Khóa Luận Văn Kế Toán Tài Sản Cố Định Hữu Hình Tại Công Ty Điện Lực Quảng Trị

Đang xem: Luận văn kế toán tài sản cố định hữu hình

Garment Space: Giá 10k/5 lượt hướng dẫn Liên hệ page để mua: https://www.facebook.com/garmentspace Xin chào, Nếu bạn cần mua tài liệu xin vui lòng liên hệ facebook: https://www.facebook.com/garmentspace Tại sao tài liệu lại có phí ??? Tài liệu một phần do mình bỏ thời gian sưu tầm trên Internet, một số do mình bỏ tiền mua từ các website bán tài liệu, với chi phí chỉ 10k cho 5 lượt hướng dẫn tài liệu bất kỳ bạn sẽ không tìm ra nơi nào cung cấp tài liệu với mức phí như thế, xin hãy ủng hộ Garment Space nhé, đừng ném đá. Xin cảm ơn rất nhiều

Xem thêm: Khóa Học Seo Thực Chiến Với Quy Trình Seo Global, Khoá Học Seo Thực Chiến

9 Comments 2 Likes Statistics Notes

Xem thêm: Khóa Học After Effect Tphcm, Khóa Học Motion Graphic After Effect Tổng Quát

12 hours ago   Delete Reply Block

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và thương mại viko

1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG —o0o— KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ THƢƠNG MẠI VIKO Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Nguyễn Thanh Thủy Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Diệu Linh Mã sinh viên : A17980 Chuyên ngành : Kế toán HÀ NỘI – 2014 2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập và nghiên cứu của bản thân, cùng với sự tận tình truyền đạt kiến thức của thầy cô ngành kế toán, khóa kinh tế quản lý của Trƣờng Đại Học Thăng Long và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần giao nhận và thƣơng mại VIKO. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thanh Thủy, giáo viên hƣớng dẫn đã dành nhiều thời gian truyền đạt những kiến thức lẫn kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng tâp thể cán bộ phòng Kế toán tài chính của Công ty Cổ phần giao nhận và thƣơng mại VIKO đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em đƣợc thu thập thông tin và tiếp xúc với công việc kế toán thực tế. Tuy nhiên, vì kiến thức còn hạn chế và bản thân chƣa có nhiều kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp nay là do bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp khác sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Bùi Thị Diệu Linh 4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP…………………………………………………………1 1.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình……………………………………1 1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình………………………………………………1 1.1.2.Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình………………………………………………1 1.1.3. Phân loại TSCĐ hữu hình……………………………………………………………….2 1.1.3.1. Theo hình thái biểu hiện……………………………………………………………..2 1.1.3.2. Phân loại theo quyền sở hữu………………………………………………………..2 1.1.3.3. Phân loại theo nguồn hình thành………………………………………………….3 1.1.3.4. Phân loại TSCĐ hữu hình theo công dụng và tình hình sử dụng………..3 1.2. Đánh giá tài sản cố định hữu hình…………………………………………………………4 1.2.1. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình ………………………………………………..4 1.2.1.1. TSCĐ hữu hình mua sắm…………………………………………………………….4 1.2.1.2. TSCĐ hữu hình do nhận góp vốn liên doanh, liên kết, nhận lại góp vốn liên doanh liên kết hoặc phát hiện thừa…………………………………………………….5 1.2.1.3. TSCĐ hữu hình do tự xây dựng, tự chế tạo…………………………………….6 1.2.1.4. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi………………………………….6 1.2.1.5. TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến…………………………….6 1.2.2. Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình………………………………………………………6 1.2.3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình………………………………………7 1.3. Hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình………………………………………..7 1.3.1. Chứng từ kế toán ……………………………………………………………………………7 1.3.2. Tài khoản sử dụng………………………………………………………………………….8 1.3.3. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ……………………………………………..10 1.3.3.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình………………………………………………….10 1.3.3.2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình…………………………………………………14 1.3.3.3. Hạch toán TSCĐ hữu hình đi thuê và cho thuê hoạt động……………….16 1.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình…………………………………………..18 1.4.1. Khái niệm…………………………………………………………………………………….18 1.4.2. Các phương pháp tính khấu hao…………………………………………………….19 1.4.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng…………………………………………..19 1.4.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh …………….20 Thang Long University Library 5. 1.4.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng………………………………………..21 1.4.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ…………………………………………………………….22 1.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình…………………………………………..22 1.5.1. Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình …………………………22 1.5.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình…………………………………………….23 1.6. Hình thức sổ kế toán sử dụng ……………………………………………………………..23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VÀ THƢƠNG MẠI VIKO…………………….26 2.1. Giới thiệu vê công ty cổ phần giao nhận và thƣơng mại Viko…………………26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển…………………………………………………….26 2.1.2. Đặc điểm nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…………26 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động…………………………………………………………………..26 2.1.2.2. Chức năng chính ……………………………………………………………………..27 2.1.2.3. Đặc điểm nổi bật ……………………………………………………………………..27 2.1.2.4. Nhiệm vụ ………………………………………………………………………………..27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý……………………………………………………….28 2.1.3.1. Cơ cấu các chi nhánh và phòng ban ……………………………………………28 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……………………………………..29 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán……………………………………………………….31 2.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty…………………………………………..33 2.2. Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần giao nhận và thƣơng mại Viko………………………………………………………………………………………35 2.2.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại Công ty CP Viko…………………………….35 2.2.1.1. Đặc điểm TSCĐ hữu hình tại công ty…………………………………………..35 2.2.1.2. Phân loại TSCĐ hữu hình tại công ty ………………………………………….35 2.2.2. Kế toán nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình tại Công ty CP Viko……………..35 2.2.3. Kế toán nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình …………………………………………42 2.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình………………………………………………….50 2.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình ………………………………………………….52 2.2.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình …………………………..52 2.2.5.1. Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình…………………………………………………….55 2.2.6. Kế toán kiểm kê TSCĐ hữu hình…………………………………………………….59 2.2.7. Tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình…………………………………………………….59 6. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CP GIAO NHẬN VÀ THƢƠNG MẠI VIKO…………………………………………………………………………………………………………66 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty CP giao nhận và thƣơng mại Viko………………………………………………………………………………………66 3.1.1. Ưu điểm……………………………………………………………………………………….66 3.1.2. Nhược điểm………………………………………………………………………………….68 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP giao nhận và thƣơng mại Viko…………………………………………………………………..68 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty CP Viko ……………………………………………………………………………………………………………68 3.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình……………….69 3.2.2.1. Về sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ hữu hình………………………………………69 3.2.2.2. Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình………………..70 3.2.2.3. Về công tác kế toán máy tại công ty CP Viko………………………………..71 3.2.2.4. Về kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình…………………………………………..72 Thang Long University Library 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CP Cổ phần GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định VND Việt Nam đồng XDCB Xây dựng cơ bản 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức chứng từ ……………………………………………………………….8 Sơ đồ 1.2. Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm trong nƣớc……………………………………10 Sơ đồ 1.3. Hạch toán nguồn hình thành tài sản cố định hữu hình ………………………….10 Sơ đồ 1.4. Hạch toán TSCĐ theo hình thức mua trả góp ……………………………………..11 Sơ đồ 1.5. Hạch toán TSCĐ tăng do nhận vốn góp …………………………………………….12 Sơ đồ 1.6. Hạch toán TSCĐ tăng do doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo………………..12 Sơ đồ 1.7. Hạch toán TSCĐ tăng do nhận bàn giao từ nhà thầu ……………………………12 Sơ đồ 1.8. Hạch toán tăng TSCĐ do nhận lại vốn góp liên doanh trƣớc đây……………13 Sơ đồ 1.9. Hạch toán tăng do trao đổi TSCĐ tƣơng tự ………………………………………..13 Sơ đồ 1.10. Hạch toán tăng do trao đổi TSCĐ không tƣơng tự……………………………..13 Sơ đồ 1.11. Hạch toán tăng do đánh giá lại TSCĐ ……………………………………………..14 Sơ đồ 1.12. Hạch toán giảm TSCĐ do thanh lý, nhƣợng bán ……………………………….15 Sơ đồ 1.13. Hạch toán giảm TSCĐ do mang đi góp vốn liên doanh, liên kết…………..15 Sơ đồ 1.14. Hạch toán giảm TSCĐ do bị mất, thiếu khi kiểm kê…………………………..16 Sơ đồ 1.15. Hạch toán giảm do đánh giá lại TSCĐ …………………………………………….16 Sơ đồ 1.16. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại đơn vị đi thuê…………………………….17 Sơ đồ 1.17. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại đơn vị cho thuê (đối với doanh nghiệp không có chức năng cho thuê)…………………………………………………………………………17 Sơ đồ 1.18. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại đơn vị cho thuê (đối với doanh nghiệp có chức năng cho thuê) ………………………………………………………………………………….18 Sơ đồ 1.19. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình……………………………………………….22 Sơ đồ 1.20. Hạch toán sửa chữa thƣờng xuyên TSCĐ…………………………………………22 Sơ đồ 1.21. Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình theo kế hoạch………………23 Sơ đồ 1.22. Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình ngoài kế hoạch…………….23 Sơ đồ 1.23. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính……………………………………………….25 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu các chi nhánh và phòng ban công ty CP giao nhận và thƣơng mại Viko……………………………………………………………………………………………………..28 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu bộ phòng kế toán…………………………………………………………31 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ của phần hành kế toán tài sản cố định hữu hình……………..34 Bảng 2.1. Phân loại TSCĐ hữu hình theo đặc trƣng kỹ thuật kết hợp với hình thái biểu hiện tháng 11 năm 2013…………………………………………………………………………………35 Bảng 2.2. Quyết đinh tăng TSCĐ…………………………………………………………………….37 Thang Long University Library 9. Bảng 2.3. Hóa đơn GTGT………………………………………………………………………………38 Bảng 2.4. Biên bản giao nhận TSCĐ………………………………………………………………..39 Bảng 2.5. Thẻ tài sản cố định………………………………………………………………………….40 Bảng 2.6. Giấy báo nợ của ngân hàng………………………………………………………………41 Bảng 2.7. Quyết định thanh lý TSCĐ của Giám đốc công ty CP Viko …………………..43 Bảng 2.8. Biên bản họp thanh lý TSCĐ của Hội đồng thành viên …………………………44 Bảng 2.9. Biên bản thanh lý tài sản cố định hữu hình………………………………………….45 Bảng 2.10. Biên bản bàn giao xe thanh lý của công ty ………………………………………..46 Bảng 2.11. Hóa đơn GTGT thanh lý xe…………………………………………………………….47 Bảng 2.12. Phiếu thu tiền thanh lý xe ô tô Honda……………………………………………….48 Bảng 2.13. Thẻ tài sản cố định của xe Honda Civic ……………………………………………49 Bảng 2.14. Bảng tính khấu hao tháng 11/2013 của công ty CP giao nhận và thƣơng mại Viko……………………………………………………………………………………………………..51 Bảng 2.15. Phiếu chi tiền bảo trì sửa chữa xe ô tô tải………………………………………….53 Bảng 2.16. Hóa đơn bảo dƣỡng sửa chữa xe ô tô tải……………………………………………54 Bảng 2.17. Quyết định sửa chữa TSCĐ hữu hình……………………………………………….56 Bảng 2.18. Hóa đơn sửa chữa TSCĐ hữu hình…………………………………………………..57 Bảng 2.19. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành……………………………58 Bảng 2.20. Sổ theo dõi tài sản cố định tại công ty CP Viko………………………………….60 Bảng 2.21. Sổ chi tiết tài khoản 211…………………………………………………………………61 Bảng 2.22. Sổ Nhật ký chung………………………………………………………………………….62 Bảng 2.23. Sổ cái tài khoản 211………………………………………………………………………64 Bảng 2.24. Sổ cái tài khoản 214………………………………………………………………………65 10. LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của nƣớc ta đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp và tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, sự cạnh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn. Chính vì vậy vai trò của kế toán trong doanh nghiệp rất quan trọng. Kế toán không chỉ kích thích và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý các tài sản của doanh nghiệp. Và một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp đó là tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình là điều kiện cần thiết để giảm cƣờng độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay thì tài sản cố định hữu hình là yếu tố quan trọng tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tài sản cố định nói chung và tài sản cố đinh hữu hình nói riêng nếu đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát huy đƣợc năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tƣ liệu sản xuất, nâng cao cả về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm sản xuất cũng nhƣ dịch vụ và nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. Với xu thế ngày càng phát triển và hoàn thiện của nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta thì các quan niệm về tài sản cố định hữu hình và cách hạch toán trƣớc đây không còn phù hợp nữa cần phải bổ sung, sửa đổi, cải tiến kịp thời để phục vụ yêu cầu hạch toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp hiện nay. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giao nhận và thƣơng mại VIKO để nghiên cứu kỹ hơn về tài sản cố định hữu hình và các quản lý của loại tài sản này em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần giao nhận và thƣơng mại VIKO” Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là kế toán tài sản cố định hữu hình. Phạm vi nghiên cứu: Kế toán tài sản cố định hữu hình của Công ty Cổ phần giao nhận và thƣơng mại Viko trong tháng 11/2013. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng kết hợp các phƣơng pháp của kế toán sau: phƣơng pháp chứng từ, phƣơng pháp đối ứng tài khoản, phƣơng pháp tính giá, phƣơng pháp tổng hợp và cân đối kế toán. Ngoài ra, em có sử Thang Long University Library 11. dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp so sánh, tổng hợp. Nội dung của khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần giao nhận và thƣơng mại VIKO Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần giao nhận và thƣơng mại VIKO 12. 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định hữu hình 1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình Theo thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính thì tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình đƣợc hiểu là: “Là những tƣ liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải…”. Trong thông tƣ này cũng quy định rõ, những tƣ liệu này cần phải thỏa mãn 4 tiêu chuẩn dƣới đây thì mới đƣợc coi là TSCĐ hữu hình: – Chắc chắn thu đƣợc lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó – Có thời gian sử dụng hữu dụng từ 1 năm trở lên – Nguyên giá tài sản đó phải đƣợc xác định một cách tin cậy – Có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mƣơi triệu đồng) trở lên. Nhƣ vậy, có thể nói rằng TSCĐ hữu hình là cơ sở vật chất quan trọng và có ý nghĩa to lớn với các doanh nghiệp. Việc theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chữa và hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của kế toán TSCĐ. Tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc tình hình sử dụng, cũng nhƣ sự thay đổi của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tính và phân bổ khấu hao cho các bộ phận một cách hợp lý, đồng thời lập và theo dõi tình hình sửa chữa TSCĐ theo đúng kế hoạch. Tất cả các hoạt động trên sẽ góp phần giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động với năng suất, hiệu quả cao nhất. 1.1.2.Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình Đặc điểm quan trọng của TSCĐ hữu hình là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần và giá trị của nó đƣợc chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. TSCĐ hữu hình ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể nhƣ nhà cửa, máy móc, thiết bị… Mỗi loại đều có đặc điểm khác nhau, nhƣng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn trên 1 năm. Thang Long University Library 13. 2 TSCĐ hữu hình đƣợc phân biệt với hàng hóa. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp mua máy vi tính để bán thì đó sẽ là hàng hóa, nhƣng nếu doanh nghiệp mua để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp thì máy vi tính đó lại là TSCĐ. TSCĐ hữu hình cũng cần đƣợc phân biệt với đầu tƣ dài hạn. Mặc dù cả hai loại này đều đƣợc duy trì trên một kỳ kế toán nhƣng đầu tƣ dài hạn không đƣợc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong tƣơng lai. Ví dụ nhƣ đất đai đƣợc duy trì để mở rộng quy mô sản xuất trong tƣơng lai đƣợc xếp vào loại đầu tƣ dài hạn. Ngƣợc lại đất đai mà trên đó xây dựng nhà xƣởng của doanh nghiệp thì nó lại là TSCĐ của doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình đƣợc phân theo nhiều tiêu thức khác nhau nhƣ theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng… mỗi một cách phân loại sẽ đáp ứng những nhu cầu quản lý nhất định và có những tác dụng riêng của nó. 1.1.3.1. Theo hình thái biểu hiện – Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, các công trình cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng sá, cầu cống, đƣờng sắt… phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh. – Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh nhƣ máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền thiết bị công nghệ. – Thiết bị phƣơng tiện vận tải truyền dẫn: là các phƣơng tiện dùng để vận chuyển nhƣ các loại đầu máy, đƣờng ống và phƣơng tiện khác (ô tô, máy kéo, xe tải, ống dẫn…). – Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý nhƣ dụng cụ đo lƣờng, máy tính, máy điều hòa… – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: bao gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su…), súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản…) – TSCĐ hữu hình khác: bao gồm những TSCĐ hữu hình mà chƣa đƣợc quy định phản ánh vào các loại nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sạch chuyên môn kỹ thuật…) Phƣơng thức phân biệt theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệp nắm đƣợc những tƣ liệu lao động hiện có với giá trị và thời gian sử dụng bao nhiêu, để từ đó có phƣơng hƣớng sử dụng TSCĐ hữu hình có hiệu quả. 1.1.3.2. Phân loại theo quyền sở hữu 14. 3 Theo cách này toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp đƣợc phân thành TSCĐ hữu hình tự có và thuê ngoài – TSCĐ hữu hình tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh… – TSCĐ hữu hình đi thuê : là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. + TSCĐ hữu hình thuê hoạt động: Là những TSCĐ doanh nghiệp đi thuê của các đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng ký kết. + TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính, nếu hợp đồng thuê thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện 1.1.3.3. Phân loại theo nguồn hình thành Đứng trên phƣơng diện này TSCĐ hữu hình đƣợc chia thành: – TS mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp hay cấp trên cấp. – TS mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi…). – TS nhận góp vốn liên doanh. Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành, cung cấp đƣợc các thông tin về cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐ hữu hình. Từ đó có phƣơng hƣớng sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ hữu hình một cách hiệu quả và hợp lý. 1.1.3.4. Phân loại TSCĐ hữu hình theo công dụng và tình hình sử dụng Đây là một hình thức phân loại rất hữu ích và tiện lợi cho việc khấu hao vào tài khoản chi phí phù hợp. Theo tiêu thức này, TSCĐ hữu hình đƣợc chia thành: – TSCĐ hữu hình dùng trong sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ đang thực tế sử dụng, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những TSCĐ nay bắt buộc phải trích khấu hao và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. – TSCĐ hữu hình dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng: là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục địch phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. – TSCĐ hữu hình chờ xử lý: bao gồm các TSCĐ hữu hình không cần dùng, chƣa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hƣ hỏng chờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết, Thang Long University Library 15. 4 những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đầu tu đổi mới TSCĐ hữu hình. – TSCĐ hữu hình bảo quản, giữ hộ nhà nƣớc: bao gồm những TSCĐ hữu hình doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất hộ nhà nƣớc theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Mặc dù TSCĐ hữu hình đƣợc chia thành từng nhóm với đặc trƣng khác nhau, nhƣng trong công tác quản lý TSCĐ hữu hình phải đƣợc theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tƣợng ghi TSCĐ hữu hình. Đối tƣợng ghi TSCĐ hữu hình là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau thực hiện một hay một số chức năng nhất định. 1.2. Đánh giá tài sản cố định hữu hình Xuất phát từ nguyên tắc quản lý TSCĐ nên khi tính giá TSCĐ kế toán phải xác định đƣợc ba chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. 1.2.1. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ hữu hình cho tới khi đƣa TS vào hoạt động bình thƣờng. Nguyên giá TSCĐ hữu hình là căn cứ cho việc tính khấu hao TSCĐ, do đó nó cần phải đƣợc xác định dựa trên cơ sở nguyên tắc giá phí và nguyên tắc khách quan. Tức là nguyên giá TSCĐ hữu hình đƣợc hình thành trên chi phí hợp lý hợp lệ và dựa trên các căn cứ có tính khách quan, nhƣ hóa đơn, giá thị trƣờng của TSCĐ hữu hình… Nguyên giá có tính ổn đinh cao nó chỉ thay đổi trong các trƣờng hợp sau: + Đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của các cấp có thẩm quyền. + Khi nâng cấp và kéo dài tuổi thọ, tăng tính năng của TSCĐ, chi phí chi ra đó đƣợc bổ sung vào nguyên giá cũ để xác định lại nguyên giá mới của nó. + Tháo dỡ hoặc thêm một số chi tiết bộ phận của TSCĐ khi đó giá trị của bộ phận tháo ra hoặc thêm vào sẽ đƣợc trừ (hoặc cộng) vào nguyên giá của TSCĐ. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03-TSCĐ hữu hình thì nguyên giá TSCĐ hữu hình xác định cho các trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau: 1.2.1.1. TSCĐ hữu hình mua sắm Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản đƣợc chiết khấu thƣơng mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đƣa tài sản vào trạng thái sẵn 16. 5 sàng sử dụng nhƣ: chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trƣờng hợp TSCĐ hữu hình mua sắm đƣợc thanh toán theo phƣơng thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó đƣợc phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay đƣợc hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán. Trƣờng hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải đƣợc xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. Nguyên giá TSCĐ = Giá mua ghi trên hóa đơn + Các khoản thuế không đƣợc hoàn lại (nếu có) – Chiết khấu thƣơng mại, trả lại, giảm giá (nếu có) + Chi phí trƣớc khi đƣa TSCĐ vào sử dụng Trong đó: – Giá mua ghi trên hóa đơn: + Nếu DN tính thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá mua trên hóa đơn không bao gồm thuế giá trị gia tăng. + Nếu DN tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp thì giá mua trên hóa đơn bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. – Các khoản thuế không đƣợc hoàn lại bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh trong quá trình mua TSCĐ … – Chiết khấu thƣơng mại, trả lại, giảm giá: + Chiết khấu thƣơng mại: Là khoản giảm giá niêm yết do doanh nghiệp mua hàng với khối lƣợng lớn. + Giá trị hàng bị trả lại: Là trị giá hàng hóa, TSCĐ đã mua sua khi đã trả lại cho ngƣời bán trong thời gian quy định do lỗi sai quy cách, phẩm chất trên hợp đồng kinh tế. + Giảm giá hàng mua: Là khoản giảm trừ cho doanh nghiệp do hàng hóa, TSCĐ kém phẩm chất. – Chi phí trƣớc khi đƣa TSCĐ vào sử dụng bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trƣớc bạ, chi phí sang tên đổi chủ… 1.2.1.2. TSCĐ hữu hình do nhận góp vốn liên doanh, liên kết, nhận lại góp vốn liên doanh liên kết hoặc phát hiện thừa Thang Long University Library 17. 6 Nguyên giá TSCĐ đƣợc xác định bằng giá trị thực tế theo giá hội đồng liên doanh định giá và các chi phí bên ngoài phải chi ra trƣớc khi đƣa TSCĐ vào sử dụng. 1.2.1.3. TSCĐ hữu hình do tự xây dựng, tự chế tạo Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành công trình xây dựng cộng chi phí lắp đặt, chạy thử và thuế trƣớc bạ (nếu có). Khi tính nguyên giá cần loại trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không hợp lý, các chi phí vƣợt mức bình thƣờng trong quá trình tự xây hoặc tự chế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình = Giá thành thực tế của TSCĐ + Các chi phí liên quan (nếu có) Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tƣ xây dựng theo phƣơng thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tƣ xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trƣớc bạ (nếu có). Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán theo quy định + Các chi phí có liên quan trực tiếp + Lệ phí trƣớc bạ (nếu có) 1.2.1.4. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dƣới hình thức trao đổi với một số TSCĐ không tƣơng tự hoặc TSCĐ khác đƣợc xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tƣơng đƣơng tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dƣới hình thức trao đổi với một số TSCĐ tƣơng tự hoặc có thể hình thành do đƣợc bán để đổi lấy quyền sở hữu một TS tƣơng tự ( TS tƣơng tự là TS có cùng công dụng, cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tƣơng đƣơng) là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi. 1.2.1.5. TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến Nguyên giá gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán của đơn vị cấp, điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và chi phí tân trang, sửa chữa, nâng cấp, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trƣớc bạ(nếu có)… mà bên nhận TSCD phải chi ra trƣớc khi đƣa TSCĐ vào sử dụng. 1.2.2. Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ để tái sản xuất lại TSCĐ, 18. 7 ngƣời ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ đó vào giá trị sản phẩm tạo ra hoặc vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Hao mòn là một hiện tƣợng khách quan còn khấu hao lại là việc tính toán và phân bổ có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. 1.2.3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình Việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ là để phản ánh đƣợc tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, cho biết số tiền còn lại phải tiếp tục thu hồi dƣới hình thức khấu hao và là căn cứ để lập kế hoạch tăng cƣờng, đổi mới TSCĐ. Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ hữu hình – Giá trị hao mòn lũy kế 1.3. Hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình 1.3.1. Chứng từ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp biến động chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong doanh nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp biến động do nhiều nguyên nhân, nhƣng trong bất kỳ trƣờng hợp nào đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ có liên quan đến kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm 2 loại: Loại 1: Các chứng từ mệnh lệnh liên quan đến chủ sở hữu: + Quyết định đầu tƣ + Quyết định cấp phát + Quyết định điều chuyển + Quyết định thanh lý, nhƣợng bán + Quyết định kiểm kê, đánh giá Loại 2: Các chứng từ thực hiện + Hóa đơn giá trị gia tăng + Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu 01–TSCĐ): dùng để ghi chép, theo dõi sự thay đổi của TSCĐ hữu hình. + Thẻ TSCĐ ( Mẫu 02–TSCĐ): là lý lịch của TSCĐ đƣợc lập khi phát sinh nghiệp vụ tăng tài sản và hủy khi giảm TSCĐ Thang Long University Library 19. 8 TK211: Tài sản cố định hữu hình hình + Biên bản nghiệm thu khối lƣợng sửa chữa lớn hoàn thành + Biên bản kiểm kê TSCĐ ( đƣợc lập khi có hoạt động kiểm kê) + Biên bản thanh lý TSCĐ ( đƣợc lập khi có hoạt động thanh lý) + Biên bản đánh giá TSCĐ ( đƣợc lập khi thay đổi tiêu chuẩn giá trị, đây là bằng chứng để ghi tăng hoặc giảm TSCĐ). Quy trình tổ chức chứng từ nhƣ sau: Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức chứng từ 1.3.2. Tài khoản sử dụng Theo chế độ kế toán hiện hành, việc hạch toán TSCĐ đƣợc theo dõi trên các tài khoản chủ yếu sau: *TK 211 “ Tài sản cố định hữu hình”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản: – 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc – 2112: Máy móc, thiết bị – 2113: Phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn – 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý – 2115: Vƣờn cây lâu năm, súc vật làm việc Phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ Số dƣ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp. Phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm trong kỳ Xây dựng, mua sắm, nhƣợng bán TSCĐ Hội đồng giao nhận, thanh lý TSCĐ Kế toán TSCĐ Quyết định tăng (giảm) TSCĐ Chứng từ tăng giảm TSCĐ Lập (hủy) thẻ TSCĐ, ghi sổ TSCĐ 20. 9 – 2118: TSCĐ khác *TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn, của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp Tài khoản 214 có 4 tài khoản cấp 2 nhƣ sau: – 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình – 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê – 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình – 2147: Hao mòn BĐS đầu tƣ *TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản . Tài khoản 241 có 3 tài khoản cấp 2: – 2411: Mua sắm TSCĐ – 2412: Xây dựng cơ bản Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ trong kỳ Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại TSCĐ Số dƣ: Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, hiện có ở đơn vị. – Chi phí đầu tƣ XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh – Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ – Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ Số dƣ: Chi phí dự án đầu tƣ xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc đã hoàn thành nhƣng chƣa bàn giao đƣa vào sử dụng hoặc quyết toán chƣa đƣợc duyệt – Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tƣ XDCB, mua sắm đã hoàn thành đƣa vào sử dụng – Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán đƣợc duyệt – Kết chuyển chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ vào các TK có liên quan. TK214: Hao mòn TSCĐ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang Thang Long University Library 21. 10 – 2413: Sửa chữa TSCĐ Ngoài những tài khoản trên, trong quá trình thanh toán còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan nhƣ 111, 112, 142, 331, 335, 411… và một số tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán nhƣ TK 001 “TSCĐ thuê ngoài” 1.3.3. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ 1.3.3.1. Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân nhƣ tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát… kế toán cần căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. a, Tăng do mua sắm TSCĐ hữu hình Sơ đồ 1.2. Hạch toán TSCĐ tăng do mua sắm trong nƣớc Kết chuyển nguồn hình thành: Sơ đồ 1.3. Hạch toán nguồn hình thành tài sản cố định hữu hình Tập hợp chi phí phát sinh Khi hoàn thành đƣa vào sử dụng Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có ) Nguyên giá TSCĐ (TSCĐ mua sắm đƣa vào sử dụng không qua lắp đặt) TK 211, 112, 331 … TK241 TK 211 TK 133 Hình thành từ quỹ đầu tƣ phát triển Hình thành từ nguồn vốn XDCB TK 441 TK 414TK 411 22. 11 Trƣờng hợp TSCĐ hữu hình đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay dài hạn thì không cần ghi bút toán kết chuyển nguồn. Sơ đồ 1.4. Hạch toán TSCĐ theo hình thức mua trả góp b, Tăng TSCĐ do nhận vốn góp *Trƣờng hợp góp vốn là tài sản mới mua chƣa có sử dụng, có hoá đơn hợp pháp đƣợc hội đồng giao nhận góp vốn chấp nhận thì giá trị vốn góp đƣợc xác nhận theo giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT. Bên nhận góp vốn đƣợc kê khai thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp. *Trƣờng hợp không có chứng từ hợp pháp để chứng minh giá vốn của tài sản mang góp thì phải có văn bản định giá tài sản của ban tổ chức định giá để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản. *Trƣờng hợp đối với cơ sở kinh doanh có tài sản góp vốn nhƣ góp vốn vào công ty con, điều chuyển tài sản xuống công ty con hạch toán độc lập, góp vốn liên doanh, liên kết thì phải có biên bản đánh giá lại và kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản, xuất hoá đơn GTGT kê khai nộp thuế. TK 111, 112 xxx Định kỳ thanh toán Nguyên giá ghi theo giá mua trả tiền ngay Thuế GTGT đƣợc khấu trừ (nếu có) Lãi trả góp Định kỳ phân bổ vào chi phí tài chính TK 211 TK 133 TK 331 TK635TK 242 Thang Long University Library 23. 12 Sơ đồ 1.5. Hạch toán TSCĐ tăng do nhận vốn góp c, Tăng TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế tạo Sơ đồ 1.6. Hạch toán TSCĐ tăng do doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo Sơ đồ 1.7. Hạch toán TSCĐ tăng do nhận bàn giao từ nhà thầu Giá trị góp vốn Nguyên giá Thuế GTGT (nếu có) TK 211 TK 133 Tk 411 Chi phí XDCB phát sinh K/c giá trị đƣợc quyết toán Bàn giao đƣa vào sử dụng TK 111,112,333 Chi phí trƣớc khi sử dụng (nếu có) TK 111, 112, 152, 334,338… TK 241 TK 211 TK 133 TK 111,112 xxx Thanh toán cho Giá trị TSCĐ nhận bàn giao TSCĐ bàn giao đƣa nhà thầu từ nhà thầu và các CP vào sử dụng trƣớc sử dụng Thuế GTGT đƣợc khấu trừ TK 331 TK 211 TK 133 TK241 24. 13 d, Tăng TSCĐ do nhận lại vốn góp liên doanh Sơ đồ 1.8. Hạch toán tăng TSCĐ do nhận lại vốn góp liên doanh trƣớc đây e, Tăng do trao đổi TSCĐ Sơ đồ 1.9. Hạch toán tăng do trao đổi TSCĐ tƣơng tự Sơ đồ 1.10. Hạch toán tăng do trao đổi TSCĐ không tƣơng tự TK 211 Giá trị của TSCĐ góp vốn liên doanh TK 111,112,138 Phần vốn góp liên doanh bị Giá trị TSCĐ nhận lại cao thiếu đƣợc nhận lại bằng tiền hơn vốn góp liên doanh Chênh lệch giảm khi nhận Chênh lệch tăng lại TSCĐ khi nhận lại TSCĐ TK 811 TK222 TK 711 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ mang đƣa đi trao đổi đi trao đổi Nguyên giá TSCĐ nhận về TK 211 TK 214 TK 211 * Khi giao TSCĐ hữu hình Nguyên giá TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ mang đƣa đi trao đổi đi trao đổi Giá trị đã khấu hao TK 214 TK 211 TK 811 Thang Long University Library 25. 14 g, Tăng do đánh giá tăng TSCĐ hữu hình Sơ đồ 1.11. Hạch toán tăng do đánh giá lại TSCĐ 1.3.3.2. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình giảm chủ yếu do nhƣợng bán, thanh lý… Tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách phù hợp. a, Giảm do nhƣợng bán, do thanh lý: Nhƣợng bán: Là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không hiệu quả, khi nhƣợng bán phỉa làm đầy đủ các thủ tục cần thiết nhƣ lập hội đồng định giá, đấu giá và phải làm hợp đồng mua bán và biên bản bàn giao khi bán Thanh lý: Là những TS bị hƣ hỏng không thể tiếp tục sử dụng đƣợc hoặc lạc hậu về kỹ thuật không phù hợp với yêu cầu sản xuất khi thanh lý DN phải quyết định thanh * khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi Giá trị hợp lý TSCĐ Giá trị hợp lý của TSCĐ đƣa đi trao đổi nhận về Thuế GTGTđầu ra Thuế GTGT(nếu có) phải nộp (nếu có) Nhận số tiền phải thu thêm Thanh toán số tiền phải trả thêm TK 111, 112 TK 711 TK 3331 TK 131 TK 211 TK 133 Điều chỉnh đánh giá Điều chỉnh tăng tăng TSCĐ hữu hình nguyên giá TSCĐ Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn TSCĐ TK 211 TK 214 TK 412 26. 15 lý, thành lập hội đồng thanh lý để thực hiện vịêc thanh lý theo đúng thủ tục đƣợc quy định trong chế độ quản lý tài chính Sơ đồ 1.12. Hạch toán giảm TSCĐ do thanh lý, nhƣợng bán b, Giảm do góp vốn liên doanh, liên kết Sơ đồ 1.13. Hạch toán giảm TSCĐ do mang đi góp vốn liên doanh, liên kết Nguyên giá Giá trị hao mòn TSCĐ TSCĐ TK 3331 Giá trị còn lại của TSCĐ Thuế GTGT phải nộp Các chi phí thanh lý, nhƣợng TK 711 bán TSCĐ Thu nhập từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ Thuế GTGT (nếu có) TK 133 TK811 TK 214 TK 111, 112, 152 TK 211 Giá trị hao mòn của TSCĐ Nguyên giá Giá trị vốn góp TSCĐ TK 221, 222, 223 TSCĐ giảm Chệnh Chệnh lệch giảm lệch tăng TK 214 TK 711TK 811 TK 211 Thang Long University Library 27. 16 c, Giảm do bị mất, phát hiện thiếu khi kiểm kê Sơ đồ 1.14. Hạch toán giảm TSCĐ do bị mất, thiếu khi kiểm kê d, Giảm do đánh giá lại TSCĐ Sơ đồ 1.15. Hạch toán giảm do đánh giá lại TSCĐ Trƣờng hợp TSCĐ không còn đủ tiêu chuẩn thì đƣợc theo dõi và quản lý nhƣ đối với công cụ dụng cụ. 1.3.3.3. Hạch toán TSCĐ hữu hình đi thuê và cho thuê hoạt động Một thực tế hiện nay là có nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để tiến hành mua sắm TSCĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những doanh nghiệp có một số TSCĐ chƣa cần dùng. Hiện tƣợng này đã làm nảy sinh quan hệ thuê và cho thuê TSCĐ giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nhằm thiết lập phƣơng án sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả, giải quyết nhƣ cầu về vốn và tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. TK 211 Nguyên giá Giá trị hao mòn TSCĐ TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, mất chƣa rõ nguyên nhân TK 334,1388 Giá trị còn lại của TSCĐ trừ vào lƣơng nhân viên hoặc bắt bồi thƣờng TK 214 TK 1381 Điều chỉnh Điều chỉnh giảm giá trị còn lại giảm TSCĐ Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn TK 214 TK 412TK 211 28. 17 Trong thuê hoạt động phải ký hợp đồng với bên cho thuê, trong đó phải ghi rõ TSCĐ thuê, thời gian cho thuê, giá cả, hình thức thanh toán và các cam kết khác. Doanh nghiệp phải theo dõi TSCĐ thuê hoạt động ở tài khoản ngoài bảng: TK 001- TSCĐ thuê ngoài *Kế toán đi thuê Sơ đồ 1.16. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại đơn vị đi thuê *Kế toán cho thuê Sơ đồ 1.17. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại đơn vị cho thuê (đối với doanh nghiệp không có chức năng cho thuê) TK 111,112,331 Trả trƣớc tiền thuê cho nhiều kỳ Phân bổ chi phí tiền thuê vào chi phí SXKD trong kỳ Thuế GTGTđƣợc khấu trừ Trả tiền thuê theo từng kỳ Trả TSCĐ thuê hoạt động TK 001 Nhận TSCĐ thuê hoạt động TK 133 TK 154, 642TK 142, 242 Tiền thu từ cho thuê TSCĐ Chi phí KH TSCĐ cho thuê K/c chi K/c thu phí khác nhập khác nhận từng kỳ TK 133 Phân bổ tiền Tiền thuê nhận Thuế GTGT thuê vào TN trƣớc nhiều kỳ (nếu có) Thuế GTGTphải nộp Chi phí khác trong (theo phƣơng pháp khấu trừ) quá trình cho thuê TK 111, 112, 131TK 214 TK 811 TK 911 TK 711 TK 3387 TK 3331TK 111, 152, 334 Thang Long University Library 29. 18 Sơ đồ 1.18. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động tại đơn vị cho thuê (đối với doanh nghiệp có chức năng cho thuê) Khi thu tiền cho thuê hoạt động: 1.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình 1.4.1. Khái niệm Hao mòn TSCĐ trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dƣới tác động của môi trƣờng tự nhiên, điều kiện làm việc và tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ gồm 2 loại: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, ăn mòn, bị hƣ hỏng từng bộ phận. Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ với tính năng và năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. TK 142, 242 Thuế GTGT Định kỳ phân bổ chi phí phải nộp trả trƣớc vào chi phí SXC Chi phí phát sinh ban đầu Định kỳ trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh TK111, 112,331. TK 133 TK 214 TK 154 TK 111, 112… Định kỳ phân bổ Thu tiền trƣớc nhiều kỳ vào doanh thu Doanh thu 1 Kỳ Thuế GTGT Thu tiền định kỳ phải nộp TK 131 TK 511 TK 3387 TK 3331 30. 19 Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Vậy khấu hao thực chất là việc doanh nghiệp thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ bằng cách chuyển giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra, đó là biện pháp chủ quan trong quản lý còn hao mòn là hiện tƣợng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Số khấu hao lũy kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã trích vào các kỳ kinh doanh tính đến thời điêm xác định. 1.4.2. Các phương pháp tính khấu hao Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Việc lựa chọn phƣơng pháp tính khấu hao nào là tùy thuộc vào quy định của nhà nƣớc và chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp đó. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phƣơng pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp đƣợc lựa chọn các phƣơng pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp: 1.4.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng TSCĐ hữu hình tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao nhanh là máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm, thiết bị và phƣơng tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vƣờn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Theo phƣơng thức này, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ và đƣợc tính theo công thức: Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá Số năm sử dụng dự kiến = Nguyên giá X Tỷ lệ khấu hao năm Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình, cần cân nhắc các yếu tố sau: – Thời gian dự tính mà doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hữu hình – Sản lƣợng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tƣơng tự mà doanh nghiệp dự tính thu đƣợc từ việc sử dụng TSCĐ đó. – Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng TSCĐ hữu hình. Thang Long University Library 31. 20 – Kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSCĐ cùng loại. – Hao mòn vô hình phát sinh trong việc thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ. 1.4.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: – Là tài sản cố định đầu tƣ mới (chƣa qua sử dụng); – Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lƣờng, thí nghiệm. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức: Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng X Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng xác định nhƣ sau: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng (%) = 1 X 100Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dƣới đây: Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 32. 21 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phƣơng pháp số dƣ giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao đƣợc tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 1.4.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: – Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; – Xác định đƣợc tổng số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; – Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế. Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dƣới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lƣợng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định Sản lƣợng theo công suất thiết kế – Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lƣợng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trƣờng hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định. Thang Long University Library 33. 22 1.4.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ Sơ đồ 1.19. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình 1.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình TSCĐ hữu hình đƣợc sử dụng lâu dài và đƣợc cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ hữu hình bị hao mòn hƣ hỏng không đều nhau. Do vậy, để khôi phục năng lực hoạt động bình thƣờng của TSCĐ hữu hình và để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những chi tiết, bộ phận của TSCĐ bị hao mòn, hƣ hỏng ảnh hƣởng đến hoạt động của TSCĐ hữu hình. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài với phƣơng thức sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn hay sửa chữa nâng cấp TSCĐ hữu hình. 1.5.1. Hạch toán sử

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn