tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.84 KB, 22 trang )

Đang xem: Tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………………………
A. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………1
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………………1
B. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………………………3
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………………………………………3
1, Khái niệm người khuyết tật…………………………………………………………………….3
2, Công tác xã hội với người khuyết tật……………………………………………………….3
3, Phân loại khuyết tật:………………………………………………………………………………3
4, Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:……………………………………………………….5
4.1. Nguyên nhân di truyền………………………………………………………………………..5
4.2. Tổn thương não và hệ thần kinh thời kỳ trước, trong và sau khi sinh…………5
4.3. Nguyên nhân gây khuyết tật do tai nạn………………………………………………….6
4.4. Nguyên nhân lão hoá do tuổi cao………………………………………………………….6
5. Thực trạng về NKT……………………………………………………………………………….6
5.1: Tình hình khuyết tật trên thế giới………………………………………………………….6
5.2: Tình hình NKT tại Việt Nam………………………………………………………………..7
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN……………………………………………………………………………..8
1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tinh Hòa Bình…………………..8
2. Trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình……………………………………………………………..9
2.1: Sự hình thành và phát triển của trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình………………9
2.2: Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………………………………9
2.3: Chức năng, nhiệm vụ………………………………………………………………………….9
3. Các hoạt động can thiệp hỗ trợ NKT tại tỉnh Hòa Bình…………………………….10
3.1: Khái quát về NKT tại tỉnh Hòa Bình……………………………………………………10
3.2: Can thiệp hỗ trợ trong dạy nghề và tạo việc làm……………………………………11
3.3: Can thiệp hỗ trợ trong vui chơi giải trí…………………………………………………12
3.4. Các hoạt động can thiệp trợ giúp về y tế và chăm sóc sức khỏe………………13
3.5: Các hoạt động can thiệp hỗ trợ khác……………………………………………………14

3.6. Đánh gái hoạt động trợ giúp của trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình…………..14
C.PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….16
I. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………..16
1.Kết luận………………………………………………………………………………………………16
2.Kiến nghị…………………………………………………………………………………………….16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………..18

DANH MỤC VIẾT TẮT
CTXH
NKT
ĐBSCL
NVCTXH

Công tác xã hội
Người khuyết tật
Đồng bằng sông Cửu Long
Nhân viên công tác xã hội

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của tổng cục điều tra Dân số và Nhà ở thì trong số 78,5 triệu
người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên ( số liệu thống kê năm 2009) có 6,1 triệu
người , tương ứng với 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên là người khuyết tật. Trong đó
có khoảng 385 nghìn người khuyết tật nặng. Số lượng này tuy thấp hơn nhưng
cũng rất gần với con số thống kê về số người khuyết tật nặng được nhận trợ cấp
thường xuyên từ Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội. Có thể thấy một cách
rõ rệt : Người khuyết tật là một bộ phận không nhỏ cần nhiều sự quan tâm từ cả

xã hội.
Người khuyết tật luôn là mối quan tâm của cộng đồng Quốc tế và của Đảng,
Nhà nước Việt nam. Suốt mấy thập kỷ qua xã hội đã có những chuyển biến tích
cực trong nhận thức, thái độ và hành động vì người khuyết tật. Người khuyết tật
không còn bị coi là gánh nặng của xã hội. Mọi vấn đề có liên quan đến người
khuyết tật đang được xem xét dưới góc độ quyền con người( Trên hết là các
quyền bình đẳng, quyền được sống một cuộc sống đầy đủ và được tôn trọng
phẩm giá). Người khuyết tật cũng mong muốn được tham gia đóng góp cho sự
phát triển xã hội trong khả năng vốn có của mình.
Tham gia ký kết Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, cùng với
quá trình đổi mới kinh tế, Việt nam đã ban hành nhiều chính sách, chương trình
trợ giúp người khuyết tật và gia đình người khuyết tật nhằm tạo mọi cơ hội cho
người khuyết tật tham gia, hoà nhập vào cộng đồng và có thêm cơ hội phát triển
khả năng của bản thân.
Tuy vậy, người khuyết tật ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và bất bình đẳng
trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những khó khăn mà họ phải đối mặt
chính là sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật ở
nước ta vẫn còn tồn tại ở nhiều phương diện trong cuộc sống như : trong học
tập, việc làm, trong tiếp cận với các dịch vụ công cộng … Vẫn còn nhiều người
1

khuyết tật chưa được tạo điều kiện để học văn hóa, học nghề. Các công trình
công chưa được xây dựng không phù hợp , thiếu đường đi cho xe lăn. Trong tình
yêu và hôn nhân, người khuyết tật vẫn còn bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Xuất phát từ chính những khó khăn mà những người khuyết tật gặp phải đòi
hỏi toàn thể cộng động cần phải chung tay góp sức giúp đỡ họ, hỗ trợ họ cả về
vất chất lẫn tinh thần, giúp họ bỏ qua mặc cảm, hòa nhập với xã hội, có thể tự
mình xây dựng, phát triển được cuộc sống. Vì mục đích nhân văn ấy mà có rất
nhiều văn bản pháp luật, đạo luật của Nhà nước được ban hành đề bảo vệ người

khuyết tật; các trung tâm hỗ trợ, phục hồi chức năng cho người khuyết tật được
xây dựng và trở thành địa chỉ tin cậy của họ. Có rất nhiều các trung tâm tổ chức
các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ đa dạng cho người khuyết tật như hỗ trợ về tâm lý,
hỗ trợ về sức khỏe, thể chất…Vậy trong tiểu luận này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
về các hoạt động can thiệp trợ giúp NKT tại 1 địa phương cụ thể, đó là tỉnh Hòa
Bình.

2

B. PHẦN NỘI DUNG
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1, Khái niệm người khuyết tật
Khuyết tật là thiếu hụt khả năng thực hiện hoạt động trong cuộc sống hoặc
trong phạm vi được xem là bình thường đối với con người. Khuyết tật làm sút
kém hoặc làm hạn chế khả năng thực hiện chức năng cá nhân bình thường hoặc
theo các mức yêu cầu của thần kinh và thể chất.
“Người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các di chứng
hoặc bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả
của chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần được xã hội
quan tâm giúp đỡ, bảo vệ”. ( Theo T.S Lê Văn Phú)
– Còn theo tổ chức y tế thế giới WTO, từ những kinh nghiệm trong lĩnh vực y
tế, đã có định nghĩa về khuyết tật như sau:
+ Khuyết tật bất kỳ là một sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào, để thực hiện
một hoạt động nào theo cung cách hoặc phạm vi được coi là bình thường của
một con người.
2, Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật là sử dụng những kỹ năng chuyên
nghiệp nhằm giúp đỡ những người khuyết tật có thể thực hiện chức năng xã hội
một cách hiệu quả để lấy lại niềm tin vào cuộc sống, tìm cho họ một cuộc sống

giản dị bình thường như bao người khác, tránh khỏi mặc cảm, tự ti tin tưởng vào
chính bản thân của họ. Đồng thời là cầu nối giữa những người khuyết tật với
những nguồn lực hỗ trợ bên ngoài để giúp họ có thêm sức mạnh cũng như điều
kiện để bắt đầu một cuộc sống mới.
3, Phân loại khuyết tật:
+ Khuyết tật vận động: (khoèo, cụt, liệt tứ chi, tê liệt thần kinh, vận động khó
khăn…) là những người có sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến
việc di chuyển, sinh hoạt và học tập.
3

+ Khuyết tật thị giác – khiếm thị: gồm những người bị khiếm khuyết thị giác,
khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động cần
sử dụng mắt.
+ Khuyết tật về thính giác – người khiếm thính: là người bị suy giảm sức
nghe ở những mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ, hạn chế về giao
tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lý khác của
họ.
+ Khuyết tật ngôn ngữ: là những người có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ
được biểu hiện như: Nói ngọng, nói lắp, nói không rõ, không nói được (câm,
điếc) mà không kèm theo bất cứ dạng khó khăn, khuyết tật nào khác như bại
não, đao, khuyết tật trí tuệ…Nghĩa là họ chỉ có tật ngôn ngữ mà không có tật
nào khác.
+ Khuyết tật về trí tuệ: là người có:

Chức năng hoạt động trí tuệ ở dưới mức trung bình một cách đáng kể

(IQ<70)

Hạn chế(khó khăn) ít nhất ở hai trong các lĩnh vực hành vi thích ứng với

môi trường và xã hội như: giao tiếp/ tương tác cá nhân, tự phục vụ, sinh hoạt
trong gia đình, sử dụng các tiện ích công cộng, các kỹ năng xã hội, tự định
hướng, kỹ năng học đường, giải trí, lao động, sức khỏe và an toàn.

Hiện tượng xuất hiện trước 18 tuổi.
+ Rối loạn thần kinh/ hành vi xa lạ dẫn đến kết quả là thần kinh, như tâm

thần phân liệt và suy nhược thần kinh.
+ Chứng động kinh bao gồm những người bị cơn động kinh từ việc mất khả
năng tập trung cho đến vô thức mang tính lâu dài với những hoạt động thần kinh
không bình thường ( kinh niên hoặc định kỳ)
+Mất cảm giác (bệnh hủi, bệnh phong) bao gồm những người bị nhiễm trùng
kinh niên tấn công các mô bề mặt, đặc biệt là da và dây thần kinh, phát triển
mạnh ở các phần phụ giống như là ngón tay,ngón chân.

4

4, Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên khuyết tật, tuy nhiên có thể đề cập tới
ba nhóm nguyên nhân sau đây:
4.1. Nguyên nhân di truyền
Đây là những nguyên nhân sinh học được thế hệ trước để lại trong cấu trúc của
mã gien, của nhiễm sắc thể, của kiểu hoạt động thần kinh, sự rối loạn trao đổi
chất…Các yếu tố này thường xuất hiện khi hình thành thai nhi, nguyên nhân thì
rất nhỏ, song thường đưa đến hậu quả nặng nề vì tổn thương ở hệ thần kinh và

xuất hiện rất sớm, trong thời kỳ bào thai
– Do sự bất thường của nhiễm sắc thể
– Các bệnh về trao đổi chất ở các tuyến, hạch: từ những chấn thương bẩm sinh
có thể dẫn đến tái phát trong quá trình phát triển, dẫn đến sự rối loạn trong trao
đổi chất và rối loạn về dinh dưỡng, những rối loạn này có thể dẫn đến khuyết tật,
tàn tật, khó khăn trong cuộc sống
4.2. Tổn thương não và hệ thần kinh thời kỳ trước, trong và sau khi sinh
a) Những tổn thương não trước khi sinh có thể xảy ra khi bà mẹ mang thai gặp
những nguy hiểm sau đây:
– Chửa đa thai
– Chảy máu dạ con
– Mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, bệnh xã hội như giang mai, lậu,
nhiễm HIV/AIDS
– Bệnh đái tháo đường
– Nhiễm độc thai nghén do sử dụng rượu, ma tuý, thuốc lá có thể dẫn đến chấn
thương ở hệ thần kinh, sinh con thiếu tháng
-Tuổi đời của mẹ quá trẻ hoặc quá lớn( < 20 tuổi hoặc > 45 tuổi)
– Sang chấn tâm lý
b) Tổn thương não, hệ thần kinh trong khi sinh
– Đẻ non, đẻ khó
– Đẻ ngôi ngược, trẻ bị ngạt khi sinh
5

– Sự bất thường của thai nhi( cuống rốn, nhau thai)
– Thời gian sinh kéo dài
– Biến chứng khi sinh do tiêm chủng, do thuốc, do can thiệp không kịp thời
c) Tổn thương sau khi sinh
– Do mắc bệnh viêm não, u não
– Do tiêm chủng có sai sót

– Do ngược đãi, đối xử tàn tệ
– Tai nạn trong quá trình chăm sóc như trẻ bị bỏng, bị ngã cầu thang,uống nhầm
thuốc…
– Do suy dinh dưỡng
4.3. Nguyên nhân gây khuyết tật do tai nạn
– Tai nạn chiến tranh( Trong tương lai nguyên nhân này có xu hướng giảm),
chủ yếu khuyết tật do hậu quả của bom mìn, của chất độc điôxin
– Tai nạn giao thông, nguyên nhân này có xu hướng gia tăng
– Tai nạn lao động
4.4. Nguyên nhân lão hoá do tuổi cao
– Mù, loà do suy giảm thị lực, do đục thuỷ tinh thể
– Điếc do suy giảm chức năng nghe
– Teo não, thoái hoá não, tổn thương não do tai biến, bệnh tật
– Bệnh xương , khớp, cơ có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động
– Bệnh sa sút trí tuệ(Alzheimer)
5. Thực trạng về NKT
5.1: Tình hình khuyết tật trên thế giới.
– Qua khảo sát trên 100 quốc gia về tình hình khuyết tật, tổ chức y tế thế giới
WHO chỉ ra rằng, khuyết tật là một trải nghiệm phổ biến và nó ảnh hưởng lớn
không những đến đời sống của cá nhân gia đinh NKT, mà còn tác động đến cả
cộng đồng và xã hội.
– Khảo sát y tế thế giới năm 2002-2004 của WHO ước tính rằng 110trieu
người (2,2%) có khó khăn đáng kể trong hoạt động. Trong khi đó, Nghiên cứu
6

gánh nặng bệnh tật toàn cầu ước tính 190trieu người (3,8%) có “ khuyết tật
nặng “ tương đương với tình trạng khuyết tât như liệt tứ chi, trầm cảm nặng
hoặc mất thị lực. Theo thống kê của WHO năm 2007, trên thế giới có khoảng
10% NKT tương đương với 650trieu người .Hơn 1 tỉ người, kể cả trẻ em ước

tính đang sống với NKT.
– Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu gây ra 2004 của WHO còn chỉ ra
rằng, số trẻ từ 0-14 tuổi trải qua khuyết tật trung bình hoặc khuyết tật nặng là 93
triệu trẻ ( 5.1%) trong đó 13 triệu trẻ gặp khó khăn nghiêm trọng. Dữ liệu điều
tra từ các quốc gia khảo sát được cho rằng: Trẻ em là dân tộc thiểu số, trẻ em
của các hộ gia đình nghèo, trẻ bị phân biệt đối xử và hạn chế tiếp cận dịch vụ xã
hội , trẻ bị thiếu cân và chậm phát triển, trẻ bị bạo lực gia đình… có khả năng bị
khuyết tật hơn so với những trẻ khác.
5.2: Tình hình NKT tại Việt Nam.
– Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng 5,3 triệu
NKT, chiếm khoảng 6,34% dân số , trong đó có 1,1 triệu người bị khuyết tật
nặng, chiếm 21,5% tổng số NKT. Bao gồm: 29,41% NKT vận động, 16,83%
NKT thần kinh, 13,84% NKT thị giác, 9,32% NKT thính giác, 7,08% NKT ngôn
ngữ… và 17% các dạng tật khác.
– Tỷ lệ nam là NKT cao hơn so với nữ do các nguyên nhân và hậu quả chiến
tranh, tai nạ lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích. NKT ở Việt Nam
đươc phân bố trên 8 vùng lãnh thổ như sau:
+ Vùng Tây Bắc : 157.369 người.
+ Vùng Đông Bắc: 678.345 người.
+ Vùng Đồng bằng Sông Hồng: 980.118 người.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: 658.254 người.
+ Vùng Duyên hải miền Trung: 749.489 người.
+ Vùng Tây Nguyên: 158.506 người.
+ Vùng Đông Nam Bộ: 866.516 người.
+ Vùng ĐBSCL : 1.018.341 người.
7

– Có thể thấy với sự phân bố như trên, việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ
hỗ trợ NKT của nhóm đối tượng này là rất khó khăn vì chủ yếu họ tập trung ở

vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
– Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỉ lệ cao nhất là khuyết tật vận động và
khuyết tật liên quan đến thần kinh trí tuệ, và tiếp đến là khuyết tật về thị giác,
còn lại các dạng khuyết tật khác đều ở mức dưới 10% so với tổng số NKT. Sự
phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc trong việc định hướng các hoạt
động trơ giúp NKT hòa nhập với cộng đồng và phát triển phù hợp với nhu cầu
thiết yếu của NKT.
– Dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do tác động
của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh tại Việt Nam, tai nạ giao thông, tai nạn lao động và hậu quả của thiên
tai.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tinh Hòa Bình.
– Về đặc điểm tự nhiên: Là một tỉnh miền núi ở phía Bắc nước ta, cách Hà Nội
khoảng 76 km về phía Tây. Ranh giới thành phố Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện
Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), phía Đông giáp các huyện Kỳ Sơn và Kim Bôi, phía
Nam giáp huyện Cao Phong, phía Tây giáp huyện Đà Bắc. Tổng diện tích tự
nhiên của thành phố là 14.784 ha (chiếm 2,9% diện tích toàn tỉnh), dân số trung
bình là trên 96.667 người (chiếm 10,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 608
người/km2. Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện
tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển
tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 – 150 m. Tiếp đến là phần
trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây
dựng và phát triển đô thị.
– Về kinh tế: Cùng với những nét văn hóa đặc sắc, thành phố Hòa Bình còn được
biết đến là một thành phố trẻ, năng động, với những tiềm năng lớn trong phát
triển kinh tế. hiện nay thành phố Hòa Bình đã có những chiến lược lâu dài trong
8

thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Hiện nay thành phố Hòa Bình đã có 700
doanh nghiệp và 1.800 hộ kinh doanh cá thể, 11 hợp tác xã hoạt động sản xuất,
kinh doanh hiệu quả trên các lĩnh vực.
– Về văn hóa – xã hội: Ở thành phố Hòa Bình phổ biến nhiều phong trào bình
đẳng xã hội. Cá băng rôn tuyên truyền về các dịch bênh, các nét văn hóa, truyền
thống tỉnh nhà được đông đảo mọi người dân quan tâm. Các hình thức tuyên
truyền, thông báo ngày càng đa dạng hơn từ phát tờ rơi, băng rôn, các cuộc thi
hay các hội diễn,…
2. Trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình.
2.1: Sự hình thành và phát triển của trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình.
Trung tâm CTXH tình Hoà Bình có địa chỉ tại Khu 3, thị trấn Kỳ Sơn, huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Trước đây, nó có tên là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Hòa Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2013 trung tâm được đổi tên thành Trung tâm
Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
Hiện nay, Trung tâm Công tác xã hội đang nhận nuôi 136 đối tượng, trong đó có
61 người tâm thần, 16 người tàn tật, 36 trẻ em mồ côi, 15 người cao tuổi, còn lại
là các đối tượng lang thang, cơ nhỡ khác.
2.2: Cơ cấu tổ chức.
– Gồm giám đốc, 2 phó giám đốc, và 5 phòng ban là:
+ Phòng tư vấn và chăm sóc đối tượng.
+ Phòng CTXH và đào tạo.
+ Phòng tổ chức hành chính.
+ Phòng y tế và phục hồi chức năng.
+ Khoa quản lý tâm thần.
2.3: Chức năng, nhiệm vụ.
– Tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật,
người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS diện không nơi nương tựa; nuôi giữ
những người tâm thần, lang thang trên địa bàn tỉnh.
– Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn và
9

thực hiện các dịch vụ chăm sóc ban đầu, phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, trợ
giúp, phục hồi chức năng, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối
tượng bảo trợ xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội và cộng đồng.
– Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp cho các nhóm đối tượng (trong lĩnh vực bảo trợ
xã hội với người khuyết tật, người cao tuổi, người dễ bị tổn thương…), các dịch
vụ về giáo dục – xã hội và nâng cao năng lực; dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
ngắn hạn, dài hạn trong trường hợp không thể sinh sống ở gia đình, cộng đồng.
Quản lý đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội; phát triển cộng đồng;
tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức.
– Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất
cho đối tượng. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh
khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi; hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng
đồng.
– Tư vấn, trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp
với các cơ quan chức năng, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp
để bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc phù
hợp.
– Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng, giám sát và rà soát lại các
hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.
3. Các hoạt động can thiệp hỗ trợ NKT tại tỉnh Hòa Bình.
3.1: Khái quát về NKT tại tỉnh Hòa Bình.
– Theo thống kê, toàn tỉnh hiện nay có 22.038 người khuyết tật, chiếm 3%
dân số của tỉnh, với các dạng tật như:
+ Khuyết tật vận động, nghe nói, nhìn.
+ khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần.
– Trong đó, người khuyết tật không có khả năng lao động 6.123 người, chiếm
27,7%. Phần lớn những người khuyết tật trong địa bàn tỉnh đều thuộc hộ nghèo,
đời sống gặp nhiều khó khăn

10

3.2: Can thiệp hỗ trợ trong dạy nghề và tạo việc làm.
Ngày 29/5/2018, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Khai
giảng lớp Học nghề Mây tre đan cho 20 học viên là Người khuyết tật đang được
nuôi dưỡng tại Trung tâm.

Đây là lớp dạy nghề đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm Công tác xã hội dành
cho những người khuyết tật. Với những hoạt động dạy nghề nhằm trang bị
những kỹ năng cơ bản trong việc đào tạo nghề mây tre đan cho người khuyết tật.
Sau khóa đào tạo 2 tháng, các học viên có thể sản xuất ra các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ mây tre đan truyền thống của địa phương có chất lượng tốt, phong phú
về mẫu mã, chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo sau khóa học sẽ giúp cho các
học viên sau khi tái hòa nhập cộng đồng có thêm cơ hội tìm được việc làm phù
hợp, sớm ổn định cuộc sống và có thu nhập ổn định.
– Ngoài ra, tại tỉnh Hòa Bình người khuyết tật luôn được các cấp chính quyền
quan tâm, trong đó có Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành (Trung tâm) một tổ chức hoạt động xã hội nhân đạo mang tính nhân văn sâu sắc.
+ Là một cơ sở dạy nghề tư thục được thành lập đầu tiên của tỉnh Hòa Bình,
hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề may, mộc, mây tre đan, chổi chít. Trung tâm
đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong lĩnh vực dạy nghề cho người
khuyết tật, va những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trải qua 13 năm

11

hoạt động, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học, nhưng bằng lòng nhiệt huyết và quyết tâm vượt mọi khó khăn, các cán bộ

cùng thầy và trò của Trung tâm đã nuôi dạy và đào tạo được gần 2.700 học viên,
trong đó có 850 học viên là người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cam.
Hiện tại, Trung tâm đã ổn định được tổ chức sản xuất với số lao động là người
khuyết tật và người nghèo đang làm việc tại đây là 35 học viên. Mọi người đều
được Trung tâm chăm lo ổn định cuộc sống, với mức thu nhập hàng tháng từ
1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng/tháng. Trong đó, nhiều người đã có nghề,
có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
+ Từ năm 2009 đến năm 2014, Trung tâm đã tổ chức dạy nghề mây tre đan
tại các xã, bản, mỗi năm mở được 03 – 04 lớp, mỗi lớp khoảng 25 – 32 người.
Hiện lớp học may, tuy đa số các em đều tàn tật nhưng đều biết chăm sóc lẫn
nhau và coi Trung tâm chính là ngôi nhà chung của mình. Các em chăm chỉ làm
việc, có nhiều em tiết kiệm được tiền gửi về cho gia đình. Bên cạnh việc đào tạo
nghề, Trung tâm Long Thành còn thường xuyên tổ chức các phong trào, hoạt
động văn hóa, văn nghệ, tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, rằm trung thu hàng năm
để các học viên được giao lưu, học hỏi; trao tặng quà, hỗ trợ cho các em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn…
3.3: Can thiệp hỗ trợ trong vui chơi giải trí.
Ngoài các hoạt động can thiệp hỗ trợ về dạy nghề và tạo việc làm, trung tâm
CTXH tỉnh Hòa Bình còn tổ chức các hoạt động giải trí, giao lưu văn nghệ cho
người khuyết tật:
+ Nhân dịp kỷ niệm 38 năm người khuyết tật Việt Nam, trung tâm đã tổ chức
giao lưu văn nghệ thể thao dành cho người khuyết tật.

12

Hoạt động đã mang lại rất nhiều ý nghĩa, giúp những người khuyết tật vui
vẻ hơn, lạc quan hơn, và có thể gặp được nhiều người, giao lưu chia sẻ giúp
cuộc sống của họ thêm vui tươi và có ý nghĩa hơn.
3.4. Các hoạt động can thiệp trợ giúp về y tế và chăm sóc sức khỏe.

– Với 15 cán bộ, viên chức làm công tác y tế, với phương châm “lương y như
từ mẫu”, các đối tượng bảo trợ xã hội luôn được quan tâm, chăm sóc chu đáo.
Trung tâm CTXH tỉnh đã tham mưu, đề xuất thực hiện quy chế phối hợp liên Sở
LĐ-TB&XH – Y tế trong chăm sóc sức khỏe đối tượng bảo trợ xã hội trên địa
bàn tỉnh.
– Đặc biệt, Trung tâm CTXH tỉnh cũng nuôi dưỡng 108 người khuyết tật thần
kinh tâm thần nặng (chiếm 2/3 đối tượng quản lý). Cùng với điều trị bệnh, Trung
tâm đẩy mạnh công tác trị liệu, liệu pháp tâm lý, lao động trị liệu.
– Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các tổ chức y tế, các ban ngành đoàn
thể trong địa bàn tỉnh, tuyên truyền, vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng
hộ đóng góp quỹ hội để thăm tặng, trợ giúp những người khuyết tật dạng nhẹ có
thể được phẫu thuật điều trị phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình hay trao
13

tặng xe đạp, xe lăn, xe đẩy…
3.5: Các hoạt động can thiệp hỗ trợ khác.
– Năm 2017, dự án triển khai tại 5 xã và đã trao 62 con bò giúp các gia đình
có hội viên khuyết tật tăng thêm thu nhập.
– Với mong muốn các dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp xã hội được cung cấp
tới cộng đồng, Trung tâm đã cử cán bộ đến các xã, phường, thị trấn khảo sát,
nắm bắt và tư vấn, trợ giúp, cung cấp dịch vụ cho đối tượng có nhu cầu trong đó
có người khuyết tật. Các phong trào của các tổ chức đoàn thể cũng phát triển
mạnh.
– Bên cạnh đó, hàng năm trung tâm CTXH tỉnh cũng phối hợp với Hội Bảo
trợ NTT&TMC, Sở LĐ,TB&XH, Hội Chữ thập đỏ thường xuyên tuyên truyền
vận động cộng đồng trợ giúp người tàn tật như: xây dựng, nâng cấp nhà tình
nghĩa, khám chữa bệnh miễn phí và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao
phù hợp với người khuyết tật.
– Trung tâm CTXH tình cũng đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát

Xem thêm: Diện Tích Bồn Cầu – Và Bồn Rửa Tay Thích Hợp

triển bền vững tiếp nhận, xây dựng kế hoạch hoạt động tình nguyện cho 15 tình
nguyện viên quốc tế đến hỗ trợ chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng
khuyết tật. Với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, nâng bước người yếu thế,
trong tháng 3, 4 và tháng 5/2018, Trung tâm tổ chức khám sức khỏe miễn phí
cho gia đình chính sách, người cao tuổi thị trấn Kỳ Sơn; giao lưu văn nghệ, thể
thao nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam…
3.6. Đánh gái hoạt động trợ giúp của trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình
Qua những hoạt động mà trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình đã triển khai để trợ
giúp NKT trong tỉnh ta có thể nhận xét như sau :
+ Đã tạo được việc làm cho NKT
+ Có những chương trình văn nghệ vui chơi giải trí giúp ngươi khuyết tật vui
vẻ lạc quan và hòa nhập hơn với cộng đồng.
+ Kết nối NKT đến các dịch vụ hỗ trợ, y tế giúp NKT được điều trị và có các
dụng cụ hỗ trợ khác.
14

+ Tuy nhiên số NKT được trợ giúp và tiếp cận các dịch vụ chưa cao, mới chỉ
có chủ yếu những NKT ở thành phố, trung tâm các thị trấn huyện được tiếp cận
các dịch vụ…

15

C.PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nghèo ở phía Bắc nước ta, dân số cũng chủ yếu
là người dân tộc và đời sống còn nhiều khó khăn, số người được tiếp cận dịch vụ
còn chưa nhiều. Tuy nhiên, trung tâm CTXH tỉnh đã cố gắng nỗ lực lớn để giúp

nhiều NKT nhất có thể tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ… Bên cạnh những thuận
lợi đã có thì trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng
với nền tảng triết lý đúng đắn, trung tâm CTXH tỉnh Hòa Bình cũng đã tổ chức
được nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa dành cho NKT.
Các cán bộ, nhân viên tại trung tâm dù không phải tất cả đều được đào tạo về
chuyên ngành CTXH nhưng các hoạt động mà họ tham gia đã thể hiện rõ vai trò
của họ trong tư cách là nhân viên CTXH.Tất cả cùng đang cố gắng, chung tay
giúp đỡ những NKT và những người có hoàn cảnh khó khăn khác có thể hòa
nhập với cộng đồng, có được một cuộc sống đầy đủ tốt đẹp hơn, góp phần đưa
đất nước ta ngày càng phát triển và đổi mới đi lên.
2.Kiến nghị.
– Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa trung tâm với các tổ chức, chính quyền và
các nguồn lực xã hội cùng chung tay giúp đỡ, tạo điều kiện để NKT hòa nhập
một cách tốt nhất với cộng đồng, xã hội.
– Thực hiện các chương trình dịch vụ mang tính xã hội, nhằm trợ giúp NKT
khắc phục những khó khăn do NKT mang lại.Tạo điều kiện để NKT có thể tự
chăm sóc bản thân và cao hơn nữa là có cơ hội được đóng góp cho đất nước và
xã hội.
– Đối với những NVCTXH tại trung tâm cần phải đảm bảo 7 nguyên tắc của
nghề nghiệp. Ngoài kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật nặng kể cả nghe khó
và nói khó, các NVCTXH cũng biết cách giúp đỡ NKT sử dụng các dụng cụ
phương tiện hỗ trợ như: kỹ thuật đẩy xe lăn đi trên đường, lên dốc, lên cầu
16

thang, vượt chướng ngại vật v.v… và thực hiện các nguyên tắc chấp nhận, tôn
trọng, giữ bí mật, hỗ trợ để thân chủ tự giải quyết khó khăn, tạo mối quan hệ tốt
và luôn ý thức về công việc trợ giúp cá nhân. Khi các NVCTXH đã trở thành trợ
thủ đắc lực, người khuyết tật có thể tự tin hơn, để từ đó tiếp tục góp phần
khuyến khích anh chị em người khuyết tật khác xoá bỏ bi quan, tự tin sống độc

lập.
– Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân… đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình,
phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung
cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật sẽ được hưởng chính sách ưu đãi xã
hội hóa theo quy định của pháp luật, tăng cường các chính sách nhằm hỗ trợ
người khuyết tật, .

17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

ctxh.hoabinh.gov.vn.
baohoabinh.com.vn
tinhuyhoabinh.vn
Giáo trình CTXH với người khuyết tật.
Doc.edu.vn

DANH MỤC VIẾT TẮT
18

CTXH
NKT
ĐBSCL

NVCTXH

Công tác xã hội
Người khuyết tật
Đồng bằng sông Cửu Long
Nhân viên công tác xã hội

19

Tài liệu liên quan

*

Tiểu Luận Công tác xã hội với người cao tuổi 19 16 53

*

Tiểu luận: Công tác xã hội với người có HIV Những vấn đề lý luận và thực tiễn 90 7 26

*

Tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật 19 24 97

*

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp một người khuyết tật cụ thể 21 3 13

*

ỨNG DỤNG CÁC KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG CAN THIỆP TRỢ GIÚP CHO THÂN CHỦ HẢI 25 2 6

*

Công tác xã hội với người khuyết tật vận động (Trường hợp tại làng Hữu Nghị xã Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội) 26 3 8

*

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp trẻ em nghèo khuyết tật vận động 18 1 9

*

Phương pháp quản lý ca trong công tác xã hội với người khuyết tật 13 5 2

*

Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca 18 2 2

Xem thêm: Tất Cả Các Phương Trình Hóa Học Lớp 8, Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Lớp 8

*

Những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật 26 1 0

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận