luận văn quản trị chiến lược

Bạn sắp phải làm luận văn quản trị chiến lược hoặc luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược? Dù là cấp độ nào, thì bạn cũng có thể tham khảo cách làm dưới đây mà lingocard.vn chia sẻ trong bài viết này. 

*
*

Cơ sở lý luận trong luận văn quản trị chiến lược

>>> Xem thêm: Danh sách 35 đề tài luận văn quản trị kinh doanh

Mục lục

1. Một số định nghĩa khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược trong kinh doanh1.1. Khái niệm về chiến lược1.2. Khái niệm quản trị chiến lược2. Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược3. Các cấp quản lý chiến lược4. Các bước hoạch định chiến lược4.1. Phân tích môi trường4.2. Xác định sứ mệnh và mục tiêu4.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược

1. Một số định nghĩa khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược trong kinh doanh

1.1. Khái niệm về chiến lược

Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. 

Ngày nay, thuật ngữ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh được các chuyên gia kinh tế đưa ra như sau: 

Nhà chiến lược cạnh tranh (Mỹ) Michael Porter: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh” 

K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại điều thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định ranh giới của sự thỏa hiệp”.

Đang xem: Luận văn quản trị chiến lược

Chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích của chiến lược là đảm bảo thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh.

1.2. Khái niệm quản trị chiến lược

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chiến lược mà ta có thể đề cập đến như sau: 

Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức trong khi quản lý mối quan hệ tổ chức đó đối với môi trường của nó.

Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định sự thành công lâu dài của công ty.

Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trong khuôn khổ luận văn này, ta dùng định nghĩa sau làm cơ sở: 

“ Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai” 

(Nguồn :Garry D. Smith – Danny R. Arnold – Boby R. Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2007)

2. Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược

Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Quá trình quản trị chiến lược như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính nổ lực và khả năng của chúng. Đây là kết quả của sự nghiên cứu khoa học trên cơ sở thực tiễn kinh doanh của rất nhiều công ty. Nó thực sự là một sản phẩm của khoa học quản lý, bởi lẽ nếu các tổ chức xây dựng được một quá trình quản trị tốt, họ sẽ có một chỗ dựa tốt để tiến lên phía trước. Tuy vậy, mức độ thành công còn phụ thuộc vào mức độ triển khai, sẽ được đề cập trong phần áp dụng chiến lược, chính nó thể hiện một nghệ thuật trong quản trị.

Xem thêm: Bí Quyết Seo Web Lên Top Google Hiệu Quả 2021 ( Khóa Học Seo Top Google

Quá trình quản trị chiến lược dựa vào quan điểm là các công ty theo dõi một cách liên tục các sự kiện xảy ra cả trong và ngoài công ty cũng như các xu hướng để có thể đề ra các thay đổi kịp thời. Cả số lượng và mức độ của những thay đổi tác động mạnh đến các công ty đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Để có thể tồn tại, tất cả các tổ chức bắt buộc phải có khả năng thay đổi và thích ứng với những biến động. Quá trình quản trị chiến lược được xây dựng nhằm mục tiêu giúp công ty tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn.

3. Các cấp quản lý chiến lược

Quản lý chiến lược có thể tiến hành ở các cấp khác nhau trong một tổ chức:

– Chiến lược cấp công ty xác định ngành kinh doanh mà hãng đang hoặc sẽ phải tiến hành, mỗi ngành cần tiến hành như thế nào và nó có quan hệ với xã hội như thế nào? 

– Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh xác định từng cơ sở có thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình như thế nào trong lĩnh vực của mình. 

– Chiến lược cấp bộ phận chức năng tập trung hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh.

4. Các bước hoạch định chiến lược

4.1. Phân tích môi trường

Việc quản lý chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều kiện môi trường mà tổ chức đang phải đương đầu. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản lý chiến lược. 

Môi trường tổng quát mà tổ chức gặp phải có thể chia thành 3 mức độ: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường bên trong. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Môi trường tác nghiệp được xác định đối với mỗi ngành công nghiệp cụ thể. Và môi trường bên trong là tổng hợp các yếu tố bên trong công ty.

4.2. Xác định sứ mệnh và mục tiêu

Khái niệm sứ mệnh 

Sứ mệnh chính là triết lý kinh doanh của Công ty hoặc là xác định công việc kinh doanh của công ty, bản sứ mệnh kinh doanh cho thấy tầm nhìn lâu dài của một tổ chức liên quan đến những gì mà họ mong muốn trong tương lai. Nó có giá trị lâu dài về mục đích và phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Mục tiêu 

Mục tiêu chỉ định những đối tượng riêng biệt hay những kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt tới. Sau khi đề ra sứ mệnh (nhiệm vụ) làm định hướng phải tiến hành hoạch định các mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mọi mục tiêu đề ra cần phải cụ thể, linh hoạt, định lượng được, có tính khả thi, nhất quán và hợp lý.

Mục tiêu dài hạn: Là mục tiêu cho thấy những kết quả mong muốn trong một thời gian dài. Mục tiêu dài hạn thường thiết lập cho những vấn đề: Khả năng kiếm lợi nhuận, năng suất, vị trí cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực, quan hệ nhân viên, dẫn đạo kỹ thuật, trách nhiệm với xã hội.

Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu rất biệt lập và đưa ra những kết quả một cách chi tiết. Chúng là những kết quả riêng biệt mà công ty kinh doanh có ý định phát sinh trong vòng chu kỳ quyết định tiếp theo.

Xem thêm: Giải Phương Trình Là Gì Lớp 8, Giải Bài Toán Bằng Cách Lập Phương Trình Lớp 8

4.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược

Mỗi một đơn vị kinh doanh đều có kế hoạch tác chiến của mình. Mặc dù có một số kế hoạch tác nghiệp mang tính ảo, khả năng thành công sẽ lớn hơn nhiều nếu kế hoạch có tính thực. Kế hoạch thực tổng thể gọi là chiến lược công ty và nó nhằm vào mục đích làm sao để đạt được mục tiêu công ty đề ra. 

Chiến lược cấp công ty thường liên quan nhiều nhất đến các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực với một vài ngành kinh doanh. Đối với các công ty kiểu này cần phải chú ý đến các vấn đề có tính nền tảng sau: 

Ngành kinh doanh nào cần tiếp tục? Ngành kinh doanh nào cần loại bỏ? Ngành kinh doanh nào mới cần tham gia? 

Trọng tâm của công tác kế hoạch hóa công ty là hình thành một thể thống nhất khả thi từ một tập hợp đa dạng, chiến lược công ty phải chỉ ra định hướng cho toàn bộ các mặt hoạt động của công ty. Vì vậy, các phương án chiến lược công ty có nhiệm vụ: 

– Hoạch định những gì cấp công ty cần làm và những gì không cần làm.

– Điều chỉnh cơ cấu và trọng tâm của các mặt hoạt động kinh doanh mà hãng đã lựa chọn.

Để xem toàn bộ nội dung của bài luận văn quản trị chiến lược, bạn có thể dowload TẠI ĐÂY

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn