Dàn Ý Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Đời Sống Lớp 9 Chi Tiết Đầy Đủ

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

Đang xem: Dàn ý bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Dàn bài chung:

Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

Chú ý: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra những ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.

Hướng dẫn lập dàn ý: Bài nghị luận nói về một tấm gương học sinh nghèo vì vậy em phải trình bày hoàn cảnh gia đình bạn, kể về sự cố gắng vươn lên của bạn để đạt thành tích cao trong học tập. Bạn là người luôn nhiệt tình giúp đỡ những bạn học kém hơn. Bạn giảng giải cho em những bài toán khó, em rất quý bạn, bạn là tấm gương sáng cho cả lớp và học sinh trong trường noi theo.

Mở bài

Giới thiệu người bạn của em, nhà bạn rất nghèo nhưng bạn lại học rất giỏi, bạn là tấm gương sáng, được cả lớp yêu mến.

Thân bài

– Thực tế hoàn cảnh gia đình bạn mà em biết được.

– Tinh thần ham học, ý thức tự giác của bạn trong việc khắc phục hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt những thành tích xuất sắc. Bạn đã giúp em những việc gì? Từ đó em có những biến chuyển ra sao?

– Các đánh giá, nhận định của em về người bạn chăm ngoan đó.

Kết bài

Mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cần cố gắng học tập và rèn luyện bản thân, tích luỹ cho mình những tri thức cho tương lai tốt đẹp.

Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

Hướng dẫn lập dàn ý: vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến rất nhiều. Đó là một hành động thiếu ý thức và hiểu biết của người dân trong việc giữ gìn môi trường. Do thói quen xả rác bừa bãi, ở bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các loại rác: rác thải xây dựng, rác thải bệnh viện, rác thải công nghiệp, rác trong đời sông hàng ngày… Từ những ví dụ cụ thể, em sẽ đưa ra suy nghĩ của mình để khuyên răn, bàn luận, đánh giá, các biện pháp ngăn chặn tình trạng này trong đời sống hiện nay.

Mở bài

– Giới thiệu tên bài viết

– Nêu khái quát vấn đề cần bàn luận.

Thân bài

– Trình bày những suy nghĩ và hiểu biết của em về hiện tượng xả rác ra đường hoặc nơi công cộng, em gặp hoặc chứng kiến trong hoàn cảnh nào.

– Những nguy hại mà con người gặp phải do rác thải gây ra, em có thể đưa ra những biện pháp cần làm để khắc phục tình trạng ấy bằng những ví dụ cụ thể.

Kết bài

Ra lời kêu gọi mọi người hãy có những hành động cụ thể thiết thực để môi trường sông ngày càng tốt hơn.

Đề 3: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Hướng dẫn lập dàn ý: Bài chứng minh này, các em cần có những tư liệu thực tế về mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với đời sống con người. Mỗi một quốc gia trên thế giới, những hiểm hoạ cùng những tai biến thất thường của thời tiết khí hậu gây ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Việc lấy những dẫn chứng cụ thể trong đời sống ở nông thôn và thành thị, từ đó mỗi người cần có ý thức và việc làm cụ thể góp phần bảo vệ môi trường.

Mở bài

– Mỗi một năm, đất nước ta thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tai dịch bệnh, xã hội càng phát triển thì việc bảo vệ môi trường sống càng trở nên vô cùng cấp bách.

– Đốì với nước ta, hàng năm những tai biến về thời tiết khí hậu gây ra hậu quả nặng nề, thiệt hại cả về vật chất và tính mạng của con người.

Xem thêm: Bài 5: Một Số Ví Dụ Về Hệ Phương Trình Bậc Hai Hai Ẩn (Nâng Cao)

Thân bài

– Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như mọi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Những nguyên nhân con người gây ra làm tổn hại đến môi trường: phá rừng, đốt nương, làm rẫy… Những hậu quả con người phải hứng chịu: thiệt hại về vật chất, tính mạng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng.

– Cuộc sông càng phát triển thì con người càng hứng chịu nhiều những tai biến do thời tiết, khí hậu gây ra.

– Bất cứ ở đâu dù là thành thị hay nông thôn thì những hậu quả, tai biến do thời tiết gây ra làm tổn hại đến đời sông con người. Mọi người không có ý thức bảo vệ môi trường cộng với sự thiếu ý thức của người dân làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Kết bài

– Môi trường ngày càng ô nhiễm, mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể: trồng cây xanh, xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.

– Mỗi học sinh cần hưởng ứng ngày tết trồng cây, góp sức mình cùng nhau xây dựng môi trường sạch đẹp.

Đề 4: ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khò học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Hướng dẫn lập dàn ý: Đối với mỗi học sinh, việc học tập là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa ý thức được lợi ích và tác dụng của việc học nên còn ham chơi, lười biếng. Học tập là quá trình rèn luyện lâu dài và gian khổ, có vậy các em mới có một tương lai tươi sáng vững vàng. Người xưa đã đúc rút ra câu tục ngữ như cổ vũ, động viên nhắc nhở con người có thêm ý chí niềm tin vươn lên học tốt, thắp sáng tương lai.

Mở bài

– Trong bất cứ thời đại nào thì việc học cũng được coi trọng.

– Để nhắc nhở cháu con phải cố gắng học tập rèn luyện, cha ông ta đã có câu nói: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”.

Thân bài

– Giải thích ý nghĩa của việc học có tầm quan trọng đối với con người.

– Học là một quá trình lâu dài, trong suốt cuộc đời con người vẫn cần phải học.

– Học ở nhà trường và học ngoài xã hội.

– Học để lĩnh hội tri thức mà các thế hệ đã tích luỹ và bồi đắp tổng kết lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Khi còn trẻ, ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta học những điều đơn giản, trình độ thấp. Việc học càng lên cao thì khối lượng kiến thức càng lớn, nhờ vậy mỗi người phải tích luỹ tri thức từ khi còn bé. Có vậy thì chúng ta mới làm chủ được những đòi hỏi về tri thức của xã hội hiện đại.

Kết bài

– Học là mang lại tri thức cho chính bản thân chúng ta.

– Học có ý nghĩa quan trọng trong suốt cuộc đời mỗi con người.

Đề 5: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Hướng dẫn lập dàn ý: Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Ngày nay, nhiều người còn chưa biết hết những giá trị của rừng mang lại cho chúng ta: điều hòa không khí, cân bằng sinh thái, ngăn chặn bão lụt… Cuộc sống của con người luôn gắn liền với rừng, bảo vệ rừng là vấn đề được cả xã hội cùng quan tâm.

Mở bài

– Rừng là nơi mang lại cho con người nhiều ích lợi to lớn cả vật chất và tinh thần.

– Mỗi người cần có ý thức bảo vệ rừng vì nếu rừng bị tàn phá thì đời sống con người cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Thân bài

– Những lợi ích mà rừng mang lại cho con người chúng ta thấy được trong thực tế cuộc sống: cung cấp gỗ, các loài động thực vật. Ngăn chặn nước lũ điều hoà khí hậu, là nơi nghỉ dưỡng lí tưởng cho con người…

– Cuộc sống của chúng ta sẽ bị suy giảm khi tài nguyên rừng bị tàn phá: các hiện tượng thiên tai, bão lụt thường xuyên xảy ra, môi trường sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng.

Xem thêm: Giải Vnen Toán Lớp 5 Tập 2 Bài 102 Ôn Tập Về Đo Diện Tích (Tiếp Theo)

Kết bài

Thiên nhiên tươi đẹp thì cuộc sống của con người cũng tốt hơn, vì thế mỗi con người hãy có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, trồng thêm diện tích rừng mới.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn