Nghị Luận Văn Học 10 Tỏ Lòng Hay Nhất, Top 7 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Hay Nhất

Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, mỗi triều đại đều đạt được đến đỉnh cao hoàng kim của mình. Từ những chiến thắng lừng lẫy chống giặc ngoại xâm cho đến phát triển đất nước, chăm lo cho người dân. Trong đó, thời Trần là một trong những triều đại hưng thịnh nhất. Vẻ đẹp và sự hào hùng của thời đại Đông A vẫn còn vang vọng đến tận ngày hôm nay mà ta sẽ thấy được qua bài nghị luận văn học tỏ lòng

Tỏ lòng (Thuật hoài) là bài thơ được Phạm Ngũ Lão làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Phạm Ngũ Lão, sinh năm 1255 và mất năm 1320, là một danh tướng đời Trần. Không chỉ là một vị tướng tài ba, là cánh tay phải vô cùng đắc lực của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà ông còn là một nhfa thơ tài hoa. Thuật hoài (hay Tỏ lòng) là một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần

*

Tỏ lòng là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chuẩn mực, thể hiện được nỗi lòng cũng như tinh thần yêu nước mãnh liệt

1, Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học tỏ lòng – 2 câu thơ đầu: Tư thế hiên ngang, tầm vóc vũ trụ của trang nam nhi thời Trần trong không khí hào hùng của thời đại Đông A

Phiên âm:

Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Câu thơ đầu tiên đã vẽ nên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Chữ “múa giáo” trong bản dịch thơ đã không thể hiện được vẻ đẹp của nội lực con người trong bản phiên âm “hoành sóc”.

Đang xem: Nghị luận văn học 10 tỏ lòng

Cụ thể, Phạm Ngũ Lão dùng từ “hoành sóc” là tư thế cầm ngọn giáo ngang, nó biểu thị tư thế sẵn sàng đánh trận chứ không phải biểu diễn hay luyện tập. Kích cỡ của ngọn giáo ở đây cũng thật đặc biệt khi được sánh với chiều dài, chiều rộng của non sông. Khi so sánh phiên âm và dịch thơ bài tỏ lòng ta mới thấy được tư thế của trang nam nhi thời Trần ở đây đã được sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ nhờ hình ảnh rộng lớn, kì vĩ ấy. Đó là tư thế thường trực với nhiệm vụ cứu nước.

Thời đại đã tạo nên kích cỡ con người lớn lao kì vĩ đó. Hình tượng trang nam nhi thời Trần chẳng những được thể hiện trong những chiều kích không gian, thời gian dài rộng, mà còn được tạo hình trên nền của khí thế hào hùng thời đại Đông A. Khí thế ấy tưởng như cuồn cuộn dâng lên qua câu chữ lời thơ:

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

Sức mạnh của quân đội thời Trần cũng là sức mạnh, khí lực hùng hậu của toàn dân tộc. Câu thơ ấy gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi cách sử dụng hình ảnh so sánh vừa cụ thể, vật chất hóa sức mạnh, vừa khái quát được hào khí chung của ba quân. Đó cũng là khí thế mạnh mẽ, cuồn cuộn dâng lên như át cả trời xanh, làm nức lòng quân sĩ miệt mài không mệt mỏi trấn giữ biên cương suốt mấy thu ròng.

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng xuất sắc, là cánh tay đắc lực của Hưng Đạo Vương trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông

2, Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học tỏ lòng – 2 câu thơ cuối: Vẻ đẹp hùng tâm tráng chí của trang nam nhi thời Trần (phân tích 2 câu thơ cuối):

Quan niệm về “nợ công danh” của kẻ làm trai: Thời phong kiến, quan niệm về lập công danh trở thành lí tưởng sông của bậc nam nhi. Đó là món nợ kẻ làm trai phải trả để hoàn thành trách nhiệm với đời, với dân, với nước. Thời phong kiến, quan niệm đó đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ để vươn đến những khát vọng lớn lao “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong hia câu thơ cuối bài thơ Tỏ lòng

Phiên âm:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

tỏ lòng dịch thơ hai câu cuối:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu 

“Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” là câu thơ được Phạm Ngũ Lão lấy từ điển tích Vũ hầu, tức Gia Cát Lượng. Trong Tam Quốc, đây là một nhân vật nổi danh, đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp khôi phục cơ đồ nhà Hán của Lưu Bị, được phong tước Vũ Lượng hầu.

Xem thêm: Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 6 Bài 28 Ôn Tập Lịch Sử 6 Bài 28: Ôn Tập

Đến nhà thơ – Phạm Ngũ Lão, một vị tướng, một gương mặt tiêu biểu của trang nam nhi thời Trần, có nhiều đóng góp lớn lao cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của dân tộc vậy mà vẫn cảm thấy “thẹn” khi nghe nhắc đến Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn ấy bắt nguồn từ khát vọng cống hiến cho dân cho nước của một bậc danh tướng. Nỗi thẹn ấy đã tô đậm vẻ đẹp con người và thời đại nhà trần qua bài thơ tỏ lòng

*

Tinh thần yêu nước mãnh liệt đã giúp quân và dân triều Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông

Sau này Nguyễn Công Trứ cũng viết trong bài thơ Chí làm trai:

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

Chí làm trai nam bắc, đông, tây,

Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể.

Xem thêm: Cách Dạy Con Tính Nhẩm Lớp 1 Tính Nhẩm Nhanh Theo Phương Pháp Của Người Nhật

Bài thơ Tỏ lòng được viết ngắn gọn, hàm súc, hình ảnh kì vĩ, giàu sức biểu cảm, tất cả đã góp phần đậm tô vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần có khí thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao và khát vọng công hiến, lập công trong sự nghiệp cứu nước cao cả. Qua bài nghị luận văn học tỏ lòng, vẻ đẹp ấy đã lí giải với chúng ta đâu là nguyên nhân đã làm nên sức mạnh kì diệu giúp cho dân tộc Việt Nam ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên, một thế lực ngoại xâm hung hãn nhất bấy giờ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn