Tài Liệu Bài Tiểu Luận Mỹ Thuật Phục Hưng Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieuxanh

MỤC LỤC TrPhần mở đầu Lý do chọn đề tàiMục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứuPhương pháp nghiên cứuĐóng góp của đề tàiBố cục của đề tàiPhần nội dungChương 1: Các trường phái Tìm hiểu về trường phái hội họaTrường phái hội họa là gì?.

Đang xem: Tiểu luận mỹ thuật phục hưng

*

MỤC LỤC Tr Phần mở đầu ……………………………………..3 Lý do chọn đề tài………………………………………3 1. Mục đích nghiên cứu…………………………………..3 2. Đối tượng nghiên cứu………………………………….3 3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………….4 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………4 6. Đóng góp của đề tài……………………………………4 7. Bố cục của đề tài………………………………………4 8. Phần nội dung……………………………………………………….5 Chương 1: Các trường phái hội họa phương Tây……..5 1.1 Tìm hiểu về trường phái hội họa…………………….5 1.1.1 Trường phái hội họa là gì?……………………………..5 1.1.2 Có tất cả bao nhiêu trường phái hội họa?…………5 1.1.3 Các trường phái hội họa phương Tây…………..5 1.1.4 1.2 Các trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu………6 1.2.1 Trường phái hội họa Ấn tượng………………….6 1.2.2 Trường phái hội họa Dã thú……………………7 1.2.3 Trường phái hội họa Lập thể……………………7 1.2.4 Trường phái hội họa Trừu tượng………………..8 1.2.5 Trường phái hội họa Siêu thực……………… …9 Chương 2:Những nét nổi trội trong việc sử dụng màusắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họaphương Tây. …………………………………………………10 2.1 Màu sắc trong hội họa phương Tây…………………10 2.1.1 Màu sắc trong tranh Phục Hưng – hội họa truyềnthống tả thực…………………………………………………..10 2.1.2 Màu sắc trong hôi họa Ấn tượng………………12 2.1.3 Màu sắc trong hội họa Dã thú…………………14 2.1.4 Màu sắc trong hội họa Siêu thực……………………15 2.1.5 Màu sắc trong hội họa Trừu tượng…………….162.2 Quan niệm sáng tác………………………………..16 2.2.1 Quan niệm của các họa sĩ Ấn Tượng…………17 2.2.2 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Dã thú……18 2.2.3 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Siêu thực…19 2.2.4 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Trừu tượng19Phần kết luận………………………………….20Tài liệu tham khảo…………………………….21 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Bản chất của nghệ thuật luôn phát triển và không ngừngđược tìm tòi khám phá. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố củangôn ngữ tạo hình như đường, nét, hình mảng để làm phươngtiện biểu hiện tạo ra sự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật, có lúcthiên về diễn tả sáng tối, có lúc chú trọng về hình thể, không cótác giả nào xem nhẹ màu sắc, bởi khả năng biểu hiện của ánhsáng bóng tối, không gian, thời gian, vật chất… tất cả đều liênquan đến sức biểu hiện của màu sắc. Đó cũng được coi là quan niệm sáng tác của các Họa sĩ,trong mỗi hoàn cảnh và môi trường khác nhau mà những quanniệm sáng tác có thể thay đổi. Chính những tư tưởng đổi mớitrong sáng tác nghệ thuật mà các trường phái hội họa đc ra đời.Mỗi trường phái đại diện cho quan niệm sáng tác và cách sửdụng màu riêng. Tất cả đã góp phần tạo nên một thế giới hộihọa đa màu sắc, muôn màu muôn vẻ. Xuất phát từ nhận thức trên cùng với những đóng góp vôcùng lớn lao mà hội họa đã mang đến cuộc sống con người đãthôi thúc em lựa chọn đề tài : “ Màu sắc và quan niệm sáng táccủa một số trường phái hội họa phương Tây” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm ra những đặcđiểm tiêu biểu trong việc sử dụng màu sắc cũng như quan niệmsáng tác của các họa sĩ ở một số trường phái hội họa phươngTây tiêu biểu. Nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của màu sắc và quan niệmsáng tác trong hội họa. 3. Đối tượng nghiên cứu Màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hộihọa phương Tây. 4. Phạm vi nghiên cứu Việc sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác tranh của cáchọa sĩ thuộc 1 số trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. Một số tranh thuộc các trường phái khác nhau. 5. Nhiệm vụ của nghiên cứu Làm rõ mối quan hệ của việc sử dụng màu sắc và quan niệmsáng tác của các họa sĩ trong hội họa. Sự độc đáo của màu sắc và lối tư duy trong quan niệm sángtác của các họa sĩ trong hội họa. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này em dùng phương pháp nghiên cứu lýthuyết nhìn từ góc độ mỹ thuật học và phương pháp tiếp cận lịchsử để nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra em còn sử sụng các tài liệu trong các công trìnhkhoa học nghiên cứu về màu sắc, về các trường phái hội họaphương Tây đã được công bố. 7. Đóng góp của đề tài Đây là đề tài mang tính chất tổng quát và hệ thống hóanhững thủ pháp sử dụng màu sắc và quan niệm sáng tác của cáchọa sĩ thuộc 1 số trường phái hội họa. Từ cách phân tích, khái quát rồi đánh giá em hi vọng đưa ramột số nhận xét có cơ sở về những nét nổi trội trong việc sửdụng màu sắc và quan niệm sáng tác của một số trường phái hộihọa phương Tây. Từ cách tiếp cận này, đề tài hi vọng có một đóng góp nhỏtrong cách phân tích các tác phẩm hội họa. Đó là cách nhìn baoquát , toàn diện trong mối liên hệ giữa lịch sử, quan điểm sángtác , quan điểm thẩm mỹ để hiểu và phân tích tác phẩm sâu hơn. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lụcthì đề tài có nội dung chính gồm: Chương 1: Các trường phái hội họa phương Tây. 1.1 Tìm hiểu về trường phái hội họa. 1.2 Các trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. Chương 2: Những nét nổi trội trong việc sử dụng màu sắcvà quan niệm sáng tác của một số trường phái hội họa phươngTây. 2.1 Màu sắc trong hội họa phương Tây 2.2 Quan điểm sáng tác. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CÁC TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA PHƯƠNGTÂY 1.1 Tìm hiểu về trường phái hội họa 1.1.1 Trường phái hội họa là gì? Hội họa đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi chữ viết của conngười còn chưa xuất hiện, từ lịch sử mỹ thuật ta có thể đưa rakết luận: hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng bằngcác tác phẩm sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật)của họa sỹ. Trong hội họa, thuật ngữ “trường phái” dùng để chỉmột phong cách, trong đó phân loại một nhóm các họa sỹ cóchung những kỹ thuật và phương pháp thể hiện. 1.1.2 Cótất cả bao nhiêu trường phái hội họa? Các trường phái hội họa ở trên thế giới là vô cùng nhiều,các trường phái xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào, và ở bất cứkhoảng thời gian nào. Vẫn đề chỉ là tính đại chúng – được nhiềungười biết đến hay không mà thôi. 1.1.3 Các trường phái hội họa phương TâyNhắc đến các trường phái hội họa, chúng ta hay nghĩ ngay đếnnhững thuật ngữ : “Trừu tượng” “Lập thể” “Ấn tượng” … Đó làcác trường phái lớn (bắt nguồn từ Châu Âu) có tầm ảnh hưởngquốc tế, và dần trở thành quy chuẩn cho mỹ thuật thế giới.* Ấn tượng* Baroc* Cấu trúc* Chấm họa* Dã thú* Graffiti* Hard-edge* Hậu ấn tượng* Hậu hiện đại* Hiện đại* Hiện thực* Hiện thực lãng mạn* Hiện thực xã hội* Lãng mạn* Lập thể* Mannerism* Ngây thơ* Pop-Art* Siêu thực* Tân cổ điển* Thị giác (Op-Art)* Trừu tượng…Như đã nêu, các trường phái trên là những trường phái nổi bậtnhất, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Chứ không phải là toànbộ các trường phái mỹ thuật trên thế giới. Các trường phái hộihọa phương Tây đều có tính lịch sử, một trường phái ra đời dophản ứng lại những hạn chế của trường phái trước đó và đếnlượt nó lại tạo cơ hội cho một trường phái mới phát triển. 1.2 Các trường phái hội họa phương Tây tiêu biểu. 1.2.1 Trường phái Ấn tượng Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh:Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris(Pháp) vào cuối thế kỷ 19. Trường phái ấn tượng đánh dấu mộtbước tiến quan trọng của hội họa. Cái tên “ấn tượng” do các nhàphê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet:Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc). Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó làchất xúc tác, là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấntượng. Trong thập niên 1850, Paris vẫn còn là một thành phốthời Trung cổ với những con đường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệsinh và thiếu cả ánh sáng. Vào khoảng thập niên 1870, thờihoàng kim của trường phái ấn tượng, thành phố cũ già nua nàyđã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lại một thủ đô vớinhững đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, và nhàhát. Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái này: Mary Cassatt, PaulCezanne (sau này đã rời bỏ phong trào), Edgar Degas, MaxLiebermann, Édouard Manet (tuy nhiên Manet không xem mìnhthuộc phong trào), Claude Monet, Berthe Morisot, CamillePissarro, Pierre-Auguste Renoir, Zinaida YevgenyevnaSerebryakova, Alfred Sisley 1.2.2 Trường phái dã thú Trường phái Dã thú có sự phản ứng mạnh mẽ chống lạitrường phái Ấn tượng, chống lại sự mất mát không gian do dùngquá nhiều ánh sáng, do sự phân tích tỉ mỉ, không theo quy luậtnào, vì thế chỉ là sự ngẫu nhiên và không có suy tính trước. Sựcần thiết cho họa sĩ trường phái Dã thú là màu sắc, chứ khôngphải vẽ như thấy thực tế, mà là phải sáng tạo sắc độ. Bức tranhlà một bố cục nhiều màu, không phải là sự sao chép thiên nhiên;là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắc vặt vụn, làmột sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tình cờ đẹpmắt. Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranhgiới thiệu những tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc.Công chúng xem tranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật làmột loạt tiêu chí hội họa cổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòngtranh được nhà phê bình LuisVauxcelles gọi là ” Chuồng dã thú“, và cái tên Dã thú đã bước vào lịch sử hội hoạ Thế giới. Têngoi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởi vì những màu sắc màhọ sử dụng là dữ dội một cách cố tình. Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cựcthịnh năm 1905 – 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấmdứt hoạt động trước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để chuyểnsang những phong cách rất khác nhau. Những thành viên tiêubiểu là: Henri Matisse, Vlaminck, Derain, Van Doghen,Marquet, Dufy…. 1.2.3 Trường phái lập thể Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism)là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa vàđiêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Trong tác phẩm của họa sỹ lập thể, đối tượng được mổ xẻ,phân tích và được kết hợp lại trong một hình thức trừu tượng.Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố địnhmà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiềukhía cạnh khác nhau. Thông thường các bề mặt, các mặt phẳnggiao với nhau không theo các quy tắc phối cảnh làm cho ngườixem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh. Chủ nghĩa lập thể do Georges Braque và Pablo Picasso khởixướng năm 1906 tại khu Montmartrecủa kinh đô ánh sáng Paris,Pháp. Họ gặp nhau năm 1907 và làm việc cùng nhau cho đếnnăm 1914 khi Đệ nhất thế chiến bắt đầu. Lập thể ảnh hưởng tới các nghệ sỹ vào thập niên 1910 vàkhơi dậy một vào trường phái nghệ thuật mới như chủ nghĩa vịlai, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa biểu hiện. Các họa sỹ lập thể nổi tiếng của trường phái này: GeorgesBraque, Marcel Duchamp, Juan Gris, Fernand Leger, JacquesLipchitz, Louis Marcoussis, Marie Marevna, Jean Metzinger,Francis Picabia, Pablo Picasso, Liubov Popova, MarieVassilieff, Fritz Wotruba… 1.2.4 Trường phái trừu tượng Nghệ thuật Trừu tượng là trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20,vào những năm 1910 đến 1914. Nghệ thuật trừu tượng khôngthể hiện đối tượng một cách hiện thực như mắt nhìn thấy màbiểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của nghệ sĩ về một vài nét nàođó của đối tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng là sựphát huy yếu tố biểu đạt của đường nét, hình khối, màu sắc đểthể hiện ý tưởng hay cảm xúc. Trừu tượng cũng tồn lại nhiềudạng: trừu tượng hình học, trừu tượng sáng tạo, trừu tượng biểuhiện… Hội họa trừu tượng giống như sự kết hợp của Lập thể và Dãthú, lập thể về hình khối và dã thú về màu sắc. Trừu tượng cóthể xem như hệ quả tất yếu của Lập thể. Khi trường phái Lập thểđi đến thoái trào, nhiều họa sĩ Lập thể chuyển sang vẽ trừutượng. Trong đó hai họa sĩ chuyển hướng đầu tiên là RobertDelaunay và Frank Kupka. Nghệ thuật Trừu tượng xuất hiện ban đầu ở nhiều quốc giachâu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan, Nga. Về sai nó trở thành mộttrào lưu quốc tế và đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ 20. 1.2.5 Trường phái siêu thực Dựa trên những học thuyết: Phân tâm, Trực giác và Nhậnthức, chủ nghĩa siêu thực đã ra đời với một quan niệm có mộtthế giới ở trên ta, một thế giới cần phải khám phá. Họ cho rằngthế giới mà ta đang sống nằm trong tầng bao quát của lý tính,còn thế giới siêu thực vượt ra ngoài tầm bao quát đó. Nhữngnghệ sỹ tiêu biểu của trường phái này gồm: Sanvado Dali, MaxErnst, Magritte, Chagall… với những tác phẩm : “Sự bền lâu củaký ức” (1931), “Thế giới vô hình” (1954), “Nỗi sầu và vẻ bí mậtcủa đường phố” (1914)… Mỗi trường phái hội họa đều có quan điểm riêng về cái đẹp,quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, phương cách vận dụngngôn ngữ tạo hình và xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệuquả mong muốn. Xã hội càng phát triển, nhận thức của conngười càng cao thì các trường phái hội họa càng lớn mạnh, càngxuất hiện nhiều trường phái mới. CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT NỔI TRỘI TRONG VIỆC SỬDỤNG MÀU SẮC VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA PHƯƠNG TÂY. 2.1 Màu sắc trong hội họa phương Tây 2.1.1 Màu sắc trong tranh Phục Hưng – hội họa truyềnthống tả thực. Trong suốt hơn một nghìn năm chìm trong đêm trườngTrung cổ (khoảng năm 350 cho tới năm 1453), toàn bộ châu Âunhư bị bao trùm bởi một bóng đen kìm hãm sự phát triển vềnhiều mặt, trong đó có nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ hoàn toànphục vụ Nhà thờ. Với văn học, hết thảy những trường ca kể lạicuộc chiến đấu chống lại quỷ cám dỗ hoặc chiến đấu vì nhà vua.Kiến trúc tôn giáo phát triển mang phong cách Roman nặng nềbiểu hiện uy quyền to lớn của Chúa, sau đó là phong cáchGothique nhẹ nhàng hơn với xu thế vươn lên cao hướng tớiThiên đường. Hội hoạ không có giá trị riêng, nó phụ thuộc hoàntoàn vào kiến trúc vì chỉ được sử dụng với mục đích trang trínhà thờ và minh hoạ các tích trong Thánh Kinh… Chỉ tới khingười Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cuộc tấn công (1453),Constantinople thất thủ, các học giả Hy Lạp từ Byzantine chạynạn sang Tây Âu đã mang theo các tác phẩm nghệ thuật và triếthọc Hy Lạp cổ đại khiến Châu Âu hết sức kinh ngạc. Từ đó dấytrong tầng lớp trí thức và nghệ sĩ Châu Âu khát khao tìm kiếmcác giá trị cũ rực rỡ, sáng tạo những giá trị mới. Một thời kỳ mớicủa nghệ thuật được mở ra. Người ta gọi đó là thời kỳ văn nghệPhục hưng châu Âu. Thời kỳ này, hội họa thu nhận bộ khung khoa học thấu thịvà giải phẫu làm cho trình độ tả thực tái hiện khách quan chưatừng có. Từ thế kỷ XV người ta đã phát hiện ra sơn dầu. Để vẽnhững vật có sự chuyển biến về khối các tác giả thường lấy màupha với màu đen để tạo ra bóng tối. Sự chuyển biến đậm nhạtbằng cách pha các màu với màu đen làm cho các hoạ sỹ diễn tảrất tinh tế trong phong cảnh cũng như khi vẽ người. Bản chấtcủa sơn dầu là đục nên khi pha với màu đen nó thường tạo nênhòa sắc trầm ấm. Vì vậy trong các tác phẩm hội hoạ cổ điển ánhsáng rất sâu, hình ảnh của mọi vật có khối tích được nghiên cứurất kỹ. Tác phẩm “Nàng Danei” của hoạ sĩ Hà Lan Rembrandt(1606 – 1669) vẽ nàng Danei nằm trên giường có trải ga trắng,xung quanh căn phòng và giường được chạm nổi rất tinh tế vàsâu sắc.

Xem thêm: (Pdf) Đồ Án Pdf – (Pdf) Đồ Án Thiết Kế Website Tin Tức

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Khóa Màn Hình Máy Tính Khi Không Sử Dụng, 5 Cách Khóa Máy Tính, Laptop Windows Nhanh Nhất

Họa sỹ đã diễn đạt rất thành công và sống động cái ánhsắc của vàng tràn ngập trong căn phòng. Cách thức pha trộn màuvới màu đen đã tạo ra hoà sắc ở trong tranh tuy tinh tế nhưnglàm cho người xem vẫn có cảm giác khô, chặt. Họa sĩ PaulRubens ngày đó được coi là người thiên về lối vẽ mạnh, dùngmàu tương phản rực rỡ. Trong tranh “Những đứa trẻ với vònghoa quả xanh”, ông đã dùng màu rất tươi để tả vẻ đẹp conngười, nhất là phụ nữ và trẻ em. Dưới ngọn bút của họa sĩ, tacảm tưởng như không phải là mầu mà là sắc của da, của máuthật sự sinh động; hay trong tranh “Angélique và Ermite” là sựtương phản giữa hai thái cực gần xa, sáng tối giữa sức sống căngtràn của tuổi trẻ với tuổi già xế chiều yếu ớt. Không gian trongtranh thanh bình, yên ả. Người phụ nữ đẹp say sưa trong giấcngủ của tuổi thanh xuân, phô bày sự khoẻ mạnh, cơ thể nõn nà,toàn thân thể toát nên một vẻ đẹp nữ tính, một tác phẩm hoànthiện của tạo hoá. Những sắc màu được chuyển tinh tế để diễn tảcái óng ả và mịn màng của làn da phụ nữ đối lập với màu đỏ tímcủa nhân vật ông già như nhòa vào sắc lục trầm làm tôn thêmmàu sắc của tuổi thanh xuân thật cuốn hút, sinh động. Delacroix(1798-1863) một danh hoạ kiệt xuất người Pháp có nhiều đónggóp cho di sản hội hoạ thế giới bằng các tác phẩm như “Thần tựdo trên chiến luỹ”(1830) thể hiện cuộc cách mạng dân chủchống lại sự thống trị của triều đình. Bức tranh có bố cục chặtchẽ, màu sắc hài hòa, đặc biệt màu đen được dùng dàn trải đôichỗ mạnh mẽ, thế dáng các nhân vật sống động và có kịch tính.Song cái thành công nhất đem lại dụng ý của tác giả lại là vấn đềsử dụng màu sắc. Độ tương phản mạnh của các màu nóng, lạnhđã mang yếu tố quyết liệt, biểu hiện sự vùng lên thay đổi tìnhtrạng bế tắc. Đó là hình tượng thần tự do dẫn dắt nhân dânnhưng cũng còn hiểu theo nghĩa tự do của nghệ thuật lãng mạnchống lại chính quyền chuyên chế, bảo thủ của nguyên tắc cổđiển. Nàng Danei – Sơn dầu Rembrandt Thần tự do trên chiến luỹ- Sơn dầu Delacroix Phải công bằng mà thấy toàn bộ hệ thống tranh cổ điển vàthời kỳ Phục hưng tuy được diễn tả hết sức tinh tế nhưng vẫngây cho người xem những cảm giác nặng nề do cách vẽ nhằmchủ yếu diễn đạt khối, bóng tối – ánh sáng. 2.1.2 Màu sắc trong hôi họa Ấn tượng Bản chất của nghệ thuật luôn phát triển và không ngừngđược tìm tòi khám phá. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố củangôn ngữ tạo hình như đường, nét, hình mảng để làm phươngtiện biểu hiện tạo ra sự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật, có lúcthiên về diễn tả sáng tối, có lúc chú trọng về hình thể, không cótác giả nào xem nhẹ màu sắc, bởi khả năng biểu hiện của ánhsáng bóng tối, không gian, thời gian, vật chất… tất cả đều liênquan đến sức biểu hiện của màu sắc. Nhưng sức mạnh to lớn củamàu sắc chính là biểu hiện thế giới nội tâm của con người. Chuyện xảy ra thật tình cờ khi một nhóm các hoạ sĩ đi vẽngoài trời. Trong hành trang của họ mang theo để vẽ có đầy đủcác màu. Trớ trêu thay các hoạ sĩ lại quên mang theo mầu đen.Cảnh vật trước mắt dưới ánh nắng chan hoà là nguồn cảm hứngkhiến các hoạ sĩ bắt tay ngay vào vẽ. Với sự cuốn hút của sắcmàu cây cối, hoa lá và ánh nắng vàng rực buổi bình minh họ đãdiễn tả ánh sáng vô cùng ấn tượng. Chỉ khi hoàn thành nhữngtác phẩm trực họa mọi người mới nhận ra một điều: Không cómàu đen vẫn vẽ được và thậm chí, nhiều khi còn vẽ đẹp hơn.Đây là buổi đầu của nhóm hoạ sĩ mà sau này trở thành một tràolưu, một trường phái. Đó là trường phái Ấn tượng trong hội hoạ.Không có đen họ tạo ra màu đen bằng cách pha đỏ và xanh. Vớicách thức đó họ thấy màu đen được tạo ra có rất nhiều sắc. Khithì là sắc đen nâu, lúc là sắc đen xanh, có lúc sắc đen ẩn chứa rấtnhiều màu của cảnh vật tác động vào. Hội họa Ấn tượng ra đời từ đó và nó đã đánh dấu một bướcngoặt mới mở đường cho sự hình thành các khuynh hướng tạohình thế kỷ XX. Màu sắc trong tranh là những hệ quả tất yếu củahiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Họ đã biết vận dụngmột cách linh hoạt những lý thuyết cơ bản về quang học. Cáchọa sĩ giải thích: Mỗi chất liệu cho thấy một màu nhất địnhnhưng vật thể vừa bị nhuốm bởi màu của ánh sáng lại vừa chịuảnh hưởng các màu của vật thể khác, kể cả màu của nền trời. Họcòn nắm được quy luật bổ túc của các màu. Để tả phần sáng ítdùng trắng mà thay vào đấy bằng màu vàng nhạt hoặc da cam,do vậy các bóng tối thường bị nhuốm lam, nhuốm chàm. Vì màutrắng được dùng hạn chế nên màu tương phản là đen cũng ítđược dùng, thậm chí không có trong bảng màu. Chính ÉdouardMonet còn coi “Màu đen là kẻ thù của Ấn tượng” vì ông lậpluận và cho rằng trong ánh sáng không hề có màu đen. Có thểnói Monet đã tạo ra Ấn tượng và tranh của ông là những gìthuộc về sự điển hình của Ấn tượng. Hoà sắc biến hoá khônlường tuỳ theo sự biến đổi của thiên nhiên.Màu sắc của tranhVan Gogh trong trẻo đến lạ lẫm, ông nhìn sự vật, miêu tả sự vậtbằng các màu táo bạo và độc đáo, đặc biệt là màu xanh cobal.Nó xuất hiện khắp mọi nơi như trong tác phẩm “Các Quý bà ởArles” (1880) hay “Nhà ở nông thôn”(1890). Hậu thế luôn coiVan Gogh là “Ông Hoàng” của màu sắc. Hoa Diên vĩ –Sơn dầu Vincent Van Gogh Có thể khẳng định rằng chủ nghĩa Ấn tượng ra đời đã làmcho bảng mầu của nghệ thuật hội hoạ được bổ sung và thay đổi.Phần lớn các hoạ sĩ Ấn tượng dùng màu nguyên chất, xóa bỏ cácmàu trung gian như trắng, đen. Thậm chí trong bóng tối cũngkhông dùng màu đen. Màu sắc trong tranh Ấn tượng được vẽtrực hoạ của ánh sáng ngoài trời nên rất tươi tắn, lung linh,huyền ảo mang đậm hơi thở cuộc sống. Thật tình cờ, vì quênmàu đen mà họ đã thay đổi quan niệm và cách vẽ màu. Nhưngđiều quan trọng hơn cả là họ đã khai mở một hướng đi mới, mộtquan niệm mới, châm ngòi dẫn dắt cho sự phát triển các xuhướng hội hoạ modec và hậu modec sau này. 2.1.3 Màu sắc trong hội họa Dã thú. Vào năm 1905, Những bức họa của Henri Matisse , Camoin,Marquet, đã gây sốc lớn đối với những con mắt đang no nê chủnghĩa Ấn tượng. Không biết một trường phái của hội họa đã rađời, nhà báo L.Vauxcelles đã thốt lên “Ôi! cái ông Marquetkhốn khổ này, quả là Donatello trong chuồng nhốt đầy thú”. Từđó lịch sử mỹ thuật thế giới ghi tên trường phái Dã thú để mởđầu chương thế kỷ XX. Những con thú mê đắm và đẹp ghê gớmcủa cánh rừng hoang dại đầy bí ẩn đánh thức bản năng săn mồi,phấn khích bởi những cơn cuồng nộ và chiếm đoạt. Âm nhạc – Sơn dầu Henri Matisse Thế giới trong tranh Dã thú được tạo lập như trong cơn kịchphát dữ dội của núi lửa phun trào nham thạch phát sáng và tỏanhiệt. Màu sắc được hoán vị thể hiện sinh động. Không giốngvới Ấn tượng các họa sĩ Dã thú thật công bằng với màu sắc kểcả màu trắng hay màu đen miễn là nói được chính khát khao ướcmuốn sáng tạo. 2.1.4 Màu sắc trong hội họa Siêu thực Mỗi một khuynh hướng đều có những đóng góp những tiếngnói riêng, cách thức thể hiện và xu thế dùng màu riêng. Ví nhưchủ nghĩa Siêu thực xuất hiện đầu thế kỷ XX kéo dài sau chiếntranh thế giới lần thứ I (phát triển mạnh khoảng 1920-1930). Nónổi lên nhằm chống lại tất cả những luật lệ về hình thể, nhữngquy ước lô-gíc và đạo đức xã hội. Mục đích chính của phongtrào Siêu thực là “giải quyết tình trạng mâu thuẫn tồn tại giữamộng và thực” đưa nó tới một thực tế tuyệt đối: “Trạng thái siêuthực”. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các họa sĩ: Salvador Dali,Paul Klee. Vì đi sâu miêu tả trạng tái cảm xúc không thực tạinên cách dùng màu của Siêu thực là sự thừa hưởng của hội họatrước đó. Không tuyệt đối hóa ánh sáng như ở Ấn tượng, không“lười nhác” bóp mầu từ ngay trong tuýp vẽ như Dã thú, cũngkhông chuẩn mực hóa ánh sáng và thâm diễn như Cổ điển. Cóthể nói với Siêu thực thì màu sắc, ánh sáng chỉ là phương tiện đểchuyển tải cái mơ, cái siêu hình trong tâm tưởng vốn đầy hoàibão của các họa sĩ mà thôi. 2.1.5 Màu sắc trong hội họa Trừu tượng. Khoảng những năm 1910-1914, một số họa sĩ không chấpnhận việc thờ ơ với vật chất thực tại để tiến hành thực hiện hóatư duy lý tưởng đã vẽ tranh bằng các đường hình học cơ bản.Phát huy khả năng tối ưu của đường nét, màu sắc, hình khối đểtạo nên cái chung có trật tự và chuyển đến các giác quan sự nhạycảm hoặc sự suy nghĩ về những ý tưởng. Hội họa Trừu tượng rađời như vậy. Nghệ thuật Trừu tượng có đặc tính tách biệt đếnmức lạc lõng các yếu tố hoặc các ý tưởng riêng biệt của nghệ sĩ.Chính vì vậy người ta thấy nghệ thuật Trừu tượng thật khó hiểu,không nhằm thể hiện những gì mọi người dễ nhận thấy. Màu sắctrong tranh cũng thật đa dạng bởi khi không còn phụ thuộc vàohình thể thì tính biểu đạt của màu mới thực sự được phát huy vàđem lại giá trị đích thực. Trong màu lam – Sơn dầu Wassily Kandinsky 2.2 Quan niệm sáng tác Trải qua hàng trăm năm đến đêm trước thế kỷ XVIII, hội hoạtả thực mới bắt đầu hoài nghi, trăn trở, thăm dò. Bên cạnh đó,hội hoạ phương Đông với truyền thống tả thực và tả ý cùng vớinghệ thuật nguyên thuỷ từ lâu đã truyền vào sự phát triển hộihọa phương Tây sức sống mới, để cuối cùng thay dây đổihướng, xuất hiện hội họa hoàn toàn không mô phỏng theo sự vậtkhách quan. Cứ thế trên con đường nghệ thuật, nó cùng với hộihoạ truyền thống tả thực sánh vai cùng tiến một cách hoà bình. Mỗi tác giả đều chú trọng tới yếu tố của ngôn ngữ tạo hìnhnhư đường, nét, hình mảng để làm phương tiện biểu hiện tạo rasự đa dạng cho tác phẩm nghệ thuật 2.2.1 Quan niệm của các họa sĩ Ấn Tượng Có thể coi Ấn tượng là giao thoa của nền mỹ thuật kinh việnvà mỹ thuật hiện đại. Ngay từ đề tài các hoạ sĩ phản ánh cũng lànhững cuộc sống đời thường thay vì trước đó người ta chỉ cangợi diễn tả về tôn giáo, lịch sử và huyền thoại. Luận điểm củacác họa sĩ Ấn tượng rất đơn giản: Vẽ thế nào và vẽ bất cứ cái gìcũng được miễn là có sự hiện diện của ánh sáng. Hoạ sĩ ngườiPháp Édouard Monet (1832-1883) còn nói: “Nhân vật chínhtrong bất cứ bức tranh Ấn tượng nào cũng là ánh sáng”. Tuyênngôn chính của Ấn tượng là lột tả vẻ đẹp của ánh sáng, đặc biệtlà ánh sáng thiên nhiên Hoạ sĩ Pháp Paul Cézanne (1839 – 1906) lại tìm cách điriêng, với tuyên ngôn gạt bỏ đường nét ra khỏi tranh bởi ông quảquyết: “Sự vật không có đường nét, muốn tách các vật thể rakhỏi nhau chỉ cần màu sắc là đủ”. Ông chú trọng tới màu lục,màu cây cỏ và nghiên cứu sự biến hoá của nó. Trong thể loạiphong cảnh ông thường chọn khung cảnh đơn giản tập chungkhai thác các sắc thái của màu lục được chuyển biến sang xanhrêu và lam, đôi chút ngả sang vàng đất. Cách nghiên cứu màunày còn ảnh hưởng tới thể loại tranh chân dung của ông như “Tựhọa với mũ lưỡi trai” (1873), “Người hút thuốc”(1895), “Chơibài”(1897)… Nếu như Paul Cézanne nghiên cứu và làm việc một cách cẩntrọng với màu lục thì họa sĩ Hà Lan Vincent Van Gogh (1853-1890) lại dùng màu sắc theo cảm xúc kết hợp với các vệt bútmạnh, xoắn điển hình. Tranh ông luôn là bảng màu rực rỡ bởiông có cách nhìn rất khoáng đạt, không bị tuân thủ theo nguyêntắc nào. 2.2.2 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Dã thú Cánh rừng hoang dại mà các họa sĩ Dã thú mong muốn vượtqua là rào cản chuồng cũi, là nơi màu sắc và hình thể không bịgiam hãm bởi những định kiến cố hữu, nơi cảm quan đầy tínhnăng sáng tạo chiến thắng thị giác dễ chiều theo thói quen và áplực số đông. Maurice de Vlaminck đã tự bạch về bản chấttrường phái Dã thú mà ông theo đuổi: “Nếu không có năngkhiếu hội họa sáng tạo, cống hiến hẳn tôi đã trở nên thảm hại,cái mà tôi chỉ có thể nói lên trong một bối cảnh xã hội bằng việctung ra một trái bom thì việc đó sẽ đưa tôi lên đoạn đầu đài, tôithử nói lên trong nghệ thuật của mình bằng việc dùng nhữngmàu nguyên chất lấy ngay từ ống tuýp ra. Như vậy tôi đã có thểsử dụng những bản năng dữ dội của mình để tái tạo ra một thếgiới cảm quan sống động và tự do”. Tuyên ngôn của các họa sĩ Dã thú được phát biểu sinh độngqua tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái này là “Niềm vuicuộc sống” của Danh họa Henri Matisse. Những màu sắc xuấtphát từ bản nguyên không bị pha trộn bởi tự nhiên hay thị kiếnchiếm lĩnh vị trí tồn tại duy nhất trên bức tranh. Bởi thế màtrường phái Dã thú còn được coi là bữa tiệc một món duy nhấtmang tên “Mầu sắc”. Tuy chỉ tồn tại một thời gian ngắn ngủi(1911-1933) nhưng các họa sĩ Dã thú đã khai mở, tạo tiền đềcho các cuộc cách tân hình thành những trường phái hội họamới như Đa đa, Siêu thực… 2.2.3 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Siêu thực. Các họa sĩ Chủ nghĩa Siêu thực say mê cái kỳ quặc, phi lý,muốn nổi loạn trong cách diễn đạt màu sắc và tiến hành thựchiện hóa tư duy và ý tưởng. Không coi trọng vật chất thực tại,trong sáng tác chỉ biết cái thuộc về tâm tưởng. Có lẽ sự tàn khốccủa chiến tranh đã làm cho các nghệ sĩ mất lòng tin nên họ có xuhướng lẩn trốn thực tại. Đi sâu miêu tả trạng tái cảm xúc không thực tại ,chuyển tảicái mơ, cái siêu hình trong tâm tưởng vốn đầy hoài bão của cáchọa sĩ qua các bức tranh. 2.2.4 Quan niệm sáng tác của các họa sĩ Trừu tượng. Xu hướng Trừu tượng lúc sơ khai nhận không ít những lời chỉchích, thậm chí còn bị vùi dập. Họa sĩ, nhà nghiên cứu nghệthuật Nga Wassily Kandinsky (1866-1944) đặt câu hỏi: “Cái gìtạo nên hội họa? Tất nhiên là hình tượng nghệ thuật. Nhưng bảnthân hình tượng chưa phải là nghệ thuật. Nên lấy đi hình tượngđi, chỉ cần để lại màu sắc và hình khối”. Từ những quan niệmtrên, nghệ thuật Trừu tượng hiện đại đã làm nảy nở rất nhiềuphong trào và chủ nghĩa Trừu tượng như “Trừu tượng hìnhhọc”, “Trừu tượng Biểu hiện”, “Trừu tượng sáng tạo”, “Trừutượng phi hình”…Tuy các khuynh hướng nghệ thuật trừu tượngmang những tên gọi khác nhau, ở những nơi khác nhau nhưngchúng vẫn có những hình thức thể hiện gần giống nhau và luônmang tới cho người xem một điều gì bí hiểm, khó hiểu hay mộttriết lý nào đó. Mỗi họa sỹ trừu tượng vẽ theo ý riêng còn cảm nhận là tuỳvào người xem. Họ vừa giải phóng tạo hình, vừa trả lại cho côngchúng quyền đánh giá tác phẩm hội họa theo trình độ kiến thứcvà năng lực cảm thụ cá nhân. PHẦN KẾT LUẬN Sự ra đời và phát triển của các trường phái hội họa là mộtquy luật tất yếu của cuộc sống, trải qua nhiều thế kỉ đã ra đời vàtồn tại nhiều quan niệm sáng tác và quan điểm thẩm mĩ tráingược nhau. Để thể hiện những quan niệm đó chắc chắn sẽ dẫnđến những thay đổi trong ngôn ngữ hội họa. Mỗi trường phái hội họa đều có quan điểm riêng về cái đẹp,quyết định riêng việc lựa chọn đề tài, phương cách vận dụngngôn ngữ tạo hình và xử lý kỹ thuật chất liệu riêng để đạt hiệuquả mong muốn. Hội họa là một bộ môn nghệ thuật phục vụ cuộc sống, phảnánh cuộc sống có trách nhiệm làm thỏa mãn những nhu cầu vềvật chất, tinh thần của con người vì vậy việc các họa sĩ dày côngtìm tòi, khám phá thêm những chất liệu, màu sắc mới, sáng tácnên những tác phẩm đẹp cũng chỉ một mục đích duy nhất là làmđẹp cho cuộc đời, làm thăng hoa cho cuộc sống. Màu sắc còn làtâm hồn của mỗi dân tộc thuộc về mặt tâm lý và phong tục, làtiếng nói quan trọng của bức tranh, tiếng nói tình cảm của ngườihọa sĩ. Màu sắc không thể tách rời khỏi môi trường nuôi sốngcon người, nó tạo nên nét đặc sắc cho từng dân tộc. Bản thâncủa màu sắc không có cá tính nhưng việc sử dụng, kết hợp màusắc lại phần nào nói lên được suy nghĩ, cá tính, sức khỏe, tâmtrạng… của người thể hiện. Nó phụ thuộc vào thị hiếu của từngngười sử dụng cũng như sự biểu cảm của người nghệ sĩ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận