thông tin vềthuốc, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công2Người kê đơnviệc, hệ thống giám sát việc kê đơn còn yếu, sốlượng bệnh nhân quá lớn và việc thu nhập củangười kê đơn phụ thuộc vào doanh số bán thuốccủa các công ty dược dẫn tới kê đơn không phùhợp với tình trạng của bệnh nhân.Người cấp phát thuốc thường ít được đào tạo,thiếu thông tin và không có người giám sát hoạt3Người cấp phát thuốcđộng, thời gian cấp phát ngắn do quá tải bệnhnhân, dẫn tới không cung cấp đủ thông tin cầnthiết cho người bệnh.Sự tuân thủ điều trị bệnh của từng bệnh nhân cóthể bị ảnh hưởng bởi văn hóa, tín ngưỡng, thóiquen sử dụng thuốc cũng như kỹ năng giao tiếp4Bệnh nhân và cộng đồngvà thái độ của cả người kê đơn lẫn người cấpphát. Ngoài ra thời gian tư vấn sử dụng thuốchạn chế và thiếu thông tin hoặc không nắm đượcthông tin về thuốc đều dẫn tới sai sót trong quátrình sử dụng thuốc.61.1.2. Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh việnHoạt động sử dụng thuốc được thể hiện qua một chu trình khép kín như sau:Chẩn đoán/Theo dõiTuân thủ điềutrị của ngườibệnhKê đơnCấp phátHình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc1.1.2.1. Chẩn đoán và kê đơnViệc kê đơn cần tuân thủ quy trình chuẩn đã được quy định, bắt đầu bằng việcchẩn đoán bệnh chính xác. Tiếp theo cần xác định các mục tiêu điều trị. Người kê đơncần phải có phương pháp điều trị dựa trên các thông tin cập nhật về các loại thuốc vàphương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất với từng bệnh nhân. Việc kê đơnthuốc cần phải tuân thủ liều lượng, cách dùng và phác đồ điều trị. Khi kê đơn một loạithuốc người kê đơn nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin chính xác bao gồm cả về thuốccũng như tình trạng bệnh của họ. Bên cạnh đó, người kê đơn cần biết cách kiểm soát quátrình điều trị sau khi xem xét các tác dụng điều trị và tác dụng phụ có thể xảy ra <15>.1.1.2.2. Cấp phát thuốcCấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho bệnh nhân trên cơ sở đơnthuốc của người đó, bao gồm các giai đoạn như kiểm tra đơn thuốc, lấy thuốc và ghinhãn, cấp phát và hướng dẫn sử dụng. Bộ phận cấp phát thuốc có mặt ở tất cả các cơ sởbán lẻ thuốc, phòng khám, trung tâm y tế, bệnh viện. Đây là một quy trình quan trọng7trong chu trình sử dụng thuốc vì nếu xảy ra sai sót hay thực hiện không đầy đủ đều cóthể dẫn đến những tác động không nhỏ đối với sức khỏe của người bệnh. Quy trình cấpphát thuốc tốt cần phải đảm bảo bệnh nhân được nhận đúng thuốc, đủ số lượng, đúngliều có chất lượng tốt, với sự hướng dẫn chi tiết, rõ ràng và có bao bì đảm bảo được điềukiện bảo quản của thuốc <20>. Quy trình cấp phát thuốc được sơ đồ hóa như sau:6. Phát thuốc vàhướng dẫn, tư vấncho người bệnh1.Tiếp nhận đơnthuốc2. Hiểu và kiểm trađơn thuốc5. Ghi lại các hoạtđộng4. Kiểm trathuốc lần cuối3. Chuẩn bịthuốc, bao gói vàghi nhãnHình 1.2. Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh <20>.Bước 1. Tiếp nhận đơn thuốcBao gồm việc xếp đơn thuốc vào hộp theo thứ tự và kiểm tra tính hợp lệ của đơnthuốc.Bước 2. Hiểu và kiểm tra đơn thuốcĐảm bảo chính xác tên bệnh nhân và tính hợp lý của đơn thuốc (thời gian dùng,đường dùng, liều dùng), có thể liên hệ với bác sỹ trong trường hợp đơn thuốc có vấn đề.Bước 3. Chuẩn bị thuốc, bao gói và ghi nhãn8Lấy thuốc theo đúng tên, nồng độ, dạng bào chế và đủ số lượng, đảm bảo thuốcchưa hết hạn và trong tình trạng tốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh trong các trường hợp ra lẻthuốc.Đóng gói và ghi nhãn đầy đủ (tối thiểu bao gồm tên thuốc, hàm lượng, số lượng,liều, hạn dùng).Bước 4. Kiểm tra lại lần cuốiĐảm bảo việc kiểm lại thuốc được thực hiện bởi một người khác.Bước 5. Ghi chép lại các hoạt độngLưu lại đơn thuốc sau khi cấp phát, ghi chép lại vào sổ hoặc máy tính.Bước 6. Tiến hành cấp phát thuốc và hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh Cấp phát thuốc: gọi bệnh nhân theo thứ tự, đảm bảo đưa thuốc đúng bệnh nhân. Hướng dẫn, tư vấn: tư vấn cho bệnh nhân về liều, cách sử dụng, thời điểm uốngthuốc, một số tác dụng chính và các phản ứng bất lợi trong quá trình dùng thuốc, tư vấnkhi trót quên liều, tương tác thuốc và có thể giúp bệnh nhân điều chỉnh thời gian dùngthuốc cho phù hợp với lịch sinh hoạt.1.1.2.3. Sự tuân thủ điều trị của người bệnhWHO định nghĩa sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân là “ những giới hạn, mức độmà bệnh nhân thực hiện như việc uống thuốc, ăn kiêng hoặc thay đổi thói quen sinh hoạtnhằm tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ”. Sự tuân thủ đòi hỏi lòng tin và hợp tác giữa bệnhnhân và người kê đơn <20>.Các lý do dẫn tới việc bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc như lịch sinhhoạt của người bệnh, nơi ở của bệnh nhân quá xa cơ sở y tế; thiếu sự trao đổi thườngxuyên với bác sỹ, mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ y tế và bệnh nhân kém; thiếusự hướng dẫn của nhân viên y tế; không có khả năng tài chính để mua thuốc hoặc sửdụng các dịch vụ y tế; phác đồ điều trị phức tạp, phải dùng nhiều thuốc, thời gian điềutrị dài; thiếu phương tiện tiếp cận thông tin <20>, ngoài ra còn có thể là do bệnh nhânquên dùng thuốc; lo ngại về phản ứng phụ của thuốc hoặc có thái độ tiêu cực về thuốcnói chung, nhận thức sai về mức độ nghiêm trọng của bệnh…<13>.9 Mối quan hệ giữa người kê đơn và bệnh nhânBệnh nhân sẽ tuân thủ tốt việc điều trị nếu như họ có một mối quan hệ tốt và sựtin tưởng đối với người kê đơn. Một khi bệnh nhân thiếu niềm tin vào bác sỹ, họ sẽ ngầnngại khi muốn hỏi để làm rõ các vấn đề sức khỏe cũng như các biện pháp điều trị bệnh.Thái độ và kỹ năng giao tiếp đôi khi cũng trở thành tác nhân chính làm cho người bệnhkhông nắm được thông tin điều trị bệnh, chẳng hạn như việc người kê đơn sử dụng quánhiều thuật ngữ chuyên môn trong khi tư vấn, cách nói chuyện cư xử chưa đúngmực…<20>. Tư vấn, hướng dẫn chưa đầy đủTheo WHO, với thời gian cấp phát thuốc dưới một phút thì chỉ khoảng một nửasố bệnh nhân là có thể tiếp nhận các thông tin tư vấn về việc sử dụng thuốc. Điều đó chothấy sự quan trọng của việc tư vấn. Người cung cấp các dịch vụ y tế đôi khi gặp hạn chếtrong việc hướng dẫn, tư vấn cho bệnh nhân do áp lực công việc (do sự quá tải bệnhnhân, sự thiếu hụt nhân lực ở các trung tâm y tế cũng như cơ sở vật chất chưa đồng bộtại các trung tâm) <20>. Khả năng tài chính của người bệnhỞ các nước đang phát triển, hơn 70 % chi tiêu cho thuốc là do người dân tự chitrả. Khi bệnh nhân phải chịu một phần hoặc toàn bộ chi phí mua thuốc, họ sẽ không muanếu thuốc đó quá đắt. Trường hợp có nhiều hơn một thuốc được kê đơn (ở một số quốcgia, thông thường đơn có từ năm đến sáu thuốc) bệnh nhân chỉ có khả năng chi trả chomột hoặc một vài thuốc ít quan trọng hơn trong đơn (có thể chỉ là thuốc bổ hoặc thuốchỗ trợ điều trị).Khả năng tiếp cận các cơ sở y tế cũng là một yếu tố quan trọng cần được xét tới.Vì trong nhiều trường hợp bệnh nhân có đủ tiền để chi trả cho đơn thuốc nhưng khôngđủ tiền đi lại nếu các cơ sở y tế này ở quá xa nơi sinh sống <20>. Phác đồ điều trị phức tạp, thời gian điều trị kéo dàiPhác đồ điều trị càng phức tạp, thời gian càng kéo dài rất dễ khiến cho sự tuânthủ kém đi. Trong trường hợp này thường phải kết hợp rất nhiều các biện pháp can thiệpđể giúp bệnh nhân tuân thủ <20>.10 Sự thiếu hụt thông tinCác tờ hướng dẫn sử dụng đang dùng hiện nay phần lớn đều rất khó tiếp cận đốivới người dùng vì tính hàn lâm trong các ngôn ngữ khoa học. Thậm chí ở một số vùngcó dân trí thấp, kể cả việc tiếp nhận những thông tin hướng dẫn cơ bản cũng diễn ra rấtkhó khăn. Do đó ở một số vùng, WHO hỗ trợ cho các tổ chức, cơ sở y tế sử dụng cácdạng tờ rơi hướng dẫn cơ bản, các bích chương vận động có kèm theo hình minh họa dễhiểu về cách sử dụng thuốc <20>.Nhìn chung, để cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, thường ápdụng các biện pháp như hình 1.3Bác sỹ thân thiện, đồngcảm, nhiệt tình, hướng dẫnđầy đủ cụ thể cho bệnh nhânKê đơn phùhợp với thóiquen sinh hoạtcủa bệnh nhânLiều dùng được viết, minhhọa dễ hiểu trên hộp thuốcSự tuân thủ củangười bệnhNgười bệnhđược tư vấnđầy đủ về tácdụng phụViết hoặc dùng hìnhminh họa dễ hiểu chohướng dẫn sử dụngthuốcHình 1.3. Một số biện pháp giúp cải thiện sự tuân thủ của người bệnh <20>.111.2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT THUỐCĐể hiểu được các cơ sở y tế đã sử dụng thuốc như thế nào là việc rất quan trọngliên quan đến những gì diễn ra cả đối với bác sỹ, dược sỹ và bệnh nhân. Các bệnh nhânđến cơ sở y tế với những triệu chứng, tâm lý khó chịu, họ mong đợi sự chăm sóc từ cácnhân viên y tế. Họ rời khỏi đây với những hộp thuốc hoặc đơn thuốc để đi đến nhà thuốc.Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân thể hiện các yếu tố quan trọng về những gì mà ngườibệnh trải qua tại cơ sở y tế, và họ đã được chuẩn bị tốt như thế nào để giải quyết thuốcđã được kê đơn và cấp phát <4>,<23>.Các chỉ số về cấp phát thuốc nằm trong các chỉ số chăm sóc bệnh nhân. Cũngnhư các chỉ số kê đơn, các chỉ số này có thể cần thiết đánh giá cụ thể hơn tác động qualại giữa thầy thuốc và bệnh nhân và làm sáng tỏ hơn niềm tin và động cơ liên quan đếnvấn đề sử dụng thuốc <4>,<23>.1.2.1. Thời gian cấp phát thuốc trung bình:TTổng thời gian cấp phát của N bệnh nhânT=N bệnh nhânThời gian cấp phát thuốc của mỗi bệnh nhân được tính từ lúc bệnh nhân đến điểmcấp phát đến lúc bệnh nhân rời khỏi quầy thuốc (không tính thời gian chờ, tính bằngđồng hồ bấm giây)Ý nghĩa: đánh giá thời gian trung bình cấp phát thuốc của dược sỹ cho bệnh nhân,qua đó cũng đánh giá được chất lượng quy trình cấp phát <4>.1.2.2. Tỷ lệ thuốc được phát thực tế : XSố thuốc được phát thực tếX=x 100%Tổng số thuốc trong đơnÝ nghĩa: đánh giá được khả năng cung ứng các thuốc kê đơn của bệnh viện <4>.121.2.3. Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ: DSố thuốc được dán nhãn đầy đủD=x 100%Tổng số thuốcTiêu chí của nhãn đầy đủ: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng trong ngày,liều dùng một lần, chú ý khi sử dụng.Ý nghĩa: đánh giá mức độ cung cấp thông tin cần thiết của dược sỹ trên bao góitrước khi cấp phát cho bệnh nhân <4>.1.2.4. Tỷ lệ bệnh nhân hiểu biết về liều đúng:HSố bệnh nhân hiểu biết đúng liều của tất cả các thuốc trong đơnH=x 100%N bệnh nhânÝ nghĩa: đánh giá hiệu quả việc cung cấp thông tin, hướng dẫn bệnh nhân của dượcsỹ <4>.1.3. THỰC TRẠNG CẤP PHÁT THUỐC VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦANGƯỜI BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.1.3.1. Thực trạng cấp phát thuốc1.3.1.1. Thực trạng cấp phát thuốc trên thế giớiHiện nay vai trò của cấp phát thuốc không còn chỉ đơn thuần là bảo quản, đónggói và phát thuốc tới cho bệnh nhân nữa mà đã nhấn mạnh vào việc tư vấn sử dụng thuốcvà kiểm soát sự tuân thủ điều trị, và người dược sĩ cũng đóng vai trò là cầu nối giữangười kê đơn và bệnh nhân, giúp bệnh nhân nắm rõ tình trạng bệnh và cách điều trị bệnh<17>. Ngăn chặn và xử lý các sai sót trong quá trình cấp phát thuốc là một trong nhữngtiêu chuẩn cơ bản trong thực hành tại nhà thuốc. Các sai sót này bao gồm các trường hợpphát không đúng thuốc, sai liều, sai dạng dùng, không đúng số lượng, thông tin sử dụngthuốc trên nhãn không chính xác, thuốc hết hạn hoặc không phát không đúng bệnh nhân<21>. Nghiên cứu ở Anh chỉ ra một vài nguyên nhân dẫn đến các sai sót thường gặp trongcấp phát là do quá đông bệnh nhân (21 % nguyên nhân), thiếu nhân lực (chiếm 12 %),

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận