Phương Trình Cân Đối Trong Kế Toán, Tính Cân Đối Của Kế Toán

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán – Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng cần chú ý trong nội dung của nguyên lý kế toán. Qua chương này, ta biết được nội dung, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối như thế nào? Hệ thống bảng tổng hợp cân đối ra sao? Nắm được nội dung, kết cấu của bảng tổng hợp cân đối kế toán cơ bản. Mối quan hệ giữa phương pháp tổng hợp cân đối với các phương pháp khác trong hệ thống kế toán như thế nào?

*

(Hình ảnh: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán)

+ Giáo trình nguyên lý kế toán – Chi tiết

+ Bản chất, phương pháp và đối tượng của hạch toán kế toán

A. Khái quát chung về phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán:

1. Khái niệm và cơ sở hình thành phương pháp.

Đang xem: Phương trình cân đối trong kế toán

– Tổng hợp – cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán.

– Những cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán với phương pháp luận biện chứng là cơ sở cho việc hình thành phương pháp tổng hợp cân đối.

2. Ý nghĩa tác dụng của phương pháp.

– Phương pháp tổng hợp cân đối cung cấp những thông tin khái quát, tổng hợp nhất về vốn, về quá trình kinh doanh mà bằng các phương pháp như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá hàng hoá, thành phẩm không thể cung cấp được.

– Những thông tin được sử lý lựa chọn trên các báo cáo kế toán do phương pháp tổng hợp cân đối kế toán tạo ra có ý nghĩa to lớn cho những quyết định quản lý có tính chiến lược trong nhiều mối quan hệ qua lại các yếu tố, các quá trình, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng mất cân đối và dựa vào kết quả đã thực hiện để điều chỉnh, cụ thể hoá các kế hoạch kinh tế, quản lý một cách tốt hơn việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp trong các lĩnh vực tài chính và quá trình kinh doanh.

Bạn đang xem: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

B. Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán

1. Bảng cân đối kế toán.

– Sự sắp xếp TS và NV theo một trật tự nhất định có căn cứ khoa học bảo đảm phản ánh toàn bộ vốn của đơn vị hạch toán tại một thời điểm cụ thể trong mối quan hệ với nguồn huy động vốn được thực hiện qua BCĐKT.

– BCĐKT là bảng tổng hợp cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản của nguồn vốn ở một thời điểm nhất định.

– Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

– BCĐKT là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế, tài chính của đơn vị.

– Thực chất BCĐKT là bảng cân đối giữa TS và nguồn hình thành tài sản của DN cuối kỳ hạch toán.

– Kết cấu của BCĐKT rất đa dạng về hình thức.

Bài viết: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

– Bảng có thể được kết cấu theo kiểu một bên hoặc hai bên.

*

*

– Dù kết cấu theo cách nào, nội dung của bảng cân đối kế toán cũng bao gồm hai phần:

+ Tài sản: Phản ánh vốn theo hình thái tài sản

+ Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại vốn- nguồn của tài sản.

– Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ tài sản hiện có ở đơn vị đến cuối kỳ hạch toán. Các tài sản này được phân theo những tiêu thức nhất định để phản ánh được kết cấu của vốn kinh doanh. Các loại tài sản thường sắp xếp theo tính luân chuyển của tài sản cụ thể.

+ Tài sản cố định (đã và đang hình thành) và các khoản đầu tư dài hạn.

Xem thêm: Khi Dân Toán Phương Trình Hóa Học Tình Yêu, Khi Dân Toán Phương Trình Hoá Tình Yêu

+ Tài sản lưu động thường được sắp xếp theo tuần tự, (nguyên vật liệu; dụng cụ; chi phí sản xuất dở dang; thành phẩm; các khoản phải thu; vốn bằng tiền).

– Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán việc sắp xếp các nguồn vốn có thể có hai cách.

+ Một là, nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ được phân theo phạm vi sử dụng cụ thể.

+ Hai là, nguồn vốn vay nợ sau đó mới đến nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn tự có).

*** Về mặt kinh tế: số liệu bên “ Nguồn vốn” thể hiện các nguồn vốn mà đơn vị đang sử dụng trong thời kỳ kinh doanh. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

*** Về mặt pháp lý: số liệu bên “nguồn vốn” thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lý của doanh nghiệp đối với nhà nước, đối với ngân hàng, với cấp trên, với khách hàng và cán bộ công nhân viên của đơn vị về tài sản đang sử dụng.

– Từ BCĐKT có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn và các mối quan hệ khác thông qua nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản hoặc quan hệ giữa công nợ và khả năng thanh toán từ đó có phương hướng và biện pháp kịp thời bảo đảm các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở lên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi.

– Để lập được bảng cân đối bộ phận, ngoài tài khoản tổng hợp còn căn cứ vào số liệu của tài khoản phân tích.

– Cách lập bảng này như sau:

+ Đầu kỳ, căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán để ghi số dư đầu kỳ vào tài khoản.

+ Trong kỳ, các NVKTPS được ghi trực tiếp vào tài khoản trên cơ sở các bản chứng từ. Các NVKTPS ảnh hưởng tới các bên của BCĐKT song phải luôn luôn bảo đảm nguyên tắc cân bằng giữa TS và NV.

Bài viết: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

+ Cuối kỳ, số dư của các tài khoản là căn cứ để lập BCĐKT mới.

*

*

2. Bảng cân đối thu, chi và kết quả. (Báo cáo kết quả kinh doanh)

– Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo qui định hiện hành như sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 

Năm……………

Đơn vị tính:……….

*

 Qua bảng này, quan hệ cân đối giữa thu – chi và kết quả tài chính đã nêu vừa được thực hiện trên tổng số; vừa thể hiện trên từng hoạt động cụ thể như hoạt động theo chức năng. Với nội dung như trên, báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép các nhà quản lý thấy được cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp. Xem xét khả năng tạo lãi của từng hoạt động để từ đó đánh giá hiệu quả của từng hoạt động.

3. Bảng cân đối thu – chi tiền tệ (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

– Quá trình lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp có thể tóm tắt trên sơ đồ sau xuất phát từ một phương trình cân đối:

Tiền có đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tổng hợp từ 3 hoạt động của doanh nghiệp:

+ Hoạt động kinh doanh: Hoạt động chính của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, dịch vụ….

+ Hoạt động đầu tư: Trang bị, thay đổi tài sản cố định, đầu tư chứng khoán, liên doanh, góp vốn liên doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản…

+ Hoạt động tài chính: vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả cổ tức, trả nợ vay, lãi vay.

Bài viết: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

– Theo qui định hiện hành, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp theo mẫu B03 –DN

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

 (Theo phương pháp trực tiếp)

Năm………….

Đơn vị tính:…………

*

*

*

*

4. Thuyết minh báo cáo tài chính

– Thuyết minh báo cáo tài chính là là bản báo cáo được lập nhằm thuyết minh các chỉ tiêu được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Xem thêm: Cách Giải Bất Phương Trình Trên Máy Tính Vinacal 570Es Plus Ii

– Việc lựa chọn số liệu và thông tin cần phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu qui định tại chuẩn mực số 21- Trình bày báo cáo tài chính (Chuẩn kế toán Việt nam do Bộ tài chính ban hành).

– Căn cứ vào qui định của các chuẩn mực kế toán cụ thể, doanh nghiệp căn cứ vào số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết để lấy số liệu và thông tin ghi vào các phần phù hợp của Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bài viết: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

*

Bạn có thể quan tâm: Bài tập Tổng hợp Cân đối Kế toán có lời giải

Trong kỳ kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế sau:

NV1: Mua ngoại tệ bằng tiền gửi ngân hàng số tiền: 45.000USD (tỷ giá mua ngoại tệ là 16.000 USD).

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình