tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.79 KB, 13 trang )

Đang xem: Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học môn tiếng anh

Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới đang mở cửa, Tiếng Anh từ lâu
được coi là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng, càng quan trọng hơn trong xu hướng hội
nhập kinh tế ngày nay bởi học sinh, sinh viên học tốt bộ môn này sẽ có điều kiện
sử dụng ngôn ngữ quốc tế để học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin đặc biệt đối với
sinh viên các trường đại học, cao đẳng.Họ cần áp dụng nhiều với công việc mình
sau này.Tiếng anh không thể thiếu trong thời kỳ nay,thực tế cho thấy nhiều người
giỏi tiếng anh họ đều tìm được cho mình công việc như mong muốn.
Đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi phải có sự đổi mới về
phương pháp dạy học, là quá trình tích cực hoá hoạt động học tập tích cực của học
sinh, sinh viên dưới sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của người giảng viên; sinh viên
phải tự giác, chủ động sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã thu nhận được
một cách có hiệu quả vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cùng với đó là
nâng cao chất lượng buổi học trên lớp cho sinh viên hiện nay. Từ đó nâng cao ý
thức, phương pháp học hiệu quả đối với mỗi sinh viên. Giúp sinh viên có cái nhìn
đúng đắn hơn trong việc học tiếng anh trên lớp cũng như ở nhà.
Với đề tài nghiên cứu :
“Nâng cao hiệu quả các buổi học tiêng anh cho sinh viên”
Chúng em mong rằng đề tài này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách thức
để nâng cao khả năng học tiếng anh từ đó lựa chọn được phương pháp học tiếng
anh tốt nhất cho mình.
A. Xác định vấn đề nghiên cứu
Với đề tài: nâng cao hiệu quả các buổi học tiêng anh cho sinh viên thì câu hỏi được
đặt ra là: nguyên nhân nào làm cho các buổi học tiếng anh không cao?
Nhóm chúng em xin được đưa ra một số nguyên nhân:
• Cơ sở vật chất chưa được đầy đủ.
• Phương pháp học va giảng dạy chưa hợp lý.
• Ý thức học của sinh viên chưa tốt.
Với đề tài này nhóm chúng em xin được đi sâu nghiên cứu về vấn đề :
Ý thức của sinh viên có làm nâng cao hiệu quả của các buổi học tiếng anh hay
không ?

B.Lập kế hoạch cho vấn đề
1. Thực trạng, tính cấp thiết về ý thức học tiếng Anh của sinh viên hiện nay.
a/ Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên hiện nay.
_ Một trong những thực trạng đáng lo ngại hiện nay đối với giáo dục hệ Đại học là
tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng Anh cơ bản cũng như chuyên ngành( đối
với các trường không chuyên ngữ) đang chiếm tỉ lệ rất cao mặc dù đã có nhiều đổi
mới trong phương pháp dạy và học ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng.
_ Theo thông tin mới đây, nhiều cuộc hội thảo khoa học về vấn đề đào tạo ngoại
ngữ căn bản và chuyên ngành ở các trường Đại học và Cao đẳng đã diễn ra. Một
trong những vấn đề đươc bàn đến tại các hội nghị là tình trang học ngoại ngữ hiện
nay của sinh viên, rằng việc dạy và học ngoại ngữ ( nhất là tiếng Anh) đang trở nên
“báo động”. Sinh viên mất nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và kể cả “mất
gốc” môn tiếng Anh ngay từ khi còn học THPT.
_ Nói về thực trạng này, cô Lê Thị Lan Anh- giảng viên môn tiếng Anh cho biết:
“mặc dù sinh viên đầu vào có trình độ tiếng Anh ở những mức khác nhau song tình
trạng chung là chất lượng vẫn còn thấp và sinh viên còn lơ là việc học bộ môn
này”. Với kết quả môn học tiếng Anh của mình, bạn Đào Thùy Linh lớp báo
Truyền hình cho biết: “tuy điểm xét tuyển đầu vào củ mình là khối D song kết quả
môn này hiện tại của mình cũng không được cao do chương trình học và thi có
nhiều đổi mới khác với cấp 3 và cũng không đủ thòi gian để trau dồi tất cả các kĩ
năng như yêu cầu” . Cũng có chia sẻ như vậy, bạn Trịnh Thị Tuyết, sinh viên
trường khoa A ĐH Thương Mại cho biết kết quả môn tiếng Anh 3 kì của bạn
không cao do thời lượng học tiếng Anh còn hạn chế, chương trình lại có nhiều đổi
mới và yêu cầu cao hơn so với THPT.
_ Tóm lại, tình trạng học tiếng Anh ở các trường không chuyên ngữ hiện nay đang
là điều đáng lo ngại. Việc các sinh viên học ngoại ngữ nhưng không thể sử dụng
được đang xảy ra phổ biến. Do đó dẫn đến tình hình chung là khả năng sử dụng
tiếng Anh của sinh viên khi ra trường sẽ rất hạn chế và trong môi trường làm việc
như hiện nay rất khó đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, trước nhận
thức về những nguyên nhân, tình trạng học tiếng Anh của sinh viên hiện nay, một

giải pháp mới phù hợp hơn nữa sẽ phải được đưa ra…
b/ Tính cấp thiết về ý thức học tiếng Anh của sinh viên hiện nay.
_ Trong tình hình hiện nay, thực tế để có được một công việc như mong muốn ở tất
cả mọi lĩnh vực thì không thể thiếu một trong những điều kiện “tiên quyết” đó là
phải có vốn ngoại ngữ- tiếng Anh. Điều này cũng đã và đang góp phần thúc đẩy
cho việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường Đại học, Cao đẳng luôn trở nên “nóng”
, nhất là trong mấy năm trở lại đây. Từ đó, những đổi mới trong việc soạn sách,
giáo trình học, phương pháp giảng dạy và học tập không ngừng được triển khai
nhằm mục đích nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên để sau khi ra trường
cùng với những kiến thức chuyên ngành có được cộng với vốn ngoại ngữ sẽ giúp
sinh viên dễ dàng tìm được công việc, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhiều
nhà tuyển dụng
_ Hiện nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập một cách nhanh chóng, từ kinh tế quốc
tế đến giáo dục, khoa học kỹ thuật và luật pháp quốc tế. Ngôn ngữ toàn cầu đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình con nguời tiến vào con đuờng hội
nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
_ Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của ý thức học tiếng Anh của sinh viên hiện
nay.
_ Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các buổi học của
học phần tiếng Anh của sinh viên hiện nay.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
_ Đối tượng nghiên cứu: ý thức về việc học tiếng Anh của sinh viên hiện nay.
_Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Thương Mại.
_ Phạm vi nghiên cứu
• Nội dung: Do điều kiện hạn chế, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ý
thức của sinh viên hiện nay về việc học tiếng Anh.
• Khách thể khảo sát: toàn bộ sinh viên khoa A khóa 47 trường Đại học
Thương Mại.
• Địa điểm: Trường Đại học Thương Mại

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa
và khái quát hóa những thông tin thu được về hứng thú, về việc học tập môn tiếng
anh của sinh viên…Trên cơ sở đó viết cơ sở lý luận cho đề tài, lựa chọn các
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu hỏi để tìm hiểu vấn đề cần
nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu hỏi để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu hỏi để thu thập thông tin về chuẩn bị bài trước
khi đến lớp , cảm xúc hành động , kết quả học tập của học kỳ vừa qua của sinh viên
.Sau đó phát phiếu điều tra 10 sinh viên khoa A –ĐH Thương Mại.
– Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát các giờ học tiếng anh trên lớp của một số lớp học
phần của sinh viên khoa A. Cụ thể quan sát việc đi học đầy đủ, đúng giờ, trang
phục của sinh viên, việc chú ý theo dõi sự hướng dẫn của thầy giáo và việc tập
luyện trên lớp.
-Phương pháp trò chuyện
Phương pháp trò chuyện được tiến hành trực tiếp với khách thể khảo sát là sinh
viên để thu được những thông tin nhằm bổ trợ về thực trạng hứng thú của sinh
viên, đặc biệt nó cung cấp những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thu thập và phân tích kết quả học tập môn tiếng anh của sinh viên khoa A học kỳ
vừa kết thúc.
5. Kết quả nghiên cứu, đánh giá nhận xét.
5.1. Kết quả từ bảng câu hỏi .
BẢN ĐIỀU TRA
HỌ VÀ TÊN………………………………………….LỚP:…………
1.Thời gian chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp:
A/ 0h C/ 1h -> <2h

B/ 0H -> <1h D/ >2h
2. Phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ:
A/ Thường xuyên C/ Hiếm khi
B/ Thi thoảng D/ Không bao giờ
3. Hỏi trao đổi với giáo viên, bạn bè những vấn đề không hiểu
A/ Thường xuyên C/ Hiếm khi
B/ Thi thoảng D/ Không bao giờ
4. T ập trung trong các giờ học Tiếng Anh:
A/ Có B/ Không
5. Cảm nhận của bạn về môn Tiếng Anh:

A/ Rất dễ
B/ Dễ
C/ Bình thường
D/ Khó
E/ Rất khó
6. K ết quả học tập môn Tiếng Anh kỳ vừa qua
A/ Loại A
B/ Loại B
C/ Loại C
D/ Loại D
E/ Loại E
Qua điều tra bằng câu hỏi chúng tôi đã thu được bảng kết quả sau.
ĐÁP ÁN
CÂU
A B C D E
1 10% 30% 40% 20%
2 20% 40% 30% 10%
3 30% 30% 20% 20%
4 60% 40%

5 10% 20% 30% 20% 20%
6 20% 20% 20% 20% 20%
– Chuẩn bị bài ở nhà:
Chúng ta thấy rằng sinh viên thì có chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, nhưng với
mức độ thời gian, chất lượng học là khác nhau, Theo như kêt quả điều tra phần lớn
sinh viên học trong khoảng thời gian là 1h2h chiếm 40%,trong khi đó số lượng
sinh viên chăm chỉ chịu khó học bài trước khi đến lớp luôn dành hơn 2h để học,đọc
trước bài,tra từ mới .Bên cạnh đó vẫn có những sinh viên lười học không coi trọng
việc chuẩn bị bài,cứ đến giờ lên lớp thì mới bắt đầu tìm sách vở thậm chí còn
không mang sách vở,không biết bài cũ ra sao bài mới thế nào vậy nên nhưng sinh
viên này không dành một chút thời gian nào cho việc này chiếm 10%.
=>Nguyên nhân :
Sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài nên tỉ lệ sinh
viên chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn còn chưa cao .Việc chuẩn bị bài là một vấn
đề rất cần thiết cho buổi học hôm sau trên lớp nó giúp cho sinh viên chủ động hơn
trong bài học, gây hứng thú, dễ hiểu bài và tiếp thu một cách nhanh chóng.Ngược
lại khi không học sẽ gây nhàm chán không muốn nghe không hiểu dẫn đến lười
học tạo ra một vòng luẩn quẩn.
– Trên lớp:
+Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Số lượng sinh viên tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và không tham
gia xây dựng bài với tỉ lệ không chênh lệch nhiều.Nhưng sinh viên tham gia xây
dựng bài với mức độ ít và vẫn còn chưa tích cực nhiệt tình chiếm tới 70% chỉ thi
thoảng hiếm khi thậm chí không bao giờ chiếm tới 20%.Còn sinh viên thường
xuyên tích cực phát biểu ý kiến góp phần cho bài học được diễn ra nhanh hơn chỉ
khoảng 30%.
=> Nguyên nhân :
Theo như trao đổi với một số sinh viên thì lý do là họ không thích là người nổi bật
hoặc không tự tin vào ý kiến của mình sợ nói ra nhỡ đâu sai nhỡ đâu cô hay các
bạn thắc mắc không biết mình có giải thích được hay không ?hay đơn giản là họ

không thích.Còn những người thường xuyên phát biểu ý kiến của mình cho rằng
khi chúng ta nói ra ý kiến của mình sẽ làm mình nhanh hiểu bài có vấn đề nào sai
thì được mọi người sửa sai luôn có khi sẽ làm chúng ta nhớ lâu hơn.
+Trao đổi với giáo viên và bạn bè những vấn đề chưa hiểu.
Những sinh viên nào mà thường xuyên phát biểu xây dựng bài trên lớp thì cũng
thường xuyên đưa ra những vấn đề chưa hiểu để trao đổi bàn bạc với bạn bè, giáo
viên để làm rõ và hiểu sâu vấn đề.Nhưng mức độ vẫn còn chưa cao.
=>Nguyên nhân :
Sinh viên mất tự tin, xấu hổ, dấu rốt,hoặc lười suy nghĩ, nên không cần đưa ra
những vấn đề mình không hiểu,thậm chí chỉ mong hết giờ để về.
Còn những sinh viên năng nổ trong lớp luôn cảm thấy thời gian trên lớp là chưa đủ
để giải quyết các vấn đề của buổi học. Nên việc trao đổi với bạn bè thầy cô là việc
cần thiết.
+Mức độ tập trung trong giờ học.
Đa số các sinh viên tập trung trong giờ chiếm 60% và lượng sinh viên không tập
trung chiếm 40% trong tổng kết quả điều tra.Để thấy rằng sinh viên những sinh
viên vẫn còn có ý thức tập trung trong giờ cho dù khi không chuẩn bị bài ở nhà hay
không phát biểu ý kiền.
– Cảm xúc của sinh viên khi học môn tiếng anh.
Đối với từng sinh viên thì cảm nhận của mỗi ngươi là khác nhau có người cho rằng
môn này rất khó có nhiều người lại cảm thấy dễ thậm chí là rất dễ.
Dễ là vì họ chịu khó chăm chỉ học tập chú ý thì việc học sẽ dễ dàng đơn giản hơn
nhưng người lười học.Khi lười học rồi thì nó kéo theo vô vàn sự khó khăn.
-Kết quả học tập cuối kỳ vừa qua.
Ta thấy rằng kết quả học tập môn tiếng anh của khoa A vẫn còn chưa cao chủ yếu ở
mức trung bình.
=> Nguyên nhân:
Từ những nhận xét về những ý thức của sinh viên như trên ta thấy rằng kết quả học
như thế nào thì ý thức như vây Những sinh viên có ý thức tốt thì kết quả sẽ cao
không nhưng thế họ còn không lo ngại khi sử dụng tiếng anh.Những sinh viên học

lơ là ý thức kém kết quả cũng sẽ kém.Tuy nhiên một số người học vì điểm bằng
cách này hay cách khác để có điểm cao thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ không
thể nói được, sử dụng được và như vậy kết quả cuối cùng họ vẫn không thể đạt
được
5.2.Biểu hiện của sinh viên đối với trong các giờ học tiếng anh
Lớp học khá trầm , không có sự sôi nổi mà một lớp học tiếng anh nhẽ ra cần
có.Bên cạnh những sinh viên chăm chú lắng nghe đóng góp xây dựng bài thì bộ
phận sinh viên còn làm việc riêng trong giờ như nói chuyện riêng,nghịch điện
thoại gây ra những tiếng ồn làm hoặc là làm ảnh hưởng đến trật lớp học Sinh viên
còn ỉ lại , thiếu ý thức học
Nhận xét chung :
Nhiều sinh viên còn thụ động đối với giờ học tiếng anh.Ngại nói là tình trạng xảy
ra ở hầy hết các sinh viên hiện nay.Đối với các môn ngọia ngữ nói chung và môn
riếng anh nói riêng thì việc nói nhiều là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khả năng
nói nói riêng và học tốt môn tiếng anh nói chung.Trong giờ học đại đa số bộ phận
sinh viên học với tính chất đối phó,học cho xong giờ nên chất lượng buổi học
không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo hình thức học tín chỉ thì bên cạnh những giờ học trên lớp đòi hỏi sinh viên
phải có ý thức tự giác chuẩn bị bài trước ở nhà như tra và học thuộc từ vựng,học
ngữ pháp hay câu trúc câu…mà chỉ trong số ít sinh viên mới thực hiện được điều
này.Việc khơi dậy hứng thú học của sinh viên khá quan trọng.Với môn tiếng anh
thì không phải ai cũng có căn bản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên khi
lên đại học nhiều bạn bị thiếu gốc căn bản.Nhưng khi lên đại học các buổi học
không đi sâu vào kiến thức căn bản do đó làm chất lượng buổi học trên lớp giảm.
Ý thức của sinh viên kém là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng buổi học
không đại được hiệu quả cao,chất lượng kém.
6. Biện pháp
– Trước hết ,sinh viên cần phải có ý thức học tập, hiểu được tầm quan trọng của
việc học môn tiếng anh ,qua đó xác định kế hoạch học tập hợp lí .
– Trước khi lên lớp,sinh viên nên dành thời gian hoàn thành bài tập về nhà và

chuẩn bị bài mới.
– Sinh viên trên lớp cần phải tập trung vào bài học ,ghi chép đầy đủ từ mới, và cấu
trúc ngữ pháp, phân bổ thời gian học hợp lí để : học từ mới, học ngữ pháp, bài
nghe, bài nói ,bài viết.
– Hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực phát biểu trước lớp.
– Trao đổi với giáo viên và các bạn trong giờ thảo luận trên tinh thần giao lưu học
hỏi.
C.Kết luận
Đất nước càng hội nhập sâu, ngoại ngữ càng đóng vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội. Ngoài trình độ chuyên môn, ngoại ngữ là điều kiện cần và đủ để
chúng ta tìm được một việc làm ổn định, tạo dựng sự nghiệp. Tuy nhiên, trước thực
tiễn dạy và học ngoại ngữ hiện nay, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa
Học trên lớp là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập của
sinh viên. Hoạt động này giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến thức và phát
triển tư duy nâng cao khả năng vận dụng kiến thức trong học tập. Học trên lớp hiệu
quả sẽ giúp ích cho việc tiếp thu kiến thức của sinh viên trên lớp mà còn giúp sinh
viên rất nhiều trong quá trình học tập và tiếp thu tri thức của sinh viên. Do đó việc
nâng cao chất lượng buổi học tiếng anh trên lớp được coi là giải pháp hữu hiệu
giúp sinh viên học tốt ngôn ngữ cần thiết này
Từ các kết quả nghiên cứu nhóm đã tìm ra ở trên có thể đưa đến một kết luận tổng
quát như sau: để buổi học tiếng anh trên lớp có hiệu quả cần có đảm bảo cả hai yếu
tố đó là cơ sở vật chất và con người.
– Cơ sở vật chất: trong quá trình dạy học, các phương tiện dạy học giảm nhẹ công
việc của giáo viên và giúp cho học viên tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có
được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo
của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học viên trở
nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn
học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học
viên tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe
được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những

gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có
điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học viên và từ đó nâng cao hiệu
quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các
học viên.
-Con người: Một giờ học thành công phải có sự tương tác giữa giáo viên và học
viên. Ngoài ra còn cần sự tương tác giữa các học viên trong lớp với nhau.
• Về phía giáo viên: Đây là yêu cầu quan trọng, cần thiết và đầy khó
khăn vì đòi hỏi người thầy phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy, phải đủ
tự tin, am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ của từng
tiết dạy; tổ chức được hoạt động của thầy và trò một cách hợp lý, khoa học,
biết gợi mở, kích thích tư duy độc lập, phát huy hết năng lực tiềm tàng của
mỗi bản thân học sinh, người thầy phải có khả năng ứng xử sư phạm tốt, tạo
ra không khí thân mật, hiểu biết, tin tưởng nhau giữa thầy và trò trong tiết
học. Như vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải
tìm cách làm cho giờ học thêm hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút học viên hứng
thú hăng say học tập. Học ngoại ngữ là học một ngôn ngữ chứ không phải
môn học bắt buộc. Người thầy luôn tìm cách để cho những kiến thức dường
như là lí thuyết đi vào bộ nhớ của học viên một cách thoải mái tự nhiên nhất
giống như việc dạy một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ. Học viên có yêu thích học
tiếng Anh hay không một phần lớn là do tác động từ phía giáo viên
• Từ phía học viên: đây là yếu tố chủ quan quyết định kết quả học tập
của chính bản thân học viên. Mặc dù môi trường bên ngoài tạo điều kiện
thuận lợi nhưng học viên vẫn không ý thức rèn luyện tiếp thu kiến thức mà
giáo viên mang lại thì thành tích học tập vẫn sẽ không có chuyển biến gì.
Trên đây là những giải pháp mà nhóm đưa ra để nâng cao chất lượng các buổi học
trên lớp-một phần không thể thiếu trong quá trình học môn tiếng Anh của học viên;
có thể không tránh khỏi sai sót rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và độc
giả

Tài liệu liên quan

Xem thêm: Các Khóa Học Excel Online Dành Cho “Tân Binh”, Cách Bắt Đầu Học Trên Học Excel Online

*

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học: Service personal values and customer loyalty A study of banking services in a transitio nal economy 21 1 3

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề bảo vệ công trình nghiên cứu trước hội đồng chấm luận văn 14 1 0

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề cách viết phần thực nghiệm 24 645 4

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 51 690 2

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề khoa học – phân loại khoa học 21 1 0

*

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học Cách viết bài báo khoa học 41 555 1

*

Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học Những đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn kênh bán lẻ của nhân viên văn phòng tại TP.HCM đối với mặt hàng thiết yếu 20 551 0

*

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI 36 882 2

*

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học User’s perceptions and uses of financial reports of small and medium companies (SMCs) in transitional economies 11 458 0

*

Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học đánh giá giá trị thương hiệu DUSLADY 29 498 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm: văn nghị luận có chí thì nên lớp 8

(25.73 KB – 13 trang) – Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao hiệu quả các buổi học tiêng anh cho sinh viên

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận