Tiểu Luận Những Điểm Mới Của Luật Doanh Nghiệp 2014 So Với 2005

Luật doanh nghiệp năm 2014 ra đời trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu với kinh tế quốc tế mang theo nhiều kỳ vọng của doanh nhân Việt trong việc gỡ bỏ nhưng quy định chưa thực sự của luật doanh nghiệp năm 2005. Luật Minh Khuê giới thiệu để Quý khách hàng tham khảo:

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

Luật doanh nghiệp năm 2014 vừa tiếp tục kế thừa, Luật hóa những quy định còn phù hợp với thực tiễn áp dụng của Luật doanh nghiệp 2005 nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ, hạn chế những bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đang xem: Tiểu luận những điểm mới của luật doanh nghiệp 2014 so với 2005

Cụ thể, Luật doanh nghiệp 2014 có một số điểm mới sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi quy định

– Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh (Điều 29 Luật doanh nghiệp 2014)

– Tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (thông qua sự đổi mới của cả Luật đầu tư 2014);

– Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp (chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới phải đáp ứng điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật)

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp khi có đủ vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động. Quy định như Luật hiện hành đã tỏ ra không hợp lý, không có hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra khó khăn, tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư khi thành lập mới doanh nghiệp.

Do vậy, việc bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh nêu trên tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành

Với quy định này, Luật Doanh nghiệp 2014 đã chuyển cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp từ “tiền kiểm” hoàn toàn sang “hậu kiểm”.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp 2014 còn bổ sung các quy định về thủ tục, hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp cụ thể trong Luật thay vì trước đây những quy định này tại Luật doanh nghiệp 2005 không có quy định cụ thể mà phải tra trong các nghị định hướng dẫn về đăng ký kinh doanh mới có. Điều này, một lần nữa thể hiện tính minh bạch và chi tiết các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp cận dễ dàng tra cứu thông tin và tránh mất nhiều thời gian, công sức khi phải tra cứu cùng một thông tin tại quá nhiều văn bản dưới Luật

– Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày làm việc, trong đó, 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với cơ chế này, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải phụ thuộc vào việc chờ cấp Mã số doanh nghiệp từ Cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuống còn 3 ngày làm việc. Để hiện thực hóa quy định nêu trên, hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về việc trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, Hệ thống đăng ký thuế sẽ tự động tạo mã số thuế mà không cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế.

2. Về góp vốn điều lệ kinh doanh.

3. Mô hình quản trị công ty cổ phần.

Theo đó trên thế giới có nhiều mô hình quản trị công ty cổ phần như: Mô hình hội đồng hai cấp, mô hình hội đồng một cấp. Ở Việt Nam trước đó đã quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp ban hành 2005. Theo đó, cấu trúc gồm: Đại hội đông Hội đồng quản trị, Giám đốc/tổng giám đốc và ban kiểm soát.

Nhưng tới mô hình tổ chức quản trị theo điều 134 Luật doanh nghiệp 2014 cấu trúc mô hình sẽ tuân theo một trong hai hình thức sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Chúng tôi xin phân tích kỹ hơn quy trình đăng ký kinh doanh cụ thể như sau:

Hiện tại so với năm 2015 quy trình vẫn giữ nguyên chưa có sự thay đổi. Cụ thể:

Sau khi soạn xong Hồ sơ, mang lên Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư Tp. Hà Nội nộp.

Nộp hồ sơ

Bước 1: Xếp hàng, lấy số nộp Hồ sơ

Bước 2: Điền Thông tin và phiếu ghi thông tin tại Bàn nộp phí và nộp phí 200.000 VNĐ, nhận Biên lai thu phí

Bước 3: Ngồi đợi gọi tên, chú ý ngồi đúng vị trí Bộ phận một cửa địa bàn trực tiếp xử lý Hồ sơ của mình, nếu qua lượt không được gọi lại, đến tên lên xuất trình Biên lai thu phí, CMND gốc, nhận Giấy hẹn trả kết quả, kiểm tra lại thông tin xong ký vào..

Xem thêm: Trang Trình Phương Trình Trong Tài Liệu, Sấm Trạng Trình

Nhận kết quả

Bước 1: Xếp hàng, lấy số nộp Hồ sơ

Bước 2: Đợi kết quả, khi nhận cần kiểm tra đầy đủ thông tin xem đã đúng nội dung Hồ sơ mình đã nộp chưa (rất nhiều trường hợp chuyên viên làm sai), nếu không đúng, không nhận và yêu cầu sửa lại.

Trường hợp nếu phát hiện muộn, có thể làm hiệu đính được nhưng trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ ghi thay đổi lần thứ 1 (thực chất không có sự thay đổi gì cả, vấn đề này khách hàng sẽ không đồng ý).

Bước 3: Nhận kết quả xong (nếu đúng) nộp 300.000 VNĐ lệ phí đăng công bố. Cầm biên lai thu phí sang Cửa đăng Công bố và điền đầy đủ thông tin vào 2 Giấy biên nhận, 1 Giấy đề nghị và nộp luôn tại đó.

Bước 4: Làm dấu tròn cho doanh nghiệp tại một đơn vị làm dấu (Chỉ cần mang ĐKKD gốc đến chụp lại rồi mang về luôn).

+ Điều lệ Công ty;

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh

+ CMND bản sao có công chứng các thành viên/ cổ đông

+ Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục và nhận kết quả

+ Giấy giới thiệu Công ty cho người trực tiếp đi làm thủ tục và nhận kết quả

+ CMND bản sao của người trực tiếp đi làm thủ tục và nhận kết quả

3.2. Quy trình thay đổi ĐKKD

Quy trình nộp Hồ sơ và nhận kêt quả tại phòng đăng ký kinh doanh: Giống thành lập mới.

Hồ sơ gồm:

+ Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

+ Quyết định Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

+ Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD (Mẫu I-11 Công văn 4211/ BKHĐT)

+ Giấy đề nghị thay đổi nội dung ĐKKD (Mẫu I- 15 Công văn 4211/ BKHĐT)

+ Giấy giới thiệu người trực tiếp nộp Hồ sơ

+ CMND bản của người trực tiếp nộp Hồ sơ

Quy trình lập địa điểm kinh doanh mới

– Quy trình nộp Hồ sơ và nhận kêt quả tại phòng đăng ký kinh doanh: Giống thành lập mới.

– Hồ sơ gồm:

+ Thông báo lập địa điểm kinh doanh

+ Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc lập địa điểm kinh doanh.

+ Quyết định Chủ tịch Hội đồng thành viên/ Chủ tịch hội đồng quản trị về việc lập địa điểm kinh doanh.

Trên đây là những phân tích sơ bộ mang tính chất tổng quan về việc thành lập doanh nghiệp trong bối cảnh đang chuyển hóa từ luật cũ sang luật mới. Trong thời gian tới khi hệ thống nghị định hướng dẫn luật doanh nghiệp và luật đầu tư năm 2014 được ban hành đồng bộ thiết nghĩ những thay đổi sẽ còn thể hiện một cách rõ nét hơn.

Xem thêm: Khóa Học Viết Email Bằng Tiếng Anh Thương Mại Với Các Mẫu Câu Thông Dụng

Hiện nay, văn bản pháp luật đang được áp dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp là: Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD 2015 hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư doanh nghiệp

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Tiểu luận