tiểu luận văn hóa ứng xử của giới trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.47 KB, 11 trang )

Đang xem: Tiểu luận văn hóa ứng xử của giới trẻ

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng mặt. Nó
bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế mà xã hội ngày
càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư tưởng về văn hóa ứng xử
của nhiều người.
Đặc biệt ở đây , một vấn đề rất được quan tâm là văn hóa ứng xử của sinh viên ngày
nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những
hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng,
sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và
đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học…
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng
tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội
nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực
lượng không nhỏ .Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả
nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác
quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Tổng số
sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.7000.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm
trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi.
Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ nhất,
bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học… chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các trường, khu vực sinh
sống và học tập…, văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa dạng và
phong phú
Nhưng xã hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển,
công cuộc hội nhập với thế giới càng cao, đời sống con người càng được nâng cao thì
càng đặt ra cho sinh viên, tầng lớp tri thức, giới trẻ ngày nay càng nhiều thử thách. Khi
mà các nền văn hóa phương tây đang du nhập vào Việt Nam, có những điều tốt đẹp nhưng
cũng không ít những giá trị văn hóa không thích hợp với tư tưởng, truyền thống của người
phương đông, câu hỏi đặt ra là sinh viên, tầng lớp trí thức sẽ thích ứng thế nào với một
môi trường mới? Họ sẽ chọn lọc học những cái hay, cái đẹp phù hợp với bản thân hay

học theo cái xấu không phù hợp để rồi dần dần đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Mỗi người có một cách thích ứng riêng nên nó đã tạo nên nhiều văn hóa ứng
xử trong sinh viên và giới trẻ.
Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước, chính
vì thế việc bàn về văn hóa ứng xử của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức cần
thiết.Hiểu và nhận thức được vấn đề này từ một góc độ tương đối thú vị. Bởi em cũng là
một sinh viên nên việc tiếp cận đề tài văn hóa ứng xử của sinh viên là một đề tài khá thú
vị, có thể xem là một cơ hội để nhìn nhận lại chính mình và tầng lớp sinh viên Việt Nam
hiện nay. Để trước mắt là hoàn thiện chính mình sau đó rộng hơn là giúp các sinh viên
khác nhận thức và có cách khắc phục kịp thời. Để thể hiện sinh viên Việt Nam xứng đáng
là lực lượng nòng cốt và là tương lai vững mạnh của đất nước.

Trang 1 – Trần Anh Tiếng

Nội Dung

I.

Lý luận:
1. Khái niệm:

Văn hóa là gì ?
Văn hóa là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng
lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện rình độ phát
triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Ứng xử là gì ?
Là sự thể hiện triết lý cuộc sống, các lối sống lối suy nghĩ lối hành động của mỗi người
hay một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô đến vĩ mô, từ gia đình đến toàn xã hội.

Văn hóa ứng xử là gì ?
Văn hóa ứng xử là những quy định thành văn và bất thành văn trong tất cả các xã hội.
Văn hóa ứng xử còn được hiểu dùng để chỉ thái độ hành vi của con người trong giao
tiếp đời sống với những người xung quanh. Văn hóa ứng xử còn bao gôm cả cách ứng
xử với thiên nhiên và môi trường nhân văn xung quanh đời sống con người.

2. Văn hóa ứng xử trong đời sống:

Trong quan hệ ứng xử của đời sống cũng thật là phong phú, diễn ra trên nhiều lĩnh vực,
nhiều tầng lớp, nhiều nền văn hóa, nhiều địa phương. Văn hóa trong đời sống rất đa
dạng ở đây em chỉ tóm gọn lại ở vài nét chính sau:
 Văn hóa giao tiếp

Thế nào là văn hóa trong giao tiếp ?
Giao tiếp là bản chất văn hoá của con người, nó phản ảnh quá trình lao động tạo ra lối
suy nghĩ của con người. Giao tiếp gắn liền với học vấn và tính cách của con người, nó
cho phép chia sẻ xúc cảm, tính cảm, ý nghĩ và tư tưởng, kinh nghiệm, khát vọng, thị
hiếu, nhu cầu lý tưởng của con người. Thông qua ngôn ngữ người ta có thể hiểu được
sự phát triển của văn hoá cá nhân và thời đại văn hoá của xã hội.
Trang 2 – Trần Anh Tiếng

Vì vậy giao tiếp có văn hóa biểu hiện thông qua cả nói, nghe, viết và hành động. Điều
đầu tiên của giao tiếp có văn hóa là biết tôn trọng bản thân và người(đối tượng) mình
giao tiếp. Ứng xử có văn hóa thể hiện rất đa dạng như trên đã nêu nó thể hiện bằng:
tính cách, cảm xúc, tình cảm, học thức.
 Văn hóa ăn mặc

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ
đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý

nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu
thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có
văn hoá hay không.
Vậy văn hóa ăn mặc là sự lựa chọn trang phục thời trang sao cho hợp với hoàn cảnh,
đạo đức, kín đáo, tế nhị đừng ăn mặc quá hở hang, lố lăng gây phản cảm và ảnh hưởng
không tốt tới xã hội.
 Văn hóa ngồi đi đứng

Văn hóa ngồi đi đứng được hình thành trong mỗi con người từ lúc nhỏ và cứ thế phát
triển, hoàn thiện dần cùng thời gian qua sự tiếp xúc của mọi người qua sự chỉ dạy của
cha mẹ, người thân.
Ngồi có văn hóa là ngồi sao cho lưng thẳng, ngồi nghiêm túc đàng hoàng, cằm thẳng
và mắt nhìn thẳng, hai chân không được để đung đưa hay vắt chân chữ NGŨ một cách
thiếu lịch sự…
Đứng có văn hóa là tư thế đứng ngay ngắn thẳng thắn, không cúi đầu khom lưn hay
xiêu vẹo, mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện. Tuyệt đối không đứng một chân hay
đứng chéo chân, đứng nói chuyện mà tay đút túi quần, không quá ngửa về phía sau,
không gù lưng vì tất cả điều đó dể gây phản ứng không hay cho đối phương tiếp
chuyện.
Đi có văn hóa là bước thanh thản, vững vàng tự nhiên, khoan thái, mắt nhìn thẳng,
đầu ngẩng cao, bước vừa phải, tay dưa nhẹ nhàng theo chân bước.
 Văn hóa ăn uống

Ăn uống phải đàng hoàng, đừng và cơm lia lịa, húp canh nghe rồn rột, hoặc nhai cơm
nghe ròn ròn. Nhai chậm rãi và ngậm miệng, đừng há miệng ch người ta thấy rõ thức
ăn của mình đang nhai. Gắp thức ăn, đừng kén chọn, đừng xáo trộn cả đĩa, hãy gắp lấy
một miếng nào gần tay mình nhất.
Người dọn bàn bưng thức ăn lên thì đưa vào bên trái người khách, rót rượu thì rót vào
bên tay phải người ta. Ở bàn ăn, phép lịch sự miễn cho ta câu nói cám ơn người dọn

bàn. Đang lúc ăn, không nên cười nói ồn ào, vì như thế nếu thức ăn phiêu lưu ra khỏi
miệng thì bất lịch sự lắm. Cũng không nên ra bộ tịch, bàn ăn không rộng rãi như sân
khấu, hãy coi chừng ly cốc mỏng manh lắm đấy.
Đừng nói chuyện gì buồn bực hay ghê tởm, đừng bàn cãi hoặc tranh luận làm mất hoà
khí, vì vệ sinh đấy. Bạn giận thì bạn ăn mất ngon. Nói chuyện với người cùng bàn bạn
đường nhìn vào miệng người ta, chỉ nhên nhìn ở dưới cằm hoặc hơi xiên. Khi bạn nói
Trang 3 – Trần Anh Tiếng

thì bạn nhìn ngay ở khoảng giữa đôi mắt. Cũng nên nhắc lại: sặc, ợ, ngáp ở bàn ăn là
điều tối kỵ, người lịch sự phải biết cố gắng để tiết chế được mình.
Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng cái ăn. Ăn là động từ có thể được ghép cho bất
cứ một túc từ nào. Nhưng tệ hại nhất hẳn phải là ăn gian, ăn tham, ăn hối lộ. Lịch lãm
đến đâu trên bàn ăn, nhưng nếu lòng dạ là túi tham không đáy chất chứa đầy những
mánh mung, gian tham, hối lộ, hãm hại người khác, thì phép lịch sự trên bàn ăn ấy là
điều đáng phỉ nhổ nhất.
 Văn hóa cộng đồng

Văn hóa cộng đồng là là văn hóa ứng xử của cộng đồng tức là phương thức và nguyên
tắc ứng xử của một cộng đồng trong môi trường, không gian và thời gian lịch sử xác
định.
Trong văn hóa cộng đồng thì được chia làm 2 phần là văn hóa ứng xử nội bộ cộng
đồng và ứng xử của cộng đồng đối với môi trường xung quanh. Văn hóa cộng đồng có
tính tích hợp và phức tạp cao.
Văn hóa cộng đồng được tạo thành bởi những tế bào đó là gia đình và cá nhân, để văn
hóa cộng đồng hiện đại, văn minh, lành mạnh phát huy tốt sức mạnh, bản sắc của một
cộng đồng thì mỗi cá nhân mỗi gia đình phải là những tế bào văn minh lành mạnh của
cộng đồng.

II.

Vận dụng:
1. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay:

Văn hoá ứng xử trong các môi trường xã hội đóng vai trò không kém phần
quan trọng trong việc hình thành nhân cách của những công dân tương lai. Các Mác
đã từng nói: “ Xét về mặt xã hội, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều
này hoàn toàn đúng, xét đến cùng thì con người hình thành nhân cách tốt đẹp hay tha
hoá về mặt nhân cách đều ở trong một môi trường xã hội nhất định và chịu tác động
của môi trường đó”.
Trong mỗi hình thức giáo dục, mà đặc biệt là trong giáo dục tri thức, ông cha ta đã
đặt trên hết. Ấy vậy mà có những giai đoạn, chúng ta xao nhãng việc giáo dục đạo
đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường, các thang giá trị đạo đức, xã hội không
còn được coi trọng và bị đảo lộn. Thậm chí, nếu có ai đó hành xử khuôn phép, chuẩn
mực, thì lập tức bị một số người cho rằng phong kiến, cổ hủ.
Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng ở các đoàn thể chính trị, xã hội cũng bị xem nhẹ, một
bộ phận lớp trẻ cho là giáo điều, khô khan. Một thời gian dài trong nhà trường câu
khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” cũng bị hạ xuống, hoặc không được còn đặt ở
nơi trang trọng nhất khi bước vào cổng trường. Khi chúng ta giật mình quay lại thì
mọi thang bậc giá trị đạo đức xã hội có phần bị lung lay, đảo lộn. Văn hoá ứng xử
giữa người với người, giữa người với môi trường thiên nhiên, xã hội… đâu đó, nhiều
lúc nhiều nơi có dấu hiệu xuống cấp đáng báo động: quan hệ thầy – trò, cha – con,
cấp trên – cấp dưới… xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ việc xem nhẹ văn hoá ứng
xử, trong đó có giáo dục và văn hoá ứng xử trong các nhà trường.
Cụ thể cho tầng lớp sinh viên có những vấn đề nóng hiện nay:
o Văn hóa giao tiếp:
Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Không thích đứa bạn
ngồi cùng bàn: Chửi. Không đến được buổi hẹn với bạn bè: Chửi. Thậm chí
Trang 4 – Trần Anh Tiếng

là chửi yêu để bày tỏ tình cảm. Các cô cậu sinh viên còn tung hẳn “cẩm nang”
chửi cho bài bản. Không biết từ bao giờ, giới trẻ đã quen thay những câu
khẳng định, câu hỏi của mình bằng loại ngôn ngữ “văng tứ tung”. Thậm chí
còn bị coi là quê, nếu không mở đầu câu chuyện bằng một câu chửi thề.
Chuyện học sinh chửi bậy thời nay đã trở thành bình thường. Hiếm khi đứng
trước cổng trường cấp 3 nào (kể cả trường chuyên, trường điểm) mà không
thấy bóng dáng vài áo trắng văng “phụ khoa” tứ tung.
Không chỉ nói tục, các bạn trẻ này còn chửi bới ủm tỏi nhau. Những từ như:
trâu, chó, heo,…được tận dụng tối đa. Thậm chí nhiều học sinh, sinh viên còn
gọi thầy, cô giáo đứng lớp dạy họ là “lão” ấy, “mụ” nọ… … Đó là một thực tế
trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng hiện nay.
o Văn hóa ăn mặc:
Ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong
giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt
chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố,
nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá quen mắt với hình ảnh các chàng trai,
cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn
cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở
nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần
đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động;
nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc
áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên
trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy
mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi
luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá
kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá
họ là những người không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Văn hóa ăn uống:
Thực trạng nam SV nhậu nhẹt quá đà. Không chỉ “hết mình” ở quán xá, SV

còn tụ tập tại phòng trọ tổ chức nhậu nhẹt, đàn hát, hò hét, cụng ly “trăm phần
trăm”, uống cho “thầy hết chịu nổi” và “mọi người phải kiêng nể”(?)… Tàn
cuộc nhậu là lời ra tiếng vào ồn ào không ai chịu nổi, là thiếu thốn nợ nần học
phí, là ẩu đả và cũng có thể là những hành vi vi phạm pháp luật. Không hiếm
SV phải bỏ học nửa chừng hoặc sa vào lao lý cũng bắt đầu từ nhậu…
Đối với chủ nhà trọ, mong muốn của họ là có người thuê và thu được tiền.
Vậy nhưng khi chấp nhận cho nam SV thuê trọ, họ cũng phải đối mặt với
nhiều hệ lụy. Phòng trọ bẩn thỉu nhếch nhác, hư hỏng, các khách trọ khác lần
lượt bỏ đi bởi không chịu nổi cách hành xử của “láng giềng”… Bởi vậy, một
số chủ nhà trọ thà chấp nhận để trống phòng còn hơn cho nam SV thuê.
Người ta “chê” khách trọ là nam SV bởi thực trạng đó. Vấn đề này thuộc vấn
đề văn hóa ăn uống mà dường như sinh viên nào cũng bỏ qua thậm chí không
quan tâm. Thực tế vẫn có những nam SV chịu khó học hành, ăn ở đàng hoàng
tử tế được mọi người xung quanh quý mến và trân trọng. Họ phải gánh chịu
hệ lụy từ chính bạn bè và điều đó làm cho nhiều người cảm thấy chạnh lòng…
Nếu chủ nhà trọ nào cũng “chê” thì nam SV trọ ở đâu để học hành?
o Văn hóa đi đứng:
Việc đua xe của các “quái xế” không còn là một nhóm nhỏ đua xe cá độ của
một số thanh niên ham mê tốc độ hay con nhà giàu rửng mỡ nữa, mà đã tăng
o

Trang 5 – Trần Anh Tiếng

cả về số lượng và quy mô. Đua xe đã lan rộng trong thanh niên thu hút hàng
ngàn người tham gia, có tổ chức khá chặt chẽ như việc thông báo cho nhau
khi có công an chặn bắt để tản ra chạy từng nhóm nhỏ lao vào các hẻm bên
đường để đối phó với lực lượng công an.
Thành phần không chỉ là những bất hảo hay thanh niên hư hỏng mà có cả học
sinh, sinh viên và một số thanh niên con nhà tử tế hay nữ thanh niên. Nếu như

trước kia đua xe chỉ xảy ra ở một số tuyến đường của vài quận trung tâm hay
con đường lớn vắng người thì nay lan ra khắp các con đường lớn nhỏ trong
các quận của thành phố. Khách quan mà nói, giới trẻ đam mê tốc độ và sẵn
sàng đánh đổi cả tính mạng của mình mà không chút băn khoăn. Khi gặp nạn
“quái xế” được bạn đua quay lại thu dọn “chiến trường” sạch sẽ và bốc hốt
người bị nạn khỏi hiện trường để thoát khỏi sự điều tra của cơ quan chức
năng. Đây cũng là điều đáng báo động đối với sinh viên nói riêng và giới trẻ
nói chung.
o Văn hóa cộng đồng:
Ở một góc độ nào đấy có thể coi “sống thử” là một chiêu bài để thử nghiệm.
Nếu coi “sống thử” như “sống thật” thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích
luỹ cho việc xây dựng cuộc sống hôn nhân bền vững sau này. Sống thử không
có trong truyền thống người Việt Nam. Nó là một xu hướng đã xảy ra ở châu
Âu vào thời kỳ giải phóng tình dục. Sau thời gian thoái trào, người châu Âu
đã quay lại với cuộc sống hôn nhân bền vững. Theo điều tra của một trường
đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691
sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn,
sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống thử” cao nhất ở
những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên “sống thử”
cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1
năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử
dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ
có 36% sẽ cưới. Một tình trạng đáng báo động về sự thiếu trách nhiệm và ý
thức trong vấn đề đạo đức của một bộ phận sinh viên khi xem nhẹ việc nạo
phá thai. Bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và đua đòi của một bộ phận sinh viên
thiếu thốn tình cảm cũng như ham muốn nhất thời đã làm những tệ nạn nạo
phá thai, trẻ em mồ côi, … làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
2. Nguyên nhân:
 Bản thân sinh viên:
Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự

do, coi thường vấn đề văn hóa ứng xử. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do
không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh
phúc của mình và người khác.
 Gia đình sinh viên:

Trước khi trở thành môt chàng hay nàng sinh viên thì ai cũng phải sống trong gia
đình được gia đình dạy dỗ và nuôi dưỡng, nên xét cho cùng thì việc hình thành
văn hóa ứng xử cho một người nói chung và sinh viên nói riêng thì cũng từ gia
đình mà ra. “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã
hội mới tốt đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà
gia đình trong xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như
người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật
Trang 6 – Trần Anh Tiếng

lộn với cuộc sống, với đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu,
mẹ bận việc nhà, thế là cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia
đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự
“quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy,
học thêm, học đàn, học nhạc, học võ… Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách
và la mắng. Dần dà con cái không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng
ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với
những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và
để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ
“đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”.
Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con
từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng
xem ra nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến
việc xây dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về
đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc

cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn
trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và
những chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư
cách là một con người?
 Nhà Trường:

Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đề
cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu
cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục văn hóa ứng xử cho người học gần
như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học đâu
chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá
trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và
biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng
điều xấu, bởi ta mới chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
Chính vì chỉ quan tâm đến việc nhồi nhét kiến thức nên trường học chỉ có thể đào
tạo ra những con người đầy tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính công cụ
nhưng không phải là những người trí thức thật sự. Chính vì không phải là người
trí thức nên những “sản phẩm giáo dục” ấy rất “hồn nhiên” gây tổn hại đến người
khác và vi phạm pháp luật. Lối sống tha hóa đạo đức thiếu văn hóa ứng xử của
một bộ phận không nhỏ của giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn
mạnh là do ảnh hưởng của những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.
 Xã hội:

Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện
tượng thiếu văn hóa ứng xử không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng
tuân theo “quy luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ
trước do những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Lối sống đó là do ảnh
hưởng của cuộc sống hiện đại. Có người đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao
nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện
đại bao nhiêu thì hình như con người càng làm nô lệ cho nhiều thứ chán nản, thất

vọng. Khi đó họ tìm đến với rượu bia, xì ke, ma tuý, thuốc lắc, ăn chơi trác táng.

Trang 7 – Trần Anh Tiếng

Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ đặc biệt là sinh
viên khó đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy
theo những giá trị vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn
về tiện nghi. Với xu thế đó, họ không có thời gian để thưởng thức những giá trị
tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào
dòng đời ngược xuôi tốc độ, cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình chân người đó
sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống
một cách lương thiện thì áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ăn
no mặc ấm, ăn sung mặc sướng”.
Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối
giáo dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả,
gian lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “múa
kiếm”, tham ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không thể không
khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành
vi đó bị trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ
sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. Từ đó, nẩy
sinh ra nhiều kiểu sống bệnh hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống văn
hoá
3. Giải pháp khắc phục:
 Đối với sinh viên:

Mỗi bạn sinh viên chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực văn hóa ứng xử của con
người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái
với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân
mình. Có ý thức giữ gìn bản sắc của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc đối với văn hóa

phương Tây đăc biệt trong thời kỳ kinh tế hội nhập chúng ta những chủ nhân của
đất nước cần phải sáng suốt và vững vàng trước những cám dổ và thử thách.
Xứng đáng là thế hệ nòng cốt và là tương lai của đất nước ta.
 Đối với gia đình sinh viên:

Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con
người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học
được nhân cách làm người, văn hóa ứng xử. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt,
gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau,
ứng xử đúng mực có văn hóa. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới
nhau, thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Hay nói cách khác, giới trẻ sống
trong gia đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông họ. Đồng thời, gia đình phải
sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ
cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha
thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau…
Đặc biệt quan tâm hỏi hang đối với những gia đình có con cái là sinh viên đi học
xa nhà vừa thiếu thốn tình cảm cũng như không được quản lý, thường xuyên
khuyên răng và dạy bảo từ xa.

 Về phía nhà Trường:
Trang 8 – Trần Anh Tiếng

Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải
quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà
trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ
khả quan hơn. Vấn đề này thấy rõ trong các trường Công giáo và các cơ sở nội
trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không
chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết
quan tâm yêu thương mọi ngưòi. “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy

kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải
là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”. Đặc biệt đối với Trường Đại Học,
sinh viên phải sống xa nhà với những thiếu thốn và không được quản lý thì nhà
trường phải thiết chặt việc giáo dục văn hóa ứng xử cũng như đạo đức cho sinh
viên.

 Về phía Xã Hội:

Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, tạo những cơ
hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực văn hóa ứng xử của xã hội, nhất là
những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội. Sinh
viên là tâng lớp trí thức của xã hội họ có khả năng tự đánh giá và học hỏi một
cách nhanh chóng nên cần thiết xây dựng một xã hội có những chuẩn mực văn
hóa ứng xử lành mạnh, đặt biệt cần lên án các hành vi tiếp tay làm hõng giới trẻ
học sinh sinh viên. Giới nghệ thuật đặt biết là tâng lớp ca sĩ ngày càng nhiều và
ăn mặc cũng như ngôn từ không ra đâu vào đâu mà vẫn để lên phim lên báo làm
ảnh hưởng không nhỏ.

Trang 9 – Trần Anh Tiếng

Kết luận

Nhìn lại lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có thể thấy
được trong mỗi sự kiện lịch sử đều có sự đóng góp to lớn của thế hệ thanh niên. Nổi
trội hơn cả là những chiến công do lớp lớp thế hệ thanh niên lập nên góp phần cùng
toàn dân tộc tạo nên thành công của hai cuộc kháng chiến thần thánh đánh tan bè lũ
thực dân, đế quốc giành lấy độc lập tự do để xây dựng nên nước Việt Nam hòa bình
thịnh vượng ngày hôm nay.
Chúng ta cũng thấy rằng sinh viên là một bộ phận tiên tiến trong thanh niên, là những

Xem thêm: Chia Sẽ Các Khóa Học Edumall Fshare, hướng dẫn Khóa Học Free

người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về một lĩnh vực chuyên môn nhất định,
có năng lực tư duy độc lập. Do đó, sinh viên cũng có vị trí và vai trò của thanh niên.
Nhưng với những đặc điểm riêng của mình, sinh viên sẽ là những người chủ tương lai
của đất nước, là những người sẽ nắm vận mệnh của đất nước, là thuyền trưởng lèo lái
con tàu cách mạng Việt Nam vượt qua những con sóng dữ của thời đại. Do đó, sinh
viên phải tu dưỡng đạo đức, văn hóa nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng, không
ngừng nâng cao năng lực học vấn cũng như năng lực chính trị và không ngừng rèn
luyện, thử thách để có một tư tưởng chính trị và đạo đức vững vàng.
Sinh viên nên tham gia các chương trình giao lưu văn hóa, du học, thì sinh viên sẽ là
những đại sứ văn hóa đem những tinh hoa văn hóa dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Họ
Trang 10 – Trần Anh Tiếng

sẽ giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về con người, đất nước, phong tục tập quán, các
di sản văn hóa cũng như danh lam thắng cảm của đất nước, từ đó thu hút về cho đất
nước một lượng lớn khách du lịch và làm nền du lịch nước nhà phát triển hơn.
Trong thời buổi kinh tế hội nhập và phát triển thì việc trao dồi và rèn luyện văn hóa
ứng xử cho sinh viên không còn là vấn đề bình thường mà là một vấn đề cấp bách hết
sức cần thiết. Bởi sinh viên là những chủ nhân của đất nước là tâm gương cho đàn em
sau này, một tấm gương sáng về vấn đề đạo đức, văn hóa, trí thức và cả ứng xử.

Tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mac-Lenin- TS
2.
3.
4.
5.

Hoàng Phong Hà.
Vị trí vai trò của sinh viên trong công cuộc xây dựng và phát triển đất

nước – Nguyễn Ngọc Sơn (Khoa Điện – Điện tử, Đại Học Bách Khoa.)
Sự cần thiết của văn hóa ứng xử – (Không rõ danh tính.)
Thực trạng văn hóa ứng xử sinh viên trên giảng đường hiện nay.- Lê Duy
Thực trạng văn hóa đạo đức của sinh viên hiện nay – Tailieu.vn

Trang 11 – Trần Anh Tiếng

Tài liệu liên quan

*

Văn hóa ứng xử của các doanh nghiệp Việt Nam đối với người tiêu dùng 21 643 1

*

Văn hoá ứng xử của các doanh nghiệp Việt Nam đối với người tiêu dùng 21 526 0

*

Tài liệu Luận văn báo cáo Thuế XNK ở VN thời kỳ hội nhập ppt 44 485 0

*

báo cáo khoa học “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc việt nam trong thời kỳ hội nhập toàn cầu” 4 1 12

*

giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật việt bắc 85 2 22

*

Nghiên cứu văn hóa ứng xử của nhân viên thuế trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 116 546 2

*

Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 118 3 12

*

tiểu luận Văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng tại Hà Nội 75 1 7

*

tiểu luận Văn hoá ứng xử trong giao thông đường bộ ở Hà Nội 15 1 0

*

văn hóa ứng xử của sinh viên hiện nay 9 6 149

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm: Cách Cân Bằng Phương Trình Hno3 = Cu(No3)2 + No + H2O, Hno3 (Axit Nitric) = Tat

(38.75 KB – 11 trang) – Tiểu luận Văn hóa ứng xử của sinh viên thời kỳ hội nhập

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận