Soạn Bài: Tìm Hiểu Các Yếu Tố Miêu Tả Trong Văn Nghị Luận Siêu Ngắn

Khi làm một bài văn nghị luận thì ngoài việc tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, tóm tắt nội dung chính của bài thì việc tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là điều cần thiết. 

Tại sao bài văn nghị luận cần có yếu tố tự sự và miêu tả?

Bài văn nghị luận thường vẫn phải có yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Đang xem: Yếu tố miêu tả trong văn nghị luận

Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không làm phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Ví dụ: Trang 115 SGK ngữ văn 8 (Người anh hùng làng Gióng – Cao Huy Đình)

Các yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng gồm:

Chàng trăng:

Mẹ chàng nằm mơ thấy thỏ trắng, thụ thai, đẻ ra chàng.Bị bỏ trên rừng, chàng không nói, không cười.Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ đi giết bạo chúa.Chàng biến vào mặt trăng, đêm đêm soi xuống thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

Nàng Han:

Đánh tan được giặc, nàng hóa thành tiên lên trời, để lại thanh gươm nàng đã dùng giết giặc.Hiện tại, dân làng mở hội rước cờ nàng Han ; còn đền thờ, vũng, ao chi chít nối nhau là di tích…

Thánh gióng: Chỉ so sánh và đánh giá với 2 anh hùng trên mà tác giả không mô tả hay kể bất kỳ chi tiết nào.

Tác dụng yếu tố tự sự, miêu tả:

Làm nổi bật luận điểm: Những điểm gần gũi, tương đồng giữa giữa các câu chuyện anh hùng và từ đó ca ngợi truyện Thánh Gióng.

Các bước để đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận

1. Phải tuân theo quy tắc khi làm một bài văn nghị luận gồm:

Xác định vấn đề nghị luận.Xây dựng các luận điểm.Tìm và sắp xếp các luận cứ.Lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả phù hợp với chủ đề cần nghị luận.

2. Chọn lọc các mẩu chuyện

Gồm các truyện dân gian, truyện lịch sử, văn học, mẫu truyện hạt giống tâm hồn, quà tặng cuộc sống hay bất kỳ chuyện gì mà ta gặp trong cuộc sống. Và những mẩu chuyện này phải có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề mà chúng ta đang nghị luận.

3. Chọn lọc các chi tiết miêu tả thích hợp nhất với luận điểm mà đề bài cho.

4. Sử dụng các tính từ, từ láy đặc sắc và kết hợp các biện pháp tu từ, liên tưởng, tưởng tượng.

Bài tập ví dụ cách nhận biết các yếu tố tự sự và miêu tả 

Đề bài: Đọc hai đoạn trích sau, cho biết đoạn văn nào là văn miêu tả, đoạn văn nào là văn nghị luận có yếu tố miêu tả. Chỉ ra cách đưa yếu tố miêu tả vào đoạn văn nghị luận em vừa tìm được.

Xem thêm: Soạn Văn 11 Luyện Tập Vận Dụng Kết Hợp Các Thao Tác Lập Luận So Sánh

Đoạn văn 1: bức tranh thiên nhiên trước mắt tôi thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh, những đám mây cao bồng bềnh thong thả dạo chơi. Thảm cỏ non xanh trải dài đến tận chân trời, điểm xuyết sắc hoa rực rỡ, tươi thắm. Những giọt sương long lanh đọng lại trên lá như hạt ngọc. Đâu đó, tiếng chim hót trong veo, thánh thót ngưng đọng trong không gian.

Đoạn văn 2: Bạn có bao giờ tận hưởng không khí trong lành, dịu ngọt, tinh khôi của buổi sớm mai, hay say đắm trong làn hương thoang thoảng của muôn hoa cỏ? Bạn có bao giờ nghe tiếng thì thầm hát ca của gió, tiếng xào xạc trò chuyện của lá cây, tiếng hót trong veo thánh thót của loài chim? Nếu dành cho mình những phút giây ấy, bạn sẽ cảm giác thật thư thái, sảng khoái. Bởi thiên nhiên là người bạn nuôi dưỡng cho tâm hồn chúng ta.

Đáp án:

Đoạn văn 1: Thuộc thể loại văn miêu tả

Đoạn văn 2: Thuộc thể loại văn nghị luận có yếu tố miêu tả.

Các yếu tố miêu tả gồm: Trong lành, dịu ngọt, tinh khôi, thoang thoảng, thì thầm ca hát, xào xạc, trong veo thánh thót.

Các biện pháp tu từ gồm: từ láy (xào xạc, thoang thoảng, thánh thót), biện pháp nhân hóa ( thì thầm ca hát), biện pháp liệt kê…

Giải bài tập trong SGK ngữ văn lớp 8

Bài tập 1 trang 116 SGK

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn bình giảng bài thơ gồm:

Các yếu tố tự sự:

Sắp trung thu.Đêm trước rằm đầu tiên của ngày bị giam giữ.Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự việc linh kinh, linh kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam…Bác bị giam cầm trong tù.

Ý nghĩa: Hình dung rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.

Các yếu tố miêu tả:

Trời trong, trăng tròn và sáng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ vờ bên cửa sổ, lồng bóng cây.Tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn, bối rối, xao xuyến; ăm ắp, tình tứ, rạo rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ…

Ý nghĩa:

Hiển hiện khung cảnh đêm trăng và cảm xúc thật của người tù.Cảm nhận rõ hơn chiều sâu về tâm tư, tình cảm dạt dào của Bác trước vầng trăng.Gợi được sự đồng cảm, liên tưởng.

Bài tập 2 trang 116 SGK ( ngữ văn 8)

Rất cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả để làm rõ giá trị mà nụ cười mang lại cho bản thân và mọi người xung quanh.

Xem thêm: Giải Phương Trình 4 Ẩn Bằng Ma Trận, BiệN LuậN Hệ Phương TrìNh TuyếN TíNh 4 ẨN

Vì:

Nhiều mẫu chuyện có thể chứng minh điều kì diệu của nụ cười.Miêu tả nụ cười bừng sáng sẽ làm cho bài văn nghị luận giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, người đọc cảm nhận rõ nét khi cười con người thay đổi ra sao.

Danh mục KHOA HỌC XÃ HỘI,VĂN HỌC

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn