Tiểu Luận Về Tranh Chấp Biển Đông Chọn Lọc, Tiểu Luận Về Vấn Đề Biển Đông Chọn Lọc

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh

Một số người cho rằng “trò chơi” ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm: lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành.

Đang xem: Tiểu luận về tranh chấp biển đông

<1> Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ: vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ. Continue reading “Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?”

*

Lời lẽ hung hăng của một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc

*

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Đọc xong bài viết này không ai lại không muốn giới thiệu cho bạn đọc nước ta biết về mức độ điên cuồng của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày nay trên vấn đề Biển Đông. Không rõ họ chiếm bao nhiêu phần trăm trong dân chúng Trung Quốc, nhưng đáng chú ý là bài này đăng trên website Hoàn Cầu, một website do Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ) phê duyệt. Loại bài tương tự thế này nhan nhản trên báo mạng TQ, chúng ta không thể không cảnh giác. Kinh nghiệm 1979 còn sờ sờ đấy: Từ tạo dư luận tới hành động, thông thường chỉ có một bước rất lặng lẽ, rất bất ngờ.

*

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

*

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.

Khi chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden xây dựng chính sách chiến lược ở khu vực Biển Đông, một đối tác quan trọng ở khu vực mà họ cần quan tâm đến đó là Việt Nam. Nhiều năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đang tranh chấp này. Trong khi chính quyền mới của Biden có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong quan hệ song phương, thì ở chiều ngược lại, việc Hà Nội đang thực sự muốn tìm kiếm điều gì từ Washington trong việc giúp ngăn chặn Trung Quốc một cách hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

*

Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa

*

Biên dịch: Trần Hùng

Báo cáo của một tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua để “đảm bảo có thể giáng đòn vào các cơ sở của Trung Quốc” tại quần đảo tranh chấp này.

Các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất được thực hiện tại Đá Tây (West Reef) và Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), theo báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS). Continue reading “Việt Nam tăng cường phòng thủ trước Trung Quốc ở Trường Sa”

*

Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng

*

Tác giả: RFI phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày 16/12 vừa qua, bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, sau nhiều tháng điều tra về thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Việc Washington gắn nhãn ”thao túng tiền tệ” lên Việt Nam đã gây phản ứng mạnh từ phía Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tức là Ngân hàng Trung ương, đã cực lực bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định là việc điều hành tỉ giá những năm qua ở Việt Nam chỉ nhằm ”kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, chứ không nhằm ”tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng”

*

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

*

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

*

Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ

*

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Cùng với nhu cầu giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, điều này đã khiến Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với các đối tác có trụ sở tại Hoa Kỳ để phát triển nguồn cung dầu khí và các nhà máy điện khí – một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược lẫn kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam hiện đang làm việc với ExxonMobil để phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí dự kiến ​​được xây dựng tại Khu Kinh tế Dung Quất gần đó. Vào tháng 11 năm 2019, công ty AES Corp của Mỹ cũng đã nhận được giấy phép xây dựng khu liên hợp điện khí Sơn Mỹ 2 có công suất 2,25 GW tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy sẽ chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ”

*

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

*

Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông. Continue reading “Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?”

*

Mỹ sẽ chiếm đảo nhân tạo của Trung Quốc nếu có xung đột Biển Đông?

*

Biên dịch: Phan Nguyên

Quân đội Mỹ có thể có đủ máy bay chiến đấu để giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Những Mỹ thiếu các căn cứ không quân.

Nhưng có thể Mỹ sẽ “mượn” các căn cứ đó … từ Trung Quốc. Bằng cách thả lính dù hoặc Thủy quân lục chiến đổ bộ lên một số tiền đồn trên các đảo nhân tạo mới của Bắc Kinh.

Khoảng cách là cản trở lớn đối với sức mạnh không quân chiến thuật, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn. Hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại có thể bay và chiến đấu trong phạm vi chỉ 500 dặm (804 km) từ các căn cứ của chúng. Các máy bay tiếp liệu có thể bổ sung thêm một vài trăm dặmbán kính hoạt động cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Mỹ sẽ chiếm đảo nhân tạo của Trung Quốc nếu có xung đột Biển Đông?”

*

VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính

*

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam gần đây đã hủy một số thỏa thuận với các đối tác nước ngoài về các hoạt động thăm dò dầu khí trên thềm lục địa gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông. Động thái này đã gây nên quan ngại rằng sự khả tín của Việt Nam trong việc bảo vệ các lợi ích biển của mình ở Biển Đông sẽ bị suy yếu, khiến Việt Nam khó thu hút được các nhà đầu tư mới cho các dự án dầu khí trong tương lai.

Tháng trước, Việt Nam đã hủy các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) dầu khí với Repsol, một công ty năng lượng quốc tế có trụ sở tại Tây Ban Nha, đối với các lô 135-136/03 và 07/03. Theo dàn xếp mới, Repsol sẽ chuyển giao lại toàn bộ lợi ích của mình trong các lô này cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đối tác địa phương của Repsol trong các PSC này. Đầu tháng này, PVN cũng đã hủy một hợp đồng khoan với Tập đoàn Noble, một nhà thầu khoan ngoài khơi có trụ sở tại London. Theo đó, giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã không được triển khai tại lô 06-01 gần đó để tiến hành một hoạt động khoan thăm dò như dự kiến ​​ban đầu. Trong cả hai trường hợp, PVN đều phải chịu tổn thất tài chính đáng kể vì phải bồi thường cho Repsol và Noble. Continue reading “VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính”

*

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

*

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

*

Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN

*

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

https://lingocard.vn/wp-content/uploads/2020/07/Viet-nam-co-hau-thuan-moi-tren-BD-RFI.mp3

Trong cuộc họp đó, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò chủ trì hội nghị, đã tuyên bố : « Trong khi toàn thế giới đang phải chống dịch, những hành động vô trách nhiệm và vi phạm luật quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra, tác động đến môi trường an ninh và ổn định của khu vực ». Tuy không nêu đích danh, nhưng tuyên bố này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Continue reading “Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN”

*

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020

*

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Dư luận đã đánh giá cao tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN

Theo báo chí quốc tế, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm 2020, “đã khẳng định nguyên tắc UNCLOS 1982 là cơ sở duy nhất để phán quyết về quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng tại các vùng biển”. (ASEAN finally pushes back on China’s sea claims, Richard Javad Heydarian, Asia Times, June 30, 2020). Continue reading “Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020”

*

Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?

*

Tác giả: Robert Beckman | Giới thiệu: Hồng Quyên

*

Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?

*

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Hồng Quyên

Hôm 11 tháng 2, Philippines thông báo chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, đến ngày 2 tháng 6 nước này lại tuyên bố hoãn quyết định chấm dứt VFA. Điều gì uẩn khúc đằng sau sự thay đổi bất ngờ của Philppines?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một nhân vật “tiền hậu bất nhất” khó đoán. Thế nhưng có một điều ông luôn tỏ ra kiên định trong suốt nhiều thập kỷ hoạt động chính trị, đó là sự giận dữ âm ỉ từ lâu đối với phương Tây, đặc biệt là ảnh hưởng của Mỹ ở Philippines. Continue reading “Tại sao Philippines đổi ý về việc chấm dứt Hiệp định VFA với Mỹ?”

*

Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?

*

Biên dịch: Phan Nguyên

Lần cuối cùng mà ba tàu sân bay Mỹ cùng hoạt động trên Thái Bình Dương là vào năm 2017, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn Triều Tiên. Vào giữa tháng 6 năm nay, một bộ ba tàu sân bay đã trở lại, gồm tàu USS Ronald Reagan và tàu USS Theodore Roosevelt ở Biển Philippine và tàu USS Nimitz ở xa hơn về phía đông. Chúng cùng nhau mang theo nhiều máy bay chiến đấu hơn số máy bay của hầu hết các quốc gia ở châu Á. Các nhà bình luận Trung Quốc hầu như không nghi ngờ gì về vấn đề mục đích lần này: để cho Trung Quốc thấy rằng bất chấp Covid-19, Mỹ vẫn còn rất mạnh. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thành lập ADIZ ở Biển Đông?”

*

Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng

*

Biên dịch: Nguyễn Vũ Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại như thế nào?

Căng thẳng ở vùng ngoại vi xung quanh Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh tăng cường sử dụng các công cụ quân sự và ngoại giao trong khu vực lân cận. Tần suất các sự kiện có liên quan các tác nhân Trung Quốc, đặc biệt vào nửa cuối tháng Ba, đã tăng lên khi tình trạng bình thường quay lại đại lục sau sự bùng phát COVID-19.

Xem thêm: Share Free Khóa Học Mongodb Cơ Bản Nâng Cao, Học Mongodb Trực Tuyến

Điều này làm dấy lên một vài câu hỏi. Thứ nhất, phải chăng đây là bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang lúng túng duy trì sự hiện diện của mình tại các khu vực Đông và Đông Nam Á? Thứ hai, có phải Bắc Kinh đã theo đuổi một cách tiếp cận hung hăng hơn cho giai đoạn hậu đại dịch? Thứ ba, sự gia tăng đột biến các hoạt động gần đây có ảnh hưởng đến trật tự khu vực hay không? Continue reading “Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng”

*

Việt Nam có thể biến nguy thành cơ

*

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cho đến cuối tháng 5/2020, Việt Nam đã thành công trong việc “chống dịch như chống giặc”, như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, với 328 ca lây nhiễm và không có ca nào tử vong, trong khi cả thế giới vẫn đang vận lộn với dịch.

Nhưng có một nguy cơ khác đang lởn vởn ở Biển Đông, là không gian sinh tồn không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác. Để đối phó với nguy cơ đó, Việt Nam bắt đầu công khai hợp tác với “Bộ Tứ”, trên danh nghĩa để đối phó với dịch Covid-19. Nhưng Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, đã lập ra “Bộ Tứ” năm 2007 để đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy. Continue reading “Việt Nam có thể biến nguy thành cơ”

*

Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?

*

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Một dân tộc tìm cách né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc ấy sẽ lãnh đủ cả hai thứ: cả chiến tranh và sự nhục nhã” -Winston Churchill

Bối cảnh mới

*

Phải coi chừng tình hình Biển Đông!

*

Biên dịch: Trần Hùng

Khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, khả năng xảy ra tính toán sai lầm sẽ tăng lên.

Với việc thế giới đang phải tập trung đối phó đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường hơn nữa sự kiểm soát quân sự của mình ở Biển Đông. Tuần này ba tàu chiến từ Hạm đội bảy của Hoa Kỳ, cùng một tàu khu trục của Úc, đã đáp trả bằng cách đi vào vùng biển tranh chấp trong một màn trình diễn lực lượng. Điều nguy hiểm là các sĩ quan hải quân Trung Quốc đã hiểu sai suy nghĩ của người Mỹ và nghĩ rằng họ có thể làm Mỹ mất mặt mà không cần leo thang. Continue reading “Phải coi chừng tình hình Biển Đông!”

*

*

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương

*

Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

*

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”

*

Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông

*

Tác giả: Michael Dahm | Giới thiệu: Minh Anh

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy. Continue reading “Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông”

*

Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc

*

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Minh Anh

Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương bãi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lãnh thổ Philippines, nhà lãnh đạo Philippines đã khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lý CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT. Continue reading “Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc”

*

Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay

Tác giả: Vũ Cao Phan

(I)

Năm 2020, tròn 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ trong 70 năm ấy giữa hai nước có vui, có buồn, có hữu nghị, có xung đột, thậm chí chiến tranh.

Trên thực tế mối quan hệ này đã không suôn sẻ từ hơn bốn chục năm, mặc dù có vẻ hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cục”: cùng lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái “đại cục” này được gọi là “đại cục” để che lấp, che khuất hết những bất đồng, xung đột khác chăng? Có thể! Continue reading “Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay”

*

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

*

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông. Continue reading “Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt”

*

Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Diến

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định.

Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ trong mối quan hệ tổng thể, logic và biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên với những yếu tố liên quan mật thiết khác, như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của cộng đồng một quốc gia với cộng đồng quốc tế.

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Continue reading “Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông”

*

Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh

*

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (nhiệm kỳ 2014-2018) đã có 7 năm đảm nhiệm vị trí trưởng SOM (Senior Oficial Meeting – Quan chức Cao cấp) ASEAN, cũng là thời gian dài nhất với một Trưởng SOM Việt Nam. Với ông, ASEAN như là cái “nghiệp” bởi khi ông gắn bó với ASEAN cũng đúng vào thời điểm tổ chức này có những bước ngoặt chuyển mình rõ rệt, và có nhiều dấu ấn của Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN và điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc.

Người ta có thể nhớ đến ông với nhiều danh xưng, gắn với các vị trí mà ông đảm nhiệm, nhưng nhiều phóng viên vẫn có thói quen gọi ông, hoặc như ông tự nhận rất vinh dự được gọi là ông Vinh “SOM”.

Nhân dịp Việt Nam bắt đầu năm Chủ tịch ASEAN 2020, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả những hồi ức của Đại sứ Phạm Quang Vinh về quãng thời gian ông tham gia và làm việc trực tiếp tại tổ chức này cũng như dấu ấn của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Continue reading “Những kỷ niệm khó quên về ASEAN của ĐS Phạm Quang Vinh”

*

Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông

*

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, khu vực Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một số vùng biển đảo, quần đảo, với những quan điểm và cách thức tiếp cận giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia còn khác nhau. Có quốc gia lựa chọn biện pháp pháp lý, có quốc gia kiên định biện pháp đàm phán, có quốc gia kiên trì giữ nguyên trạng. Các vấn đề thảo luận giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo luôn phức tạp, khó tìm được tiếng nói chung, thậm chí khu vực Biển Đông cũng đã chứng kiến một số sự kiện Trung Quốc sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết tranh chấp, vào các năm 1956, 1974, 1988. Nhưng vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông không phải là vấn đề hoàn toàn không giải quyết được. Trong hệ thống pháp luật đã có những biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bài viết sẽ góp phần luận giải những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông. Continue reading “Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông”

*

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

*

Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm: các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông < > là của người dịch.

Xem thêm: Khóa Học Revit 2020 – 4 Bộ Môn Revit, Tài Liệu Tự Học Revit Chuẩn Autodesk

Continue reading “Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý”

*

Posts navigation

Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAlingocard.vn

*

Bài mới

Bài được đọc nhiều

Chủ đề mới

Tìm bài theo chủ đề

Tìm bài theo chủ đềSelect CategoryẤn phẩm(35)Tiếng Anh(23)Tiếng Việt(12)Biên dịch(271)Bình luận(2,750)Các vấn đề chung(1,208)Các vấn đề toàn cầu(103)Chính sách công(38)Chính trị học đại cương(91)Kinh điển(16)Lịch sử(715)Lý thuyết QHQT(62)Nhập môn QHQT(26)Phân tích CSĐN(67)Phương pháp NCKH(10)Thuật ngữ QHQT(115)Tôn giáo(83)Từ ngữ thú vị(1)Văn minh nhân loại(70)Xã hội(24)Chính trị – An ninh(1,551)An ninh CA-TBD(415)An ninh quốc tế(395)Chính trị quốc tế(512)Địa chính trị(73)Quân sự – Chiến lược(281)Tranh chấp Biển Đông(237)Điểm sách(51)Hỏi-Đáp(331)Kinh tế – Luật pháp(702)Kinh tế chính trị quốc tế(397)Kinh tế quốc tế(252)Lịch sử kinh tế(116)Luật pháp quốc tế(74)Nghiên cứu(2)Nhân vật(288)Quốc gia – Khu vực(2,632)Ấn Độ(48)ASEAN(182)Châu Á(28)Châu Mỹ(35)Hoa Kỳ(760)Nga(14)Nga – Châu Âu(387)Nhật Bản(145)Tây Á – Châu Phi(143)Trung Quốc(1,025)Việt Nam(578)Sự kiện(1,907)Thế giới hôm nay(372)Thông báo(16)Tin tham khảo(77)Từ điển ngoại giao(31)Tư liệu(247)Video(12)Xã luận(16)

Links hữu ích

Các bài viết trên trang thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Dự án Nghiên cứu Quốc tế.

Mọi góp ý, liên hệ xin gửi về:Lê Hồng Hiệp,

Biên dịchBình luậnQuân sựMục lụcChính trị – An ninhKinh tế – Luật phápQuốc gia – Khu vựcCác vấn đề chungẤn phẩmDiễn đànGiới thiệuĐiểm tin

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận