Giáo Án Quan Sát Đồ Dùng Nhà Bếp, Đồ Dùng Trong Nhà Bếp

Trẻ hứng thú tham gia các hoạt độngGiáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình.

Đang xem: Giáo án quan sát đồ dùng nhà bếp

II- Chuẩn bị:

Đồ dùng:Nhiều Chiếc bát thật làm bằng sứ, bằng inox, bằng nhựa..với kích cỡ khác nhau.( mỗi trẻ 1 bát)- 4 chiếc khay, nước.các bài hát.

– vạch xuất phát, bàn để bát

2. Địa điểmĐội hình:

– Địa điểm: Trong lớp học

– Đội hình: trẻ ngồi đội hình chữ u, ngồi theo vòng tròn và đội hình theo nhóm.

3 – Tâm thế:

Tâm lý trẻ thoải mái, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ

IV: Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

ổn định tổ chức:Xúm xít trẻ bên cô:Chào mừng tất cả các bé đến tham dự buổi triển lãm với những chiếc bát xinh xắn ngày hôm nay.Đến tham dự buổi triễn lãm các con sẽ được tham quan , thưởng thức rất nhiều những chiếc bát xinh xắn, với những hoạ tiết độc đáo….

Xem thêm: Bài 119 Trang 43 Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2 0, Bài 119 + 120

Dạy nội dung chính:

* Hoạt động 1: Cho trẻ quan sát, lựa chọn chiếc bát yêu thích

– Mời tất cả các bé cùng nhau tham quan và quan sát những chiếc bát xinh xắn nào!

– Cho trẻ quan sát những chiếc bát thoải mái

– Hỏi cảm nhận của trẻ:

+ Con cảm thấy điều gì sau khi đã tham quan và quan sát về những chiếc bát xinh xắn?

+ Con thấy chiếc bát đẹp ở điểm nào?…

– Vừa rồi các vị khách đã được thưởng thức quan sát những chiếc bát và bây giờ là 1 điều bất ngờ của ban tổ chức dành cho các vị khách đó là mỗi vị khách sẽ được tặng 1 chiếc bát xinh xắn, mời các vị khách chọn cho mình một chiếc bát mình yêu thích nào!

– Cho trẻ chọn chiếc bát trẻ thích

* Hoạt động 2: Nhận xét về đặc điểm, chất liệu, công dụng của chiếc bát:

– Các vị khách đã chọn được chiếc bát đẹp cho mình chưa?

+ Bây giờ cô có 1 yêu cầu cho các con nhé, các con hãy tạo thành 3 nhóm mỗi nhóm không quá 8 bạn nhé!

+ Trẻ tạo làm 3 nhóm và ngồi đội hình vòng tròn

+ bây giờ chúng ta chơi 1 trò chơi nhé!

– Trò chơi: Vui khám phá

+ Cách chơi: các đội sẽ thảo luận trong nhóm và cùng nhau nhận xét về những chiếc bát trong nhóm của mình về đặc điểm, chất liệu và công dụng.

– Cho các nhóm thảo luận:

– Trẻ thảo luận xong mỗi 1 nhóm có mời 2-3 trẻ nêu nhận xét về những chiếc bát trong nhóm mình, ví dụ: chiếc bát có miệng, đáy, trang trí những bong hoa bên ngoài bát, được làm bằng sứ ( inox, nhựa), dùng để đựng cơm, canh, thức ăn…

-> Cô khái quát lại: có rất nhiều các loại bát khác nhau , những chiếc bát có chung đặc điểm đều có miệng bát, đáy bát, và khác nhau về chất liệu và kích cỡ có bát thì làm bằng sứ và thường bên ngoài những chiếc bát làm bằng sứ có rất nhiều các hoạ tiết khác nhau để trang trí cho chiếc bát đẹp hơn như hình bong hoa, hình cây, còn có những chiếc bát làm bằng inox hoặc bằng nhựa, rồi những chiếc bát lại có kích cỡ khác nhau, những chiếc bát to thường dùng để đựng gì? Còn bát nhỏ hơn? Và bát tí xíu? ( bát to đựng canh – thức ăn, bát nhỏ hơn đựng cơm, bát tí xíu đựng nước chấm),

Các nhóm đều trả lời giỏi quá, và tiếp theo là 1 trò chơi nữa dành cho các bé:

* trò chơi: Nhanh chân tìm chỗ

+ Cách chơi: Các con nghe hiệu lệnh của cô để thực hiện nhé! Ví dụ cô nói những chiếc bát có cùng chất liệu tìm về nhau, thì những bạn có chiếc bát cùng làm bằng sứ tìm về với nhau, inox tìm inox và bát nhựa với bát nhựa.

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2 Bài 96 : Luyện Tập, Giải Vbt Toán 5 Tập 2 Bài 96: Luyện Tập

+ Lần 1: cô yêu cầu các trẻ có bát cùng chất liệu tìm về với nhau

+ Lần 2: yêu cầu các trẻ có bát có cùng kích cỡ tìm về với nhau

* Hoạt động 3: Rèn kĩ năng bưng bê bát cho trẻ

– Hai trò chơi vừa rồi các con đã hoàn thành rất xuất sắc, tiếp theo là 1 trò chơi cuối cùng mang tên: Tay ai khéo

+ Cách chơi: cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội sẽ được tặng 1 chiếc khay và 4 cái bát bên trong có đựng nước, lần lượt từng bạn sẽ bưng khay có bát đựng nước đi từ vạch xuất phát lên để bát trên bàn, yêu cầu khi di chuyển các con sẽ phải di chuyển làm sao để nước trong bát không bị sỏng hoặc tràn ra ngoài khay.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án