Danh Mục Đề Tài Tiểu Luận Chủ Thể Của Luật Dân Sự, Tiểu Luận Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.23 KB, 19 trang )

Đang xem: Tiểu luận chủ thể của luật dân sự

CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰI. Lời nói đầuCon người là chủ thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Nhà nước ra đời với bản chất gia cấp đồng thời cũng mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện bằng việc thông qua các cơ quan quyền lực của mình, nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ chủ yếu và quan trọng xã hội. Nói như vậy có nghĩa là nhà nước điều chỉnh con người trong xã hội thông qua việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.Nói riêng về các mối quan hệ trong xã hội dân sự, luật pháp nước ta chia làm hai mảng chính: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nhưng điều đó không nói lên rằng quan hệ dân sự thiếu tính đa dạng mà chính là thể hiện sự phức tạp của vấn đề.Tham gia vào các mối quan hệ pháp luật dân sự, con người thể hiện những tư cách chủ thể khác nhau.Ví dụ: A bán cho B vòng vàng với giá 500 nghìn đồng. Xét về tư cách tham gia quan hệ xã hội này : giả sử A, B > 18 tuổi , có đầy đủ nănglực hành vi,tư cách chủ thể tham gia của A và B được xét như sau: + A và B tham gia với tư cách là cá nhân – một chủ thể trong quan hệ pháp luật dânsự.+ A với tư cách là pháp nhân ( chủ tiệm vàng ) , B với tư cách là cá nhân Qua sự phân tích về tư cách tham gia mối quan hệ pháp luật dân sự, có thể thấy tùyvào tính chất, sự đại diện chủ thể mà A và B tham gia vào quan hệ pháp luật dân sựcó thể với tư cách là chủ thể này hoặc chủ thể khác.Tại sao phân chia tư cách chủ thể? Một lý do có thể thấy: trong dân sự các chủ thể tham gia với mong muốn đó là sự giao dịch này phải có đảm bảo được độ tin cậy, người tham gia làm sao thoả mãn được ý chí của mình ( có thể giao dịch hoặc không thể giao dịch ). Luật dân sự có quy định riêng cho mỗi chủ thể tham gia, tínhbảo đảm tư cách chủ thể được luật dân sự đảm bảo về quyền và nghĩa vụ: cá nhân tham gia có quyền, nghĩa vụ khác với quyền và nghĩa vụ pháp nhân tham gia.Vì những vấn đề trên, chúng ta sẽ nghiên cứu con người với tư cách chủ thề trong quan hệ pháp luật dân sự. Và vấn đề nghiên cứu đề cập trong bài nghiên cứu này
là: con nguời tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân – một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.II. Nội Dung 1. Khái niệm về cá nhân _ chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quan điểm của các nhà làm luật. Trước hết chúng ta làm rõ thế nào là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và những ai được coi là chủ thể đó? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do luật Dân sự điều chỉnh. Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân , pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các loại chủ thể khác.Trong các loại chủ thê nêu trên thì con người, những thành viên của xã hội có vai trò quan trọng nhất. Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về việc xác định khái niệm cá nhân hay thể nhân để nói về chủ thể là con người trong quan hệ pháp luật dân sự. Con người là chủ thể được xác định trong quan hệ pháp luật thuộc nhiều ngành luật, trong đó có luật dân sự. Tuy nhiên khái niệm “con người” là chủ thể thường được xác định trong quan hệ pháp luật mang tính chính trị_ pháp lý. Còn công dân là khái niệm dùng để xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ với Nhà nước. Hiện nay trên thể giới những nước như Liên bang Nga sử dụng khái niệm “công dân” cùng với khái niệm “thể nhân” trong luật dân sự để chỉ chủ thể tham gia là người nước ngoài và người không quốc tịch. Luật dân sự Đức thì lại không sử dụng khái niệm “công dân” mà sử dụng khái niệm “thể nhân” để chỉ chủ thể là cá nhân trong luật dân sự. Bên cạnh đó thì bộ luật dân sự Pháp lại sử dụng khái niệm “cá nhân” để phân biệt với chủ thể là “pháp nhân”. Ở Việt Nam chúng ta khái niệm “thể nhân” chưa được sử dụng để phân biệt với chủ thể là pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự. Cá nhân là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách chủ thể,
cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự nghĩa là phải được pháp luật thừa nhận có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhâna. Khái niệm Theo khoản 1, điều 14 BLDS năm 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Khả năng có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là khả năng để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật dân sự cho phép. Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là điều kiện cần để cá nhân có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự và trở thành chủ thể của quan hệ đó.b.Đặc điểmNăng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật dựa trên cơ sở pháp triển của nền kinh tế văn hóa, xã hội, Ở nước ta năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được ghi nhận từ điều 14 đến điều23 BLDS 2005.”Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính không tách rời, nó phát sinh vào thời điểm người đó sinh ra và mất đi khi người đó chết”. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau (tính bình đẳng). Tuy nhiên một số quyền gắn với nhân thân và bản chất sinh lý của con người thì cá nhân chỉ có được khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất định (quyền vợ chồng, cha mẹ, giám hộ). Các quyền nhân thân và tài sản của người đã thành thai được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong trường hợp người đó sinh ra và con sống.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là không thể chuyển giao và nó không bị hạn chế, trừ trường hợp có căn cứ pháp luật. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhânlà tổng thể các quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân được pháp luật quy định. Điều 15 BLDS quy định:Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây: 1.Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; 2.Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhâna. Khái niệm Theo điều 17 BLDS: năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.b. Đặc điểm Năng lực hành vi dân sự gắn với độ tuổi và trạng thái sức khẻo tinh thần của cá nhân. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đủ mười tám tuổi trở lên (người đã thành niên) là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi củamình và ý thức được hậu quả hành vi của mình gây ra. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân thể hiện ở hai khía cạnh: khả năng giao dịch (năng lực thực hiện giao dịch) , khả năng gánh chịu trách nhiệm (độc lập chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình).c. Phân loạiNăng lực hành vi dân sự của cá nhân được phân định thành các mức độ sau đây:- Người đủ từ mười tám tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm cho người đó không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc không bị toà án tuyên bố là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tham gia vào mọi quan hệ phápluật dân sự, tự chịu trách nhiệm về những hành vi của bản thân và trở thành chủ thểcủa các quan hệ pháp luật dân sự mà người đó đã tham gia. – Người đủ từ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi là người có năng lực hành vi một phần, vì vậy khi người này xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm mục đích sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi như mua sách vở, đồ dùng học tập Trong trường hợp người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo và thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
– Người chưa đủ sáu tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự, vì vậy mọi giao dịch dân sự có liên quan đến người chưa đủ sáu tuổi đều cần phải có người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ) xác lập thực hiện.- Đối với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người đó mất hành vi dân sự trên cơ sở giám định của các cơ quan có thẩm quyền. Mọi giao dịch của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại theo pháp luật xác lập, thực hiện.- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự* Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của giađình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyểt định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. * Người đại diện theo pháp luật của người hạn chế năng lực hành vi dân sự và vi phạm đại diện do toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày.* Khi không còn tuyên bố căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.4. Quyền nhân thânVới tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân có hàng loạt dấu hiệu và thuộc tính tự nhiên, xã hội mà trên cơ sở đó phân biệt các cá nhân với nhau đồng thời có ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của cá nhân đó. Các thuộc tính đó là tên, quốc tịch, độ tuổi, tình trạng gia đình, giới. Từ những thuộc tính này, luật quy định mỗi người tham gia vào quan hệ pháp luật với tên (họ) nhất định (nhân danh mình) với quốc tịch, độ tuổi và giới xác định. Các thuộc tính này được xác định ngay từ khi khai sinh cùng với việc đăng ký khai sinh.Các quyền nhân thân của cá nhân có thể được phân chia thành hai loại: quyền nhân
thân phi tài sản không gắn với tài sản và quyền nhân thân phi tài sản có gắn với tài sản. Loại quyền thứ nhất là quyền không thể chuyển giao, còn loại quyền thứ hai là loạiquyền liên quan đến sở hữu trí tuệ có những quyền có thể chuyển giao.Điều 24 BLDS 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.5. Hộ tịch và nơi cư trú của cá nhânHộ tịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung năng lực chủ thể của cánhân trong quan hệ pháp luật dân sự. Hộ tịch của cá nhân là một thuật ngữ pháp lý dân sự được sử dụng lâu đời, đặc biệtlà vào thời kỳ trước và sau năm 1945, những việc dân sự và thương mại thường được gọi là “việc Hộ”. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hộ tịch của cá nhân là tổng hợp tất cả các sự kiện, các thông tin cơ bản về một cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, mang những quyền và nghĩa vụ do luật định như cácquyền và nghĩa vụ về chính trị, về tài sản, về nhân thân Nói đến hộ tịch là nói đếntình trạng, địa vị dân sự của công dân, nghĩa là chỉ rõ những sự kiện cá thể hoá cá nhân đó ( họ, tên, tên đệm, quốc tịch, giới, độ tuổi) chỉ rõ năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đó trong các lĩnh vực dân sự, lao động và tình trạng gia đình.Như vậy, hộ tịch là tất cả những sự kiện (hành vi hoặc sự kiện) pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Việc xác định các sự kiện pháp lý về hộ tịch liên quan đến địa vị dân sự cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Các sự kiện đó đựơc quy định tại điều 54 BLDS 1995, bao gồm: sinh tử kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi tên, họ, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch.Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. (điều 52 BLDS 2005)
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định trên thì nơi cư trú là nơi người đó đang sống (điều 52 khoản 2 BLDS).Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ pháp luật dân sự. Xác định nơi cư trú là cơ sở để xác định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, như nơi mở thừa kế, nơi để tống đạt các giấy tờ, nơi được xác định các thẩm quyền của Toà án giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, 6.Giám hộa. Khái niệm Điều 58 BLDS: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện để chăm sóc vàbảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ). Giám hộ là một hình thức bảo vệ pháp lý, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối với người chưa thành niên, đặc biệt là những trẻ em dưới mười lăm tuổi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm giữa người thân thích và phát huy truyền thốngtương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” giữa các thành viên trong cộng đồng.b. Người được giám hộ: Khoản 2 điều 58 BLDS 2005Bộ luật dân sự quy định rộng rãi phạm vi những người cần được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ về mặt pháp lý (người được giám hộ) bao gồm:- Người chưa thành niên từ mười tám tuổi trở xuống mà không cón cha, mẹ; không xác định được cha, mẹ; hoặc cha mẹ đều mất khả năng dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc tuy cha mẹ cònnhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên ( như cha mẹ đều đang thi hành án tù, cha, mẹ đi công tác xa nhà lâu ngày, ) và nếu cha, mẹ có yêu cầu cử người giám hộ cho con chưa thành niên của mình. – Người mất năng lực hành vi do các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
mà không có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình cũng như người buộc phải giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. c. Người giám hộ:Người giám hộ là người thay mặt cho người được giám hộ trong các quan hệ pháp luật dân sự và chăm sóc, giáo dục người giám hộ, vì vậy Điều 60 BLDS 2005 quy định người có đủ các điều kiện cần thiết sau đây mới có thể làm người giám hộ: *Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;*Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;*Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ. Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng mộtngười chỉ có thể được một người giám hộ.Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng trong trường hợp người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự là cha, mẹ của người đó hoặc người giám hộ của người chưa thành niên là ông, bà nội hoặc ông bà ngoại của người đó. d.Các hình thức giám hộ trong Bộ luật dân sự• Giám hộ đương nhiên: điều 61 BLDS 2005Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên trước hết là cha, mẹ của người đó. Nếu người chưa thành niên không có cả cha và mẹ, không xác định đượccha, mẹ hoặc cả cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hànhvi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu thì người giám hộ đương nhiên sẽ được xác định theo thứ tự sau:- Nếu anh, chị em ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên, nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện để làm người giám hộ thị anh, chị tiếp theo là người giám hộ.- Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủđiều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người
giám hộ, nếu không có ai trong những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.Đối với những người mất năng lực hành vi dân sự thì những người giám hộ đương nhiên được xác định theo thứ tự ưu tiên sau: Chồng và vợ với nhau. Con đối với cha mẹ. Cha mẹ đối với con.• Cử người giám hộ: điều 63 BLDS 2005 Việc cử người giám hộ do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của người giám hộ thực hiện trong trường hợp chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên. Việc cử người giám hộ phải được thành lập bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, tình trạng tài sản của người giám hộ. Cá nhân làm người giám hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ- Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sựhoặc người bị kết án nhưng chưa xoá được án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khẻo, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.7. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộGiám hộ là một chế định pháp luật nhằm hộ trợ năng lực chủ thể quan hệ pháp luật dân sự cho các cá nhân không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Người làm giám hộ chủ yếu là để thực hiện trách nhiệm công dân của mình, trách nhiệm của những người khẻo mạnh đối với người đau yếu, của người lớn đối với trẻ nhỏ Lợi ích lớn nhất của người giám hộ là giá trị tinh thần trong hoạt động thực hiện giám hộ của mình.a. Nghĩa vụ Pháp luật dân sự quy định về nghĩa vụ của người giám hộ rất cụ thể tại các điều 65,66,67,69 BLDS 2005. Người giám hộ phải thực hiện những nghĩa vụ chủ yếu như: chăm sóc, giáo dục người được giám hộ (nếu người đượcgiám hộ dưới mười lăm tuổi); hoặc chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ (nếungười giám hộ mất năng lực hành vi dân sự); đại diện cho người được giám hộ, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác. Ngoài ra người giám hộ còn phải có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ theo quy định của pháp luật.Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.b. Quyền Điều 68 BLDS 2005 Quy định người giám hộ có các quyền sau đây:* Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;* Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;* Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.8. Chấm dứt việc giám hộ: điều 72 BLDS 2005Giám hộ xuất hiện liên quan đến những hoàn cảnh đặc biệt của người được giám hộ, vì vậy nếu những hoàn cảnh đó được khắc phục hoặc không tồn tại nữa thì giám hộ chấmb dứt. Dựa trên các nguyên tắc sau: – Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đấy đủ (đã đủ mười tám tuổi và tinh thần phát triển bình thường). – Toà án có quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giám hộ. – Người được giám hộ chết thì không cần người giám hộ nên giám hộ đương nhiênchấm dứt. – Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình đối với con chưa thành niên. Khi việc giám hộ chấm dứt, trong thời gian ba tháng, kể từ ngày điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản của người được giám hộ trong trường hợp người được giám hộ đã là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủn hoặc thanh toán lại tài sản cho cha, mẹ của người được giám hộ trong các trường
hợp chấm dứt giám hộ khác. 9. Thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú; Tuyên bố mất tích tuyên bố chếta. Khái niệm: Việc vắng mặt trong một thời gian dài nhất định của một người tại nơi cư trú, nếu không xác định được nơi ở hiện tại của người đó có ảnh hưởng lớn đến các chủ thểkhác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Nếu vắng mặt lâu dài có thể tổn hại, thất thoát tài sản của người đó không có ai quản lý.b. Thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trúTheo quy định tại điều 74 BLDS 2005 yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặttại nơi cư trú được đặt ra khi một người biệt tích sáu tháng liên tục trở lên. Người có quyền yêu cầu là người có quyền và lợi ích liên quan. Mặc dù bộ luật không quyđịnh cụ thể nhưng có thể hiểu người có quyền lợi ích liên quan là những người có quan hệ hôn nhân, gia đình với người biệt tích, là người chủ nợ hoặc cho thuê tài sản, Cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu là Toà án, trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định.c. Tuyên bố mất tíchTheo điều 78 BLDS 2005, một người có thể bị tuyên bố mất tích khi có đủ các điều kiện sau: – Đã biệt tích hai năm trở lên – Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. – Vẫn không có tin tức xác thực về người đó còn sống hay đã chết. – Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan gửi đến Toà án.Toà án là cơ quan duy nhất có quyền ra quyết định tuyên bố một người bị mất tích.d. Tuyên bố một người là đã chếtViệc tuyên bố một người là đã chết được Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dântheo yêu cầu của người có quyền,lợi ích liên quan khi có các căn cứ theo quy định tại điều 81 BLDS 2005.

Xem thêm: trắc nghiệm phương trình chứa ẩn dưới dấu căn

Khi một người bị toà án tuyên bố là đã chết, thì các quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với một người đã chết. Tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết theopháp luật về thừa kế. Trong trường hợp, một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, thì theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Người đó được khôi phục lại các quyền dân sự trước đây. Tuy nhiên, nếu người vợhoặc người chồng của người bị tuyên bố chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực. Về tài sản, người bị Toà án tuyên bố là đã chết có quyền yêu cầu những người thừa kế đã nhận tài sản phải trả lại tài sản hiện còn.10. Xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự Việc xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự dựa trên cơ sở năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực pháp và năng lực hành vi dân sự. Cá nhân từ khi sinh ra đã có năng lực pháp luật tức là đã có các quyền và nghĩa vụdân sự. Năng lực dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết. Liên quan đến năng lực dân sự của cá nhân, BLDS đã quy định một số trường hợp ngoại lệ trong quan hệ thừa kế. Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di chúc chết thì được xác định là người thừa kế.Cá nhân chỉ có thể tự mình, tức là bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,nghĩa vụ dân sự khi cá nhân đó là người thành niên, tức là người đủ từ mười tám tuổi trở lên mà không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Đối với người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giaodịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật quy
định khác.Mọi giao dịch của người không có năng lực hành vi dân sự hoặc của người mất năng lực hành vi dân sự đều phải có người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện./.III. Các vấn đề thực tiễn.1, Quan điểm tiếp cậnTheo sự nghiên cứu của chúng tôiCá nhân là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, vì thế điều cần xác định ở đây là con nguời tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với điều kiện nào thì trở thành chủ thể của luật dân sự với tư cách là cá nhân tức là thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự đó.2, Trong vấn đề giám hộ, BLDS 2005, tại điều 59 có quy định về: giám sát việc giám hộ.Theo nhóm chúng tôi: liệu đây có phải là vấn đề cần thiết đặt ra không?Thực tiễn cho thấy: việc theo dõi giám sát, đôn đốc kiểm tra còn mang nặng tính hình thức không mang tính thực tế. Đây là vấn đề thuộc nhiệm vụ của các cơ quan chức năng khi cử người giám hộ hoặc công nhận người giám hộ.

Tài liệu liên quan

*

năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính 13 2 1

*

khái niệm năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính 13 1 0

*

Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của cán bộ công chức 10 8 73

*

Tiền – một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự 4 941 1

*

một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến vấn đề đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự 19 1 5

*

Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật 22 1 1

*

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 nhà nước chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự pdf 2 700 2

Xem thêm: Sửa Lỗi ### Trong Excel – Phần Mềm Sửa Lỗi Kê Khai Và Nộp Thuế Qua Mạng

*

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 chủ thể quan hệ pháp luật dân sự ppsx 7 540 1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận