Excel Hàm If Nhiều Điều Kiện, Cách Sử Dụng Hàm If Nhiều Điều Kiện

Trong bài viết trước, chúng ta đã biết cách sử dụng hàm IF với các con số, văn bản và ngày tháng. Ở bài viết này, lingocard.vn sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm IF kết hợp với các hàm thông dụng khác của Excel và hơn thế. Bạn hãy tải file bài tập mẫu được đính kèm ở cuối bài viết này để thực hành ngay cùng chúng mình nhé.

Đang xem: Excel hàm if nhiều điều kiện

Để hiểu rõ hơn về cách viết hàm, cách một hàm hoạt động trong Excel, bạn hãy đọc bài viết về hàm cơ bản rất chi tiết này nhé:Hướng dẫn cách viết các hàm trong Excel chi tiết dễ hiểu nhất

Đăng ký khoá học Tuyệt đỉnh Excel – Trở thành bậc thầy Excel trong 16 giờ

Cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện trong Excel

Đối với những dữ liệu Excel lớn, và yêu cầu bạn cần lọc ra những giá trị thảo mãn nhiều điều kiện khác nhau, bạn sẽ cần kết hợp hàm IF với một số hàm cơ bản khác của Excel để có thể áp dụng được đồng thời nhiều điều kiện. Dưới đây là một số hàm phổ biến nhất hay được sử dụng kết hợp với hàm IF.

Để minh họa rõ hơn, chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ của hàm IF với nhiều điều kiện.

Kết hợp hàm IF với các hàm khác trong Excel

Sử dụng hàm IF và hàm AND trong Excel

Giả sử, bạn có một bảng với kết quả của hai điểm thi. Điểm số đầu tiên, được lưu trữ trong cột A, phải bằng hoặc lớn hơn 20. Điểm thứ hai, được liệt kê trong cột B, phải bằng hoặc vượt quá 30. Chỉ khi đáp ứng cả hai điều kiện trên, học sinh mới vượt qua kỳ thi. Cách dễ nhất để tạo một công thức thích hợp là viết ra điều kiện trước, sau đó kết hợp nó vào đối số kiểm tra hàm IF của bạn:

Điều kiện: AND(B2>=20; C2>=30) Công thức IF/AND: =IF((AND(B2>=20;C2>=30));”Đậu”;”Trượt”)

Công thức yêu cầu Excel trả về “Đậu” nếu giá trị trong cột C> = 20 và giá trị trong cột D> = 30. Nếu khác, công thức sẽ trả về “Trượt”, như ví dụ trong ảnh dưới đây.

*

Sử dụng hàm IF với hàm OR trong Excel

Bạn sử dụng kết hợp các hàm IF và hàm OR theo cách tương tự như với hàm AND ở trên. Khác biệt so với công thức IF và AND ở trên là Excel sẽ trả về TRUE (Đúng) nếu ít nhất một trong các điều kiện được chỉ định được đáp ứng. Vì vậy, công thức ở trên sẽ được sửa đổi theo cách sau:

=IF((OR(B2>=20; C2>=30));”Đậu”;”Trượt”)

Cột D sẽ trả về giá trị “Đậu” nếu điểm thứ nhất bằng hoặc lớn hơn 20 hoặc điểm thứ hai bằng hoặc lớn hơn 30.

*

Sử dụng hàm IF với các hàm AND và OR trong Excel

Trong trường hợp bạn phải đánh giá dữ liệu của mình dựa trên nhiều điều kiện, sẽ phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc. Trong bảng trên, giả sử bạn có các tiêu chí sau để đánh giá điều kiện đạt của học sinh:

Điều kiện 1: cột B> = 20 và cột C> = 25 Điều kiện 2: cột B> = 15 và cột C> = 20

Nếu một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn đó được coi là đã vượt qua, nếu không thì trượt. Công thức có vẻ phức tạp, nhưng thực ra cũng không quá khó lắm. Bạn chỉ cần biểu thị hai điều kiện là các câu lệnh AND và đặt chúng trong hàm OR vì không yêu cầu cả hai điều kiện được đáp ứng, chỉ cần một trong hai điều kiện đáp ứng là đủ:

OR(AND(B2>=20;C2>=25);AND(B2>=15;C2>=20)

Cuối cùng, sử dụng hàm OR ở trên làm điều kiện kiểm tra logic trong hàm IF và cung cấp các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai). Kết quả là bạn sẽ nhận được công thức hàm IF sau với nhiều điều kiện AND/OR:

*

=IF(OR(AND(B2>=20;C2>=25);AND(B2>=15;C2>=20));”Đậu”;”Trượt”)

Đương nhiên, bạn không bị giới hạn khi chỉ sử dụng với hai hàm là AND/OR trong các công thức hàm IF của Excel, mà có thể sử dụng nhiều chức năng logic như logic kinh doanh của bạn yêu cầu, miễn là:

Trong Excel 2016, 2013, 2010 và 2007, công thức không bao gồm quá 255 đối số và tổng độ dài của công thức không vượt quá 8.192 ký tự. Trong Excel 2003 trở xuống, có thể sử dụng tối đa 30 đối số và tổng độ dài công thức không vượt quá 1.024 ký tự.

Sử dụng nhiều câu lệnh IF trong Excel (các hàm IF lồng nhau)

Nếu cần tạo các kiểm tra logic phức tạp hơn cho dữ liệu của mình, bạn có thể bao gồm các câu lệnh IF bổ sung trong các đối số TRUE (Đúng) và FALSE (Sai) của các công thức hàm IF. Các hàm IF này được gọi là các hàm IF lồng nhau và nó đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn công thức của mình trả về 3 hoặc nhiều kết quả khác nhau.

Tốt: 60 trở lên (> = 60) Đạt yêu cầu: từ 40 đến 60 (> 40 đến Kém: 40 hoặc ít hơn (

Để bắt đầu, cần chèn thêm một cột tổng số điểm cột (D) của hai cột B và C với công thức tính tổng các số trong cột B và C: =B2+C2

*

Bây giờ chỉ cần viết một hàm IF lồng nhau dựa trên các điều kiện trên. Lúc này công thức hàm IF lồng nhau sẽ như sau:

=IF(D2>=60;”Tốt”;IF(D2>40;”Đạt yêu cầu”;”Kém”))

Như bạn thấy, chỉ cần một hàm IF lồng nhau là đủ trong trường hợp này. Đương nhiên, bạn có thể lồng nhiều hàm IF hơn nếu bạn muốn. Ví dụ:

=IF(D2>=70;”Xuất sắc”;IF(D2>=60;”Tốt”;IF(D2>40;”Đạt yêu cầu”;”Kém”)))

Công thức trên thêm một điều kiện nữa đó là tổng số điểm 70 và nhiều hơn nữa đủ điều kiện là “Xuất sắc”.

Xem thêm: Diện Tích Tam Giác Theo Bán Kính Đường Tròn, 8 Công Thức Tính Diện Tích Tam Giác

*

Sử dụng hàm IF với các hàm SUM, AVERAGE, MIN và MAX

Ở ví dụ về các hàm IF lồng nhau phía trên, chúng ta đã biết công thức trả về các thứ hạng khác nhau (Xuất sắc, Tốt, Đạt yêu cầu hoặc Kém) dựa trên tổng số điểm của mỗi học sinh. Trường hợp trên, chúng ta đã thêm một cột mới với công thức tính tổng số điểm trong cột B và C.

Nhưng nếu bảng của bạn có cấu trúc được xác định trước mà không cho phép bất kỳ sửa đổi nào? Trong trường hợp này, thay vì thêm cột trợ giúp, bạn có thể thêm giá trị trực tiếp vào công thức hàm IF của mình, như sau:

=IF((B2+C2)>=60;”Tốt”;IF((B2+C2)=>40;”Đạt yêu cầu”;”Kém”))

Nhưng nếu bảng của bạn chứa nhiều điểm riêng lẻ với rất nhiều cột khác nhau thì sao? Tổng hợp rất nhiều số liệu trực tiếp trong công thức IF sẽ làm cho nó rất lớn. Một cách khác là nhúng hàm SUM trong bài kiểm tra logic của IF, lúc này công thức trên sẽ sửa thành:

=IF(SUM(B2:F2)>=120;”Tốt”;IF(SUM(B2:F2)>=90;”Đạt yêu cầu”;”Kém”))

Theo cách tương tự, bạn có thể sử dụng các hàm Excel khác trong kiểm tra logic các công thức với hàm IF của mình.

Sử dụng hàm IF và hàm AVERAGE trong Excel

=IF(AVERAGE(B2:F2)>=30;”Tốt”;IF(AVERAGE(B2:F2)>=25;”Đạt yêu cầu”;”Kém”))

Công thức sẽ trả về là “Tốt” nếu điểm trung bình trong các cột B đến F bằng hoặc lớn hơn 30, “Đạt yêu cầu” nếu điểm trung bình nằm trong khoảng từ 29 đến 25 và “Kém” nếu dưới 25.

Sử dụng hàm IF và MAX/MIN

Để tìm điểm cao nhất và thấp nhất, bạn có thể sử dụng kết hợp với các hàm MAX và MIN tương ứng. Giả sử rằng cột F là cột tổng điểm, các công thức dưới đây sẽ như sau:

MAX: =IF(F2=MAX($F$2:$F$6);”Tốt nhất”;””) MIN: =IF(F3=MIN($F$2:$F$6);”Kém nhất”;””)

Nếu bạn muốn có cả kết quả Min và Max trong cùng một cột, có thể lồng một trong các hàm trên vào các hàm khác, ví dụ:

=IF(F2=MAX($F$2:$F$10);”Tốt nhất”;IF(F2=MIN($F$2:$F$10);”Kém nhất”;””))

Theo cách tương tự, bạn có thể sử dụng hàm IF với các hàm bảng tính tùy chỉnh của mình. Ngoài ra, Excel còn cung cấp một số hàm IF đặc biệt để phân tích và tính toán dữ liệu dựa trên các điều kiện khác nhau.

Ví dụ: Để đếm số lần xuất hiện của một văn bản hoặc giá trị số dựa trên một hoặc nhiều điều kiện, bạn có thể sử dụng lần lượt hàm COUNTIF và COUNTIFS. Để tìm ra tổng các giá trị dựa trên (các) điều kiện được chỉ định, hãy sử dụng các hàm SUMIF hoặc SUMIFS. Để tính trung bình theo các tiêu chí nhất định, sử dụng AVERAGEIF hoặc AVERAGEIFS.

Sử dụng hàm IF với các hàm ISNUMBER và ISTEXT

Đây là ví dụ về hàm IF lồng nhau trả về “Văn bản” nếu ô B1 chứa bất kỳ giá trị văn bản nào, “Số” nếu B1 chứa giá trị số và “Trống” nếu B1 trống.

Xem thêm: Bảo Vệ Đồ Án Tốt Nghiệp Nên Mặc Gì Trong Ngày Bảo Vệ Đồ Án Tốt Nghiệp

=IF(ISTEXT(B1);”Văn bản”;IF(ISNUMBER(B1);”Số”;IF(ISBLANK(B1);”Trống”;””)))

Ghi chú: Công thức trên hiển thị kết quả là “Số” cho các giá trị số và ngày. Điều này là do Microsoft Excel lưu trữ ngày dưới dạng số, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, tương đương với 1.

Tổng kết

Trên đây là bài viết giới thiệu với bạn đọc cách sử dụng hàm IF kết hợp với các hàm thông dụng khác trong Excel như AND, OR, MAX/MIN, AVERAGE với các ví dụ trực quan, rất dễ hiểu. Hi vọng các bạn sẽ thực hành và ứng dụng cách kết hợp hàm một cách thành thạo và hữu ích trong công việc.

Đọc thêm các bài viết bổ ích khác của chúng mình tại đây

Hướng dẫn cách dùng hàm index trong Excel chi tiết nhấtHướng dẫn cách copy chỉ những giá trị hiển thị sau khi lọc trong ExcelHướng dẫn cách sắp xếp ngày trong ExcelHướng dẫn cách dùng hàm VLOOKUP qua các ví dụ từ cơ bản đến nâng caoHướng dẫn cách sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện: AND, OR, hàm IF lồng nhau và hơn thế

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Excel