Bài Soạn Bài Chương Trình Địa Phương Lớp 6 Kì 2 ), Bài Soạn Lớp 6: Chương Trình Địa Phương

Chương trình địa phương (phần Văn và phần Tập làm văn) sẽ giúp học sinh củng cố và nâng cao hiểu biết về các thể loại truyện dân giân trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. 

lingocard.vn xin được giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Chương trình địa phương (phần Văn và phần Tập làm văn), mời quý bạn đọc cùng tham khảo. 

Soạn văn Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

1.

Đang xem: Soạn bài chương trình địa phương lớp 6 kì 2

Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ Văn 6, tập một?

Các thể loại đã học: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

2. Em hãy tìm hiểu qua (sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị…) xem quê hương (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố) nơi mình đang sống có các thể loại truyện dân gian đã học ở trên không? Nếu có hãy ghi chép lại và nắm chắc nội dung của một vài truyện thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất.

– Học sinh tự tìm hiểu và ghi chép lại.

– Gợi ý: Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy (vùng đất Cổ Loa, Đông Anh)

– Nội dung chính:

Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Bấy giờ, Triệu Đà đến xâm lược nước ta, An Dương Vương có nỏ thần nên đánh đến đâu thắng đến đấy. Triệu Đà bèn tìm cách cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của An Dương Vương là Mị Châu cho con trai của mình là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để lấy nỏ thần và trở về nước. Sau đó, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc lần thứ hai, An Dương Vương ỷ có nỏ thần thì chủ quan, giặc đến nơi vẫn ngồi đánh cờ và cuối cùng bại trận. An Dương Vương đem Mị Châu chạy ra biển nhưng vẫn thấy giặc chạy theo. Khi ra đến biển thì Rùa Vàng hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. An Dương Vương nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sẽ rất sáng.

3. Những truyện của quê hương em có gì giống và khác với các truyện dân gian đã học trong SGK Ngữ văn 6 tập 1?

– Học sinh rút ra những điểm giống và khác nhau (dựa vào đặc điểm của từng thể loại)

Gợi ý:

– Giống nhau:

Truyền thuyết kể về nhân vật và sự kiện lịch sử (An Dương Vương, Triệu Đà hay Mị Châu, Trọng Thủy) Có sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo: nỏ thần, lông ngỗng, Rùa Vàng

– Khác nhau: thể hiện phong tục, tập quán của từng địa phương.

4. Ngoài truyện kể dân gian của quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian (chọi gà, chọi trâu…)

– Học sinh tự trả lời

– Gợi ý: Chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội Cổ Loa (Hà Nội), Hội Lim (Bắc Ninh) …

Xem thêm: Phá Pass File Excel 2010 – Cách Mở File Excel Bị Khóa Pass Hiệu Quả 100%

5. Tập kể một truyện dân gian hoặc trò chơi dân gian mà em biết.

Gợi ý:

– Kể lại truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy:

Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch.

Bấy giờ, Triệu Đà đến xâm lược nước ta, An Dương Vương có nỏ thần nên đánh đến đâu thắng đến đấy. Triệu Đà bèn tìm cách cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của An Dương Vương là Mị Châu cho con trai của mình là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể.

Trong thời gian ở rể thì Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để lấy nỏ thần và trở về nước. Triệu Đà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: “Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta”. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương nghe tin, ỷ có nỏ thần thì chủ quan, giặc đến nơi vẫn ngồi đánh cờ và cuối cùng bại trận. An Dương Vương đem Mị Châu chạy ra biển. Ngồi sau lưng cha, Mỵ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thần Kim Quy hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. An Dương Vương nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển.

Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sẽ rất sáng.

– Kể lại một lễ hội:

Hằng năm, khi mùa xuân về, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền. Lễ hội được tổ chức trên sông Hồng.

Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông, người đến xem đông nườm nượp. Khúc sông dùng để tổ chức hội thi kéo dài một trăm mét đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Vạch xuất phát và vạch đích cũng được căng bằng một đoạn dây màu đỏ cố định từ hai bên bờ. Dưới sông sáu con thuyền của sáu làng trong xã đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau.

Xem thêm: Giải Hệ Phương Trình 2 Ẩn Nâng Cao, Giải Hệ Phương Trình Nâng Cao Lớp 9

Đến giờ xuất phát, trọng tài thổi một hồi còi báo hiệu bắt đầu cuộc đua. Kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội thuyền của làng em đã về đích đầu tiên. Em cảm thấy rất vui mừng. Kết thúc cuộc đua, cả sáu đội đều được bước lên bục nhận giải. Phần thường dành cho nhà chiến thắng là một hộp quà bí mật.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình