tiểu luận về văn hóa giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.99 KB, 17 trang )

Đang xem: Tiểu luận về văn hóa giao thông

Mục Lục

Phần 1: Phần mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài:

Ngày nay toàn thế giới đang hướng đến xây dựng một cộng đồng văn minh văn
hóa. Là một thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngày ngày chúng ta
vẫn không ngừng tiếp thu những tri thức để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất và vốn
văn hóa cho bản thân. Văn hóa không đơn thuần chỉ hiểu là những kiến thức về văn
học nghệ thuật, mà nó còn mang nội hàm rộng hơn rất nhiều. Văn hóa có thể được
hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần của con người làm ra. Và dĩ nhiên
trong phạm trù văn hóa rộng rãi như thế có hàm chứa cả giao thông và văn hóa giao
thông.
Trong nhiều năm gần đây, an toàn giao thông là vấn đề quan trọng được cả xã hội
quan tâm. Đi khắp các nẻo đường, đâu đâu bạn cũng thấy các khẩu hiệu “an toàn
giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như một lời nhắc nhở cũng như một lời cảnh
báo đến tất cả những ai đang tham gia giao thông.
Hàng năm tai nạn giao thông và số người bị chết và mang thương tật vì tai nạn
giao thông là vô cùng to lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông,
song có lẽ ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông còn hạn chế chính là
nguyên nhân lớn để làm gia tăng số lượng cũng như “chất lượng” của các vụ tai nạn
giao thông ở nước ta cao hơn so với các nước khu vực và trên thế giới.
Để duy trì nếp văn hóa giao thông là công việc của toàn xã hội trong đó vai trò
của giới trẻ như chúng ta là rất lớn. Vậy tuổi trẻ chúng ta cần phải làm gì để tham

1

gia giao thông có văn hóa? Phải làm gì để góp phần vào việc xây dựng văn hóa giao

thông của đất nước. Chính vì những điều này nên em quyết định chọn đề tài “Văn
hóa giao thông của giới trẻ TP.HCM hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu:
• Nghiên cứu hiện trạng giao thông đường bộ tại TPHCM, văn hóa giao thông

của người dân và đặc biệt là giới trẻ thành hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu:
• Thời gian: Hiện nay
• Không gian: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh các quận Tân Bình, Tân Phú,

Phú Nhuận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài

liệu.

******************************************************************

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Khái niệm Văn hoá giao thông

Khái niệm Văn hoá giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm
Văn hoá nói chung. Do vậy nó cũng phải được nhìn nhận ở khía cạnh vật thể và phi
vật thể, ở việc thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc…Văn
hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: có
người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là Văn hoá giao thông, có người lại bảo
nội dung Văn hoá giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người
khác thì nói Văn hoá giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao

thông…
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện
bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái

2

đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm
tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp
luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống
và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng
theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí:
một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm
với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có
thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng
tôn pháp luật.

Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn
giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông,
tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp
hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao
thông an toàn, thân thiện”.

Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách
ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông. Đó chính là sự tôn trọng
và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng
đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự
khi xảy ra va chạm…

Theo TS. Phạm Ngọc Trung: “ Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử
một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia
giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo

3

lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”. Khái
niệm của TS. Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và
có trách nhiệm của mọi người trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý
thức tự giác của người trực tiếp tham gia giao thông. Khái niệm này phản ánh được
tính tự giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu
cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn hoá của người tham gia giao thông.

Theo GS.VS Hồ Sĩ Vịnh: “ Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô
thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người Hà Nội văn
minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách
công vụ hay khách du lịch là Văn hoá giao thông”.

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia giao
thông, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu
nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện
nay.
Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các
chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương
tiện giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực
thi pháp luật giao thông…
Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các
đô thị lớn, tai nạn giao thông gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh hưởng
nặng nề tới sự nghiệp đổi mới phát triển giao lưu hội nhập của đất nước không chỉ

do ý thức văn hóa, tinh thần thượng tôn pháp luật của người tham gia giao thông
còn kém và bất cập, mà còn do sự yếu kém và bấp cập trong ý thức văn hóa của các

4

cơ quan quy hoạch về giao thông, của người xây dựng hạ tầng giao thông, người
xây dựng, điều hành và thực thi chính sách pháp luật giao thông.
Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế
ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở
các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu
dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao
thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện,
cho con người, vì con người.
2. Tiêu chí của Văn
2.1 Tiêu chí chung:

hóa giao thông

1. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;
2. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;
3. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;
4. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;
5. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
6. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;
7. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn
giao thông;
8. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;
9. Có ý thức văn hoá xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.
2.2 Tiêu chí cụ thể:

* Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông
– Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.

5

– Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình hình
thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực
hiện.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao
thông;
– Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn, đảm bảo mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và
an toàn cho người tham gia giao thông.
– Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải đảm
bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam.
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông thông đến
mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
đơn vị, vùng miền.
– Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai
nạn, sự cố giao thông.
* Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
– Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông.
– Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông
nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự.
– Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao
thông.
– Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
– Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người
cao tuổi, trẻ em và phụ nữ.

6

* Đối với người tham gia giao thông
– Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn
giao thông.
– Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn
đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham
gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
– Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
– Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
– Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao
thông.
– Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các
sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
– Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có
hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
– Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật
trật tự, an toàn giao thông.
* Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông
– Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng
đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn giao
thông đường bộ.
– Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao
thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật
tự, an toàn giao thông.

7

– Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn
giao thông.
– Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
– Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao
thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.
* Đối với chủ phương tiện tham gia giao thông
– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết tai nạn giao thông.
– Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của người
lái xe.
– Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán phương
tiện theo quy định của pháp luật.

3.

Hướng tiếp cận:

Để hiểu rõ hơn tôi xin chọn hướng tiếp cận theo thuyết chức năng – cấu trúc để
nêu lên cơ sở lí luận. Thuyết chức năng-cấu trúc được khởi xướng từ G.Spencer và
E.Durkheim trong bối cảnh của xã hội châu Âu đầu thế kỉ XX đầy những loạn ly và
khủng hoảng. Thuyết chức năng tôn trọng sự khác biệt về văn hóa trong đời sống xã
hội và cho rằng chính nhờ có sự khác biệt mà xã hội có thể nương tựa lẫn nhau và
bổ sung cho nhau trong sự vận hành và ổn định. Mỗi thiết chế xã hội đều giữ những
chức năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau và chính điều
này tạo cho xã hội sự cân bằng trong hoạt động. Nghiên cứu văn hóa như một cơ
chế toàn vẹn nghĩa là cần chia tách chỉnh thể thành các bộ phận và vạch ra những

8

mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Với Radcliff-Brown thuyết chức năngcấu trúc hướng tới việc nghiên cứu về các lý do xã hội đã chỉ huy sự vận hành hàng
ngày cũng như sự tái tạo các cơ cấu truyền thống của các xã hội và các nền văn
hóa.Ý nghĩa của thuyết chức năng-cấu trúc là ở chỗ, bất luận là văn hóa nào cũng
cần được nghiên cứu một cách lịch sử-cụ thể các chức năng và cấu trúc của nó.
Như chúng ta đã biết giao thông và văn hóa giao thông của từng vùng, quốc gia
là khác nhau. Văn hóa giao thông cũng thay đổi theo thời gian, văn hóa, phong tục
của từng vùng, quốc gia. Giao thông Việt Nam đặc trưng với lượng xe máy đông,
đường phố đa số chật hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu. Giao thông hiện nay cũng
chính là một thứ “đặc sản” văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Khi đặc chân
đến Việt Nam điều mà những khách du lịch quốc tế ngạc nhiên nhất chính là giao
thông bởi vì nó quá khác so với đất nước của họ, hầu như tất cả đều gặp khó khăn
khi tham gia giao thông hay qua đường.
******************************************************************

PHẦN 3: HIỆN TRẠNG, CHỨNG MINH, BÌNH LUẬN

I.

Hiện trạng giao thông hiện nay tại TP.HCM

Hiện nay do đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thoả mãn cuộc sống
của con người ngày càng cao. Điều đó dẫn đến các phương tiện tham gia giao thông
của con người là không thể thiếu. Xe gắn máy là phương tiện tham gia giao
thông(TGGT) thuận lợi và ít tốn kém nhất của cộng đồng người Việt. Điều đó ắt sẽ
trở thành hệ lụy khi người tham gia giao thông ngày càng gia tăng. An toàn giao
thông đã trở thành một vấn đề nan giải, trong đó đặc biệt là giới trẻ.

9

Tính cho tới thời điểm này toàn TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 1.020 vụ tai nạn giao
thông(TNGT), làm chết 856 người, bị thương 435 người, gây hư hỏng 1.462
phương tiện. So với cùng kỳ năm 2008, số vụ TNGT tuy có giảm 2 vụ nhưng số
người chết và bị thương lại tăng vọt lên 69 người. Ngoài ra còn có gần 8.000 vụ va
chạm làm bị thương nhẹ 8.760 người và gây hư hỏng hơn 11.100 phương tiện.
Các vụ TNGT xảy ra tập trung ở khu vực nội thành, kế đến là ngoại thành và cuối
cùng là quốc lộ. Đối tượng gây tai nạn dẫn đầu là mô tô xe máy chiếm 70% số vụ, ô
tô chiếm 22,6%, còn lại là các thành phần khác như khách bộ hành, xe 3 bánh gắn
máy, xe đạp-xe đạp điện… Nếu như các lỗi phổ biến gây ra TNGT là phóng nhanh
vượt ẩu, uống rượu bia trước khi điều khiển xe, lưu thông không đúng phần
đường… thì tình trạng ùn tắc giao thông lại là hậu quả tổng hợp của hàng loạt yếu
tố: bùng nổ phương tiện cá nhân, diện tích đường quá ít, tổ chức phân luồng giao
thông chưa hợp lý, hệ thống đèn tín hiệu giao thông chưa đầy đủ…
Với những người dân sống tại các đô thị lớn như TP.HCM thì ùn tắc giao thông
đã trở nên quá quen thuộc. Cảnh tượng những ngã tư chật kín, hàng nghìn, hàng vạn
xe cộ đủ loại chen chúc nhau, máy nổ ầm ĩ, khói xả mù mịt… được coi như “chuyện
thường ngày”.
Vấn đề ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh vẫn cứ diễn ra thường xuyên đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều hoạt động kinh tế – xã hội. Tỷ lệ dân sử dụng
xe bus rất thấp, phần lớn sử dụng xe gắn máy. Số phương tiện giao thông hoạt động
ở Thành phố luôn ở mức cao: tính đến tháng 4 năm 2016, Thành phố quản lý gần
7,6 triệu phương tiện (bao gồm gần 580.000 xe ô tô và xấp xỉ 7 triệu xe mô tô). Bên
cạnh đó, hàng ngày còn hàng triệu các xe mang biển số của các tỉnh thành khác vào
thành phố làm việc, học tập. Phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là mô tô và
xe gắn máy, chiếm tỉ lệ trên 90%; còn lại là các phương tiện khác như ô tô, xe buýt.

10

Vì thế ùn tắc giao thông hiện là vấn đề nan giải thường xuyên ở thành phố, nhất là
vào giờ cao điểm tan tầm.
Cầu vượt nhẹ được xem là một trong những giải pháp góp phần giảm ùn tắc đô
thị. Từ năm 2012 đến nay, Thành phố đã thi công và đưa vào sử dụng 5 cầu vượt tại
nhiều giao lộ lớn.
II.

Chứng minh:

Ngành giao thông vận tải cũng chịu nhiều tác động do quá trình đô thị hóa, nhu
cầu đi lại của thị dân tăng cao, làm cho số lượng phương tiện giao thông cơ giới,
đặc biệt là xe máy và ô tô con đang tăng lên rất nhanh, ùn tắc giao thông đô thị ngày
càng nghiêm trọng, tai nạn giao thông cũng đang diễn biến rất phức tạp….
Phát triển bền vững giao thông ở mỗi đô thị đều dựa trên ba yếu tố cơ bản là: hệ
thống cơ sở hạ tầng, hệ thống phương tiện và con người tham gia giao thông. Yếu tố
con người là nhân tố cơ bản, quyết định đến các hành vi ứng xử khi tham gia giao
thông, nó thể hiện “văn hóa giao thông” của mỗi đô thị.
Hành vi ứng xử chủ yếu của mỗi người khi tham gia giao thông đường bộ trong
đô thị thường là: điều khiển phương tiện cơ giới, đi xe đạp, đi bộ, ứng xử với nhau
khi có va chạm và tai nạn xảy ra, chấp hành các hiệu lệnh của các lực lượng chức
năng, đèn tín hiệu…. Bên cạnh những hành vi ứng xử có “văn hóa giao thông”,
chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ của một bộ phận cư dân thì thực tế
hiện nay có rất nhiều và trở thành phổ biến ở mỗi đô thị nước ta đó là tình trạng
diễn ra các hành vi ứng xử không có “văn hóa giao thông”, không tuân thủ các quy
định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như; chạy xe quá tốc độ,
lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi không đúng làn xe quy định, dừng đỗ
xe không đúng nơi quy định, lạm dụng việc sử dụng còi, không đội mũ bảo hiểm,
uống rượu bia khi lái xe, đi xe thành nhiều hàng.

11

Người đi bộ thì đi tùy ý thích, cứ hiên ngang bước qua mũi xe máy, ôtô, không hề
biết sợ, qua đường không đúng nơi quy định, khi xảy ra va chạm thì cãi cọ, dẫn đến
xô xát….
Một ví dụ về hành vi văn hóa giao thông diễn ra gần đây tại TPHCM. Chỉ vì va
quẹt giao thông nhỏ mà tài xế xe buýt số 10 đã rượt theo và rút dao đâm người đi xe
máy .
“Khoảng 8 giờ 45 phút ngày 27-10 – 2016, một vụ đâm người do mâu thuẫn giữa
tài xế xe buýt và người đi đường xảy ra trên đường Ba Tháng Hai, đoạn qua phường
12, quận 10, TP HCM.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, anh Nguyễn Vũ Kiều Hưng (33 tuổi)
chạy xe máy BKS 50B3- 0447 chở theo vợ cùng con nhỏ (khoảng 9 tháng tuổi) trên
đường Võ Thị Sáu hướng về vòng xoay Dân Chủ (quận 3).

12

Khi đến vòng xoay xe của anh Hưng va chạm với xe buýt tuyến số 10 (Suối TiênBến xe Miền Tây) mang BKS 53N-4067, do nam tài xế (khoảng 30 tuổi) điều khiển.
Ngay sau đó, anh Hưng lưu thông về hướng đường Ba Tháng Hai (quận 10) thì tiếp
tục bị xe buýt đuổi theo, cố tình ép ngã.
Lo sợ cho tính mạng của vợ và con nhỏ, anh Hưng chạy sát vào lề đường và dừng
lại. Lúc này chiếc xe buýt cũng dừng lại, tài xế xuống xe và 2 người cự cãi nhau.
Khi anh Hưng leo lên xe buýt nói tài xế xe buýt chạy ẩu thì bị người này rút dao
đâm liên tiếp vào người. Anh Hưng bị đâm trúng vùng nách trái, chảy máu nhiều;

anh chạy xuống đường nhưng tài xế xe buýt vẫn tiếp tục truy đuổi. Chỉ khi mọi
người can ngăn thì tài xế mới chịu dừng lại và thản nhiên lái xe rời khỏi hiện
trường.

< Chiếc xe buýt số 10 tại hiện trường>

Những người đi đường và sống gần đó đã đưa anh Hưng đến Bệnh viện 115 cấp
cứu trong tình trạng mất nhiều máu, đa chấn thương.

13

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an phường 12, quận 10 đã đến ghi nhận vụ việc
đồng thời trích xuất camera các hộ bên đường Ba Tháng Hai nơi xảy ra vụ việc để
xác minh, điều tra làm rõ.” Đó chỉ là một vụ việc trong hàng trăm hàng ngàn vụ xô
xác gây chết người vì những qua quẹt nhỏ trên đường.
Vì vậy, việc phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp khắc phục các hành vi
ứng xử thiếu ý thức khi tham gia giao thông là rất cần thiết và cấp bách, đây là yếu
tố cơ bản để hình thành nếp “văn hóa giao thông” của mỗi đô thị ở nước ta hiện nay

III.

Bình luận:

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông hiện
nay rất kém, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông tăng đột biến. Đặc biệt tại TPHCM – một thành phố lớn của cả
nước – vấn đề ý thức của người dân đang trở thành một thực trạng đáng báo động.
Trước tình hình trật tự ATGT diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, nếu mọi
người dân đều ý thức chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ thì việc giảm số

lượng người chết do tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông là điều không quá
khó.
Để ngăn chặn những hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông của giới trẻ
cần có sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt cần có ý thức tự
giác trong đại bộ phận giới trẻ, có như vậy tai nạn giao thông mới thuyên giảm,
người người khi tham gia giao thông mới yên tâm khi không có những cảnh tượng
lạng lách, đáng võng… mà điều quan trọng hơn là giáo dục ý thức chấp hành pháp
luật một cách tự giác hơn cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau

14

******************************************************************

Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I.

Kết Luận

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, toàn Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực để đạt được các mục tiêu về kinh tế, chính trị,
xã hội, y tế giáo dục…. Thiết nghĩ rằng những vấn đề văn hóa giao thông nêu trên
đây chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được với sự đồng tâm hiệp lực của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta. Nếu có một hệ thống những giải pháp tốt, được sử dụng
một cách đồng bộ, với nỗ lực của toàn dân chắc chắn đây sẽ không phải là mối lo
ngại của đất nước Việt Nam trong một tương lai không xa. Để ngăn chặn những
hành vi vi phạm trong khi tham gia giao thông của giới trẻ cần có sự đồng thuận
giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt cần có ý thức tự giác trong đại bộ phận

Xem thêm: Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Học Sinh Giỏi Văn, Lưu Trữ Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay Nhất

15

giới trẻ, có như vậy tai nạn giao thông mới thuyên giảm, người người khi tham gia
giao thông mới yên tâm khi không có những cảnh tượng lạng lách, đáng võng… mà
điều quan trọng hơn là giáo dục ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác hơn
cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
Tóm lại, văn hóa giao thông kém trước tiên xuất phát từ giáo dục công dân chưa
đúng hướng-trong nhận thức, đồng thời do các nhà hoạch định chính sách cho giao
thông mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Người ta chỉ nghĩ rằng phát triển
giao thông với mục đích tối thượng là để phát triển kinh tế, mà quên rằng hệ thống
giao thông đúng chuẩn cũng góp phần giúp người dân thể hiện văn hoá giao thông!
II.

Kiến Nghị

Thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã – hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên
là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một
phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh, sinh viên chúng ta hãy đóng một vai
trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những việc làm cụ thể
như:
Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi
trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp
hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng điện thoại, ô che khi điều khiển
phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều “Tuyến đường văn hóa giao
thông”; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng.
Các trường trung học phổ thông, cao đẳng và Đại học cần có các hoạt động
tuyên truyền an toàn giao thông dưới hình thức hội thi tìm hiểu, vẽ tranh, truyền
thông, tuần hành trên đường, rung chuông vàng… Điều đó sẽ góp phần định hướng

cho thanh niên khi tham gia giao thông. Đồng thời, thông qua hệ thống phát thanh
học đường, Đoàn Thanh niên các trường THPT, cao đẳng, đại học cần tích cực phản

16

ánh, cũng như phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông;
đặc biệt là thường xuyên có các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích làm nhiệm vụ
phân luồng giao thông, tránh việc học sinh tụ tập, gây ách tắc giao thông.
Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp
dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên
truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia
đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao
mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là
một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp
luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định
của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay
là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền an toàn giao
thông, tích cực xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh, sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguồn tổng cục thống kê trang tin điện tử Bộ Giao Thông Vận Tải
2. http://www.tapchigiaothong.vn/van-hoa-va-van-hoa-giao-thong-d3941.html
3. http://svhttdl.baclieu.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=c1014e6e-

4243-4cf5-b883-5116844db575&ID=810
4.
Giáo trình Xã Hội Học Văn Hóa ( Mai Văn Hai – Mai Kiệm ) của NXB
Khoa Học xã Hội

17

Tài liệu liên quan

*

Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về văn hóa – giáo dục của công dân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 8 812 0

*

Tiểu luận Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của 3 miền Việt Nam 29 3 10

*

tiểu luận vấn nạn giao thông 9 616 7

*

Tiểu luận: Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam potx 19 1 2

*

Tiểu luận: Văn hóa Giao tiếp Kinh Doanh ở Việt Nam pdf 19 1 0

*

Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay – văn mẫu 2 8 24

*

tiểu luận văn hoá giao tiếp kinh doanh của hoa kỳ và những vấn đề doanh nhân việt nam cần lưu ý khi giao tiếp, đàm phán với đối tác hoa kỳ 10 1 1

*

tiểu luận văn hóa kinh doanh của công ty honda việt nam 25 1 12

*

Ôn thi đại học môn văn – Trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay pdf 8 1 6

Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Đặt Gỡ Và Sửa File Add In Excel Add, Cách Mở, Chỉnh Sửa Và Chuyển Đổi File Xll

*

Văn hóa ứng xử của giới trẻ pps 4 1 3

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận