Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học, Tài Liệu Đề Tài

Viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là yêu cầu thường gặp khi kết thúc môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học. 

Qua đó, giúp sinh viên nắm rõ và hệ thống được các phương pháp nghiên cứu nhằm bổ trợ cho việc nghiên cứu khoa học trong tiểu luận của các môn học khác và viết luận văn tốt nghiệp.

Đang xem: Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học

Trong phạm vi bài viết này, Tổng đài Luận Văn 1080 sẽ giải thích về phương pháp nghiên cứu khoa học là gì và giúp bạn nắm được cách viết một tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học từ A – Z

Đề cương tiểu luận: Cách viết chi tiết (Kèm mẫu tham khảo)

*

Cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học từ A – Z

Mục lục

 1. Thế nào là phương pháp nghiên cứu trong bài tiểu luận?3. Cấu trúc của tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học4. Cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

1. Thế nào là phương pháp nghiên cứu trong bài tiểu luận?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những cách thức giúp bạn thu thập dữ liệu, số liệu, kiến thức, thông tin trong quá trình nghiên cứu khoa học, nhằm tìm ra một hệ thống tri thức từ thực tiễn.

Bản chất của nghiên cứu khoa học tìm ra quy luật của các sự vật hiện tượng, nhằm xây dựng một lý thuyết mới, hoặc sàng lọc loại bỏ giả thuyết của một đề tài khoa học nào đó.

*

Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong bài tiểu luận được phân thành 2 nhóm như sau:

1.1. Nhóm phương pháp lý thuyết

Là các phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào sự tổng hợp và sàng lọc các lý thuyết, nhằm chứng minh cho những luận điểm mà bạn đưa ra là có cơ sở và đáng tin cậy. Nhóm này bao gồm các phương pháp như sau:

– Nghiên cứu dựa trên việc phân tích và tổng hợp lý thuyết

– Nghiên cứu dựa trên việc phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

– Nghiên cứu dựa trên mô hình hóa

– Nghiên cứu dựa trên giả thuyết

– Nghiên cứu dựa trên lịch sử

1.2. Nhóm phương pháp thực tiễn

Là các phương pháp nghiên cứu dựa trên việc quan sát, điều tra, thực nghiệm… đối với những đối tượng trong thực tiễn, để tìm xem các luận điểm bạn đưa ra có thực sự tác động đến vấn đề nghiên cứu hay không, nếu có thì tác động và mức độ tác động như thế nào. Nhóm này bao gồm các phương pháp như sau:

– Nghiên cứu dựa trên quan sát khoa học

– Nghiên cứu dựa trên những dữ liệu điều tra được

– Nghiên cứu dựa trên thực nghiệm khoa học

– Nghiên cứu dựa trên việc phân tích tổng kết các kinh nghiệm

– Nghiên cứu dựa trên tham khảo ý kiến các chuyên gia

2. Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là một bài luận đưa ra các lý luận về một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, để xem phương pháp đó có phù hợp để sử dụng nghiên cứu một vấn đề khoa học nào đó hay không.

Ta gọi quá trình viết tiểu luận này là phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phương pháp luận bao gồm 2 dạng:

– Phương pháp luận chung: Là lý luận về phương pháp được sử dụng cho nhiều bộ môn khoa học. Phổ biến nhất là triết học.

– Phương pháp bộ môn: Lý luận về phương pháp sử dụng cho một lĩnh vực khoa học nhất định

3. Cấu trúc của tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đầy đủ thường bao gồm 5 phần là: Mở đầu, nội dung chính, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục (nếu có). Những phần này được thể hiện với cấu trúc như sau:

*

I. Mở bài

– Nêu lý do vì sao chọn đề tài

– Nêu mục đích nghiên cứu của tiểu luận

– Đưa ra những đóng góp của tiểu luận cho thực tiễn

– Xác định đối tượng (nghiên cứu cái gì?), khách thể (nghiên cứu qua ai/ chọn mẫu?) và phạm vi (giới hạn về thời gian. không gian, lĩnh vực) nghiên cứu

– Giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng trong tiểu luận

II. Nội dung

– Nêu các cơ sở lý luận – đây là phần nghiên cứu từ tài liệu tham khảo (có trích dẫn tài liệu tham khảo)

– Mô tả quá trình tiến hành áp dụng phương pháp nghiên cứu

– Đưa ra các kết quả mà bài tiểu luận của bạn đã nghiên cứu được

III. Kết luận

– Tóm tắt nội dung chính

– Đưa ra các giải pháp dựa trên kết quả đã tìm được.

– Đưa ra các kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ra.

IV. Danh mục tài liệu tham khảo

Lần lượt liệt kê các tài liệu đã tham khảo theo Alphabet hoặc theo thứ tự xuất hiện trong phần nội dung của tiểu luận.

Xem thêm: Slide Đồ Án Nhà Thông Minh, File Báo Cáo Đồ Án Smarthome

V. Phụ lục (Nếu có)

– Phụ lục về bảng khảo sát

– Phụ lục về dữ liệu thô (các bảng số liệu, dữ liệu)

– Phụ lục về hình ảnh, sơ đồ, đồ thị

4. Cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Để viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, bạn nên thực hiện theo một quy trình bao gồm các bước cụ thể. Việc này giúp bạn có được một lộ trình rõ ràng, giúp tránh những sai sót trong quá trình viết tiểu luận. Cụ thể như sau:

Bước 1: Lựa chọn và phân tích đề tài

Một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học hay luôn bắt nguồn từ một đề tài hay và vừa sức với bạn. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ khi chọn đề tài, giúp tạo nên sự hấp dẫn cho tiểu luận ngay từ chính tên gọi của tiểu luận.

Trong trường hợp đề tài được giáo viên cho sẵn, bạn cần phân tích để nắm chính xác yêu cầu của đề bài. Qua đó, xác định được đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các khách thể sẽ lựa chọn, và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Bước 2: Lập đề cương

Bước lập đề cương chính là lập dàn ý cho tiểu luận. Bạn cần liệt kê các ý tưởng/ các luận điểm vào trong từng phần của tiểu luận theo những mục lớn nhỏ theo cấu trúc của bài tiểu luận (đã được đề cập ở phần trên).

Việc này nhằm giúp bạn hệ thống trước nội dung sẽ viết và biết được bạn cần tham khảo những tài liệu nào để thực hiện phần cơ sở lý luận dựa trên các luận điểm mà bạn liệt kê.

Tuy nhiên, trong quá trình tham khảo tài liệu, bạn có thể điều chỉnh lại các luận điểm để nội dung bài tiểu luận trở nên hoàn chỉnh, hợp lý, và logic nhất.

Bước 3: Tiến hành viết nội dung tiểu luận

Dựa vào các ý mà bạn xây dựng trong đề cương, bạn hãy tuần tự hoàn thành từng phần của tiểu luận. Lưu ý là bạn nên dò lại nội dung của mỗi phần sau khi viết xong, xem có sót ý nào trong đề cương hay không nhé.

Bước 4: Lập danh mục tài liệu tham khảo

Bạn cần nắm rõ các quy luật viết tài liệu tham khảo trong tiểu luận để thực hiện đúng những cấu trúc và định dạng của các trích lục tài liệu tham khảo. 

Thông thường, danh sách tài liệu tham khảo sẽ được liệt kê theo Alphabet hoặc theo thứ tự đã xuất hiện trong nội dung chính của bài, và có cấu trúc như sau:

“Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản”

Tùy theo tài liệu tham khảo là sách, bài báo, bài nghiên cứu… mà cách viết tài liệu tham khảo sẽ khác nhau. Bạn cần tham khảo kỹ phần này ở những bài viết về cách viết nội dung tham khảo trong tiểu luận nhé.

Bước 5: Thực hiện phần phụ lục 

Nếu nội dung tiểu luận của bạn có những vấn đề cần được mô tả và chứng minh rõ hơn bằng bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ, đồ thị… bạn cần đưa những nội dung này vào phần phụ lục (Lưu ý không đưa bất kỳ hình ảnh hay bảng biểu nào vào nội dung chính của tiểu luận nhé).

Xem thêm: Sơ Đồ Mặt Bằng Chia Lô Dự Án Fpt Đà Nẵng, Sơ Đồ Phân Lô Đất Fpt Đà Nẵng

Đối với tiểu luận được nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát hoặc phỏng vấn, bạn cũng cần đưa nội dung bảng khảo sát và kết quả phỏng vấn được vào phần phục lục.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận