Phương Pháp Lập Và Trình Bày Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, nguyên tắc lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu sau:

– Trung thực và hợp lý: để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Bởi vậy, DN phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, DN phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo BCTC cung cấp được các thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng; thông tin phải đáng tin cậy, phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; thông tin phải trình bày khách quan, không thiên vị và tuân thủ nguyên tắc thận trọng, đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Đang xem: Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính

*

– Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán: chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được DN áp dụng trong quá trình lập và trình bày BCTC. Trong trường hợp không có chuẩn mực kế toán hướng dẫn riêng, khi xây dựng các phương pháp kế toán cụ thể, DN cần xem xét đến những yêu cầu và hướng dẫn của các chuẩn mực kế toán đề cập đến những vấn đề tương tự và có liên quan; những khái niệm, tiêu chuẩn, điều kiện xác định và ghi nhận đối với các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và tính phí được quy định trong chuẩn mực nói chung; …

Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, nguyên tắc lập báo cáo tài chính và trình bày BCTC phải bảo đảm các nguyên tắc hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ và nguyên tắc so sánh được.

Nguyên tắc hoạt động liên tục đòi hỏi khi lập và trình bày BCTC, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) DN cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của DN. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi DN có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích đòi hỏi DN phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích đòi hỏi DN phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin có liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào BCKQHĐKD theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên BCĐKT những khoản mục không thỏa mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

Xem thêm: Diện Tích Đất Trên Tờ Bản Đồ Khác Diện Tích Trên Gcn, Diện Tích Đất Trong Bìa Sai Khác So Với Trích Lục

Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc có một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp đòi hỏi từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chứng năng.

Nguyên tắc bù trừ đòi hỏi khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày BCTC không được phép bù trừ tài sản và nợ phải trả; do vậy DN phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC. Đối với các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi các khoản vay được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu có trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) hoặc Bảng cân đối kế toán (BCDDKT), ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của DN. Đối với các khoản mục được phép bù trừ, trên BCTC chỉ trình bày số lãi hoặc lỗ thuần (sau đó bù trừ).

Xem thêm: Diện Tích Sân Bay Lớn Nhất Thế Giới 2021? Top 10 Sân Bay Lớn Nhất Thế Giới

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính có thể so sánh đòi hỏi các thông tin bằng số liệu trong BCTC phải được trình bày tương ứng giữa các kỳ (kể cả các thông tin diễn giải bằng cần thiết).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình