luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng

Đang xem: Luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng

Tải Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, dành cho những bạn làm luận văn tham khảo.

4 Comments 5 Likes Statistics Notes

Xem thêm: Giải Bài Tập Toán Lớp 4 Bài 123 : Luyện Tập Phép Nhân Phân Số

12 hours ago   Delete Reply Block

Xem thêm: Một Đoạn Văn Về Tình Mẫu Tử Trong Cuộc Sống, Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tình Mẫu Tử (15 Mẫu)

Quang Tường Phùng , SINH VIÊN at An Giang University (AGU)

Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!

1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ NGỌC HẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THANH HOÀN HUẾ, 2018 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phan Thanh Hoàn – Trưởng Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Ngọc Hải i 3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Thanh Hoàn – Trưởng Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo NHCSXH huyện Triệu Phong tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn ùng lớp đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Huế, ngày 6 tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Ngọc ải ii 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: LÊ NGỌC HẢI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 – 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THANH HOÀN Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong gần 15 năm hoạt động, NHCSXH huyện Triệu Phong đã vượt qua khó khăn thử thách đáp ứng vốn cho gần 10.000 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động và cho hàng ngàn đối tượng chính sách v y vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Tuy vậy, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của NHCSXH huyện Triệu Phong có nhiều biến động, tình hình nợ xấu và lãi tồn đọng có chiều hướng tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hoạt động, nguồn vốn cho vay luôn phụ thuộc ngân hàng cấp trên, lãi suất cho vay thấp kéo dài nhiều năm, bộ máy phục vụ và các hỗ trợ về dịch vụ đi kèm chưa đồng bộ,… Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” là hết sức cấp th ết và phù hợp với bối cảnh hiện tại. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý l ận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội; Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014- 2016; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tại NHCSXH huyện Triệu Phong trong thời gian tới. iii 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích BĐD : Ban đại diện CNH-HĐH : Công nghiệp hóa Hiện đại hóa CT-XH : Chính trị xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số GQVL : Giải quyết việc làm HĐND : Hội đồng nhân dân HĐQT : Hội đồng quản trị HSSV : Học sinh, sinh viên KTXH : Kinh tế xã hội LĐ-TB&XH : Lao động Thương binh và Xã hội NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phất triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NS & VSMT : Nước sạch và vệ s nh môi trường SXKD : Sản xuất kinh doanh TK &VV : Tiết kiệm và vay vốn UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo iv 6. MỤC LỤC Tran g Lời cam đoan……………………………………………………………………………………………………………………………….i Lời cảm ơn………………………………………………………………………………………………………………………………….ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế………………………………………………………………………iii Mục lục……………………………………………………………………………………………………………………………………….iv Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………………………………………………………………iv Danh mục bảng…………………………………………………………………………………………………………………………ix Danh mục hình………………………………………………………………………………………………………………………….xi PHẦN I: MỞ ẦU……………………………………………………………………………………………………………………1 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………………………………………………1 2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………….2 3. Đối tượng và phạm vi ng iên cứu……………………………………………………………………………………..2 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………….3 5. Kết cấu của đề tài………………………………………………………………………………………………………………….6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………7 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI………………………………………………………………………….7 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng của Ngân hàng chín sách xã hội……………………………………7 1.1.1. Tín dụng Ngân hàng……………………………………………………………………………………………………..7 1.1.2. Tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội…………………………………………………………………….8 1.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội…………………………………………………14 1.2.1. Khái niệm và phân biệt giữa tín dụng NHCSXH so với NHTM……………………..14 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH…………………………16 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH…………………………………18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHCSXH……………………..21 1.3. Các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng……………………………………………….24 1.3.1. Mô hình SERVQUAL (Parasuraman và cộng sự, 1988)…………………………………..24 1.3.2. Mô hình SERVPERF (Cronin Jr. & Taylor, 1992)……………………………………………..27 v 7. 1.3.3. Mô hình ROPMIS (Thai Văn Vinh và Devinder Grewal, 2007)……………………..28 1.3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………………………………………………..28 1.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng về nâng cao chất lượng tín dụng và bài học rút ra cho NHCSXH huyện Triệu Phong…………………………………………………………………………..31 1.4.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới………………………………………………………31 1.4.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng tại Việt Nam……………………………………………………..34 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị……………………………………………………………………………………………………………37 TÓM TẮT CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………………………………..38 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ………..39 2.1. Tình hình cơ bản của huyện Triệu Phong…………………………………………………………………39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………………………………………………….39 2.1.2. Tình hình dân số và lao động……………………………………………………………………………………41 2.1.3. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Triệu Phong………………………………………..42 2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sá h xã hội huyện Triệu Phong…………………………43 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………………………………………..43 2.2.2. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………………………………………………………..44 2.2.3. Tình hình lao động của NHCSXH huyện Triệu Phong……………………………………..45 2.2.4. Kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Triệu P ong………………………………………..47 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong…………………………………………………………………………………………………………………………………………50 2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội h yện Triệu Phong…………………………………………………………………………………………………………………………………………50 2.3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong…………………………………………………………………………………………………………………………………………54 2.3.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong thông qua kết quả khảo sát………………………………………………………………………………………63 vi 8. 2.4. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong………………………………………………………………………………………………………………………………83 2.4.1. Những kết quả đạt được…………………………………………………………………………………………….83 2.4.2. Những tồn tại………………………………………………………………………………………………………………..84 2.4.3. Nguyên nhân…………………………………………………………………………………………………………………85 TÓM TẮT CHƯƠNG 2………………………………………………………………………………………………………..86 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ……………………………………………………………………………………………………………..87 3.1. Định hướng tín dụng chính sách và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong……………………………………………………………………………….87 3.1.1. Mục tiêu chung…………………………………………………………………………………………………………….87 3.1.2. Chỉ tiêu tổng quát………………………………………………………………………………………………………..87 3.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm……………………………………………………………………………………………………88 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị………………………………………………………………………………………………..88 3.2.1. Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp…………………………………………………88 3.2.2. Giải pháp tăng mức bình quân cho vay………………………………………………………………….90 3.2.3. Giải pháp đảm bảo hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn…………………………………………………………………………………………………………………………………90 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế cho vay………………………………………………………………………91 3.2.5. Giải pháp từ kết quả khảo sát……………………………………………………………………………………92 TÓM TẮT CHƯƠNG 3………………………………………………………………………………………………………..96 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………….98 1. Kết luận…………………………………………………………………………………………………………………………………98 2. Kiến nghị………………………………………………………………………………………………………………………………99 2.1. Đối với Chính phủ………………………………………………………………………………………………………….99 2.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam………………………………………………….100 2.3. Đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương……………………………………………..100 vii 9. 2.4. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị………………………………………..101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 106 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii 10. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014 – 2016……………………………………………………………………………… 41 Bảng 2.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014 -2016……………………………………………………………………….. 43 Bảng 2.3. Tình hình lao động tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014 -2016……………………………………………………………………….. 46 Bảng 2.4. Kết cấu nguồn vốn tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016………………………………………………………………………… 48 Bảng 2.5. Tình hình sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016 ………………………………………………………………………… 49 Bảng 2.6. Các chương trình cho vay tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016……………………………………………………………….. 50 Bảng 2.7. Tình hình sử dụng vốn cho vay hộ nghèo và các ĐTCS tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016……………………. 51 Bảng 2.8. Hiệu quả kinh tế – xã hội trong cho vay hộ nghèo và các ĐTCS của NHCSXH huyện Tr ệu Phong trên địa bàn huyện qua 3 năm 2014-2016……………………………………………………………….. 53 Bảng 2.9. Vòng quay vốn tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016……………………………………………………………………… 54 Bảng 2.10. Kết cấu dư nợ cho vay tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016………………………………………………………………………… 55 Bảng 2.11. Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH huyện Triệu Phong q a 3 năm 2014-2016………………………………………………………………………… 56 Bảng 2.12. Vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016……………………………………………………… 57 Bảng 2.13. Tình hình quản lý dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Hội tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016……………………. 60 ix 11. Bảng 2.14. Kết quả kiểm tra trong cho vay hộ nghèo và các ĐTCS tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016 62 Bảng 2.15. Kết quả kiểm tra vốn vay tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016 63 Bảng 2.16. Đặc điểm mẫu điều tra 64 Bảng 2.17. Thông tin về các chương trình tín dụng, thời gian vay, quy mô vay và mục đích sử dụng vốn vay 66 Bảng 2.18. Những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ tín dụng chính sách 67 Bảng 2.19. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cronbach’s alpha 68 Bảng 2.20. Kiểm định KMO and Bartlett's Test 69 Bảng 2.21. Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập 71 Bảng 2.22. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc 74 Bảng 2.23. Kết quả phân tích hồi quy77 Bảng 2.24. Đánh giá của người vay về nhân tố độ tin cậy 79 Bảng 2.25. Đánh giá của người vay về nhân tố sự bảo đảm 80 Bảng 2.26. Đánh giá của người vay về nhân tố hiệu quả phục vụ 81 Bảng 2.27. Đánh giá của người vay về nhân tố sự cảm thông 82 Bảng 2.28. Đánh giá của người vay về nhân tố cơ sở vật chất hữu hình 83 12. x 13. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1. Quy trình cho vay hộ nghèo……………………………………………………………………………….10 Hình 1.2. Mô hình SERVQUAL – 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ……………………….25 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu……………………………………………………………………………………………..29 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Triệu Phong………………………………………45 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu sau kiểm định………………………………………………………………….78 xi 14. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng Quốc tế đánh giá cao. Trong các chính sách hướng tới hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng ưu đãi là một chính sách luôn được ưu tiên lựa chọn. Chính sách tín dụng ưu đãi trong thời gian qua đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội và nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Sau 15 năm được triển khai hoạt động rộng khắp, với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các chính sách tín dụng ưu đãi đã được khẳng định tính đúng đắn, phù hợp và kịp thời của nó trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống của gười dân khắp nơi. NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quả g Trị là đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. NHCSXH huyện Triệu Phong ra đời là sự kế thừa và phát triển của Ngân hàng Phục vụ người nghèo, với nhiệm vụ sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm. Trong 15 năm hoạt động, NHCSXH huyện Triệu Phong đã vượt qua khó khăn thử thách đáp ứng vốn cho gần 10.000 hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động và cho hàng ngàn đối tượng chính sách vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Tuy vậy, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của NHCSXH huyện Triệu Phong có nhiều biến động, tình hình 1 15. nợ xấu và lãi tồn đọng có chiều hướng tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hoạt động, nguồn vốn cho vay luôn phụ thuộc ngân hàng cấp trên, lãi suất cho vay thấp kéo dài nhiều năm, bộ máy phục vụ và các hỗ trợ về dịch vụ đi kèm chưa đồng bộ… phần nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHCSXH huyện Triệu Phong nói riêng cũng như hiệu quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế – xã hội của huyện Triệu Phong nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn thạc sĩ kinh tế của tôi. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong thời gian qua, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể – Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội; – Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016; – Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm â g cao chất lượng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho hời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đối tượng khảo sát là hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu – Về không gian: Đề tài được triển khai tại NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 2 16. – Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng qua 3 năm 2014-2016, đề xuất giải pháp cho thời gian tới. Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến 12 năm 2017. -Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong; chất lượng tín dụng chỉ bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá từ phía Ngân hàng và đánh giá của khách hàng về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác chuyên môn ở các bộ phận của NHCSXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014- 2016 và phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài l ệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở TW để định hướng. 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Nghiên cứu thực hiện điều tra bằng bảng hỏi các hộ vay vốn tín dụng chính sách được chọn ngẫu nhiên tại một số xã mà NHCSXH đã ủy thác qua các Hội đoàn thể nhằm nắm bắt được tình hình đáp ứng nhu cầu vốn vay của Ngân hàng. Bảng hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay, định mức vay, mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn vốn vay cũng như các yếu tố đánh giá chất lượng tín dụng như độ tin cậy; Sự đảm bảo; Hiệu quả phục vụ; Sự cảm thông; Cơ sở vật chất hữu hình dưới góc độ người đi vay vốn. Từ đó giúp tác giả có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn chất lượng tín dụng chính sách để đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp. Chọn mẫu: Dựa trên tổng thể nghiên cứu bao gồm tất cả các khách hàng vay vốn tại NHCSXH huyện Triệu Phong, nghiên cứu tiến hành lấy mẫu theo cơ cấu tỷ lệ số hộ vay vốn theo xã thuộc huyện Triệu Phong. Cơ cấu chọn mẫu được phân bổ theo từng xã dựa trên số hộ có tham gia vay vốn tín dụng nhằm đảm bảo tính đại diện. Dự kiến số phiếu điều tra được phát ra đại diện 3 xã toàn huyện đại diện 3 vùng: Vùng gò đồi là xã Triệu Giang; Vùng đồng 3 17. bằng là xã Triệu Trung; Vùng biển là xã Triệu An. Tổng phiếu điều tra hộ vay vốn 180 phiếu theo mẫu (Triệu Giang 60 phiếu; Triệu Trung 60 phiếu; Triệu An 60 phiếu). Tác giả chọn ngẫu nhiên các hộ khảo sát, sau đó tiến hành điều tra thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Một điểm cần lưu ý nữa là do phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến nên cỡ mẫu phải đáp ứng tiêu chuẩn về cỡ mẫu theo 2 phương pháp phân tích này. Theo Hair và cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá thì cần thu thập dữ liệu với cỡ mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Nghiên cứu này có số biến quan sát là 23. Do vậy, cỡ mẫu cần lấy là 115 (n = 23*5). Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức n ≥ 8*5 + 50 (n là số mẫu; m là số biến độc lập). Với x biến độc lập được phân tích trong đề tài này thì cỡ mẫu tối th ểu phải là 90 (n = 8*5+50). Như vậy, cỡ mẫu khảo sát 180 quan sát được tính theo công thức trên hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của 2 phương pháp phân tích chính của đề tài. 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4.2.1. Đối với số liệu thứ cấp Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổ g hợp, vận dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằ g số tuyệt đối, số tương đối nhằm phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng và chất lượng ín dụng tại NHCSXH huyện Triệu Phong qua 3 năm 2014-2016. 4.2.2. Đối với số liệu sơ cấp Sau khi thu thập xong dữ liệu từ hộ vay vốn tín dụng chính sách, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích với các phương pháp: – Phân tích thống kê mô tả, được sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. – Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, được sử dụng nhằm kiểm tra độ tin cậy của các biến, loại bỏ các biến không phù hợp và hạn 4 18. chế biến rác. Theo Nunnally & Berstein (1994), các biến quan sát được chấp nhận khi có hệ số tương quan biến tổng (Correct Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). – Phân tích nhân tố (EFA),được sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần. Khi phân tích nhân tố cần lưu ý những điểm sau: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn, từ 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, Sig ≤ 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này càng lớn ≥ 0,5 cho biết các biến và nhân tố càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Hair và cộng sự, 1988). – Phân tích hồi quy, được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến kia là các biến độc lập. Mô hình này được mô tả như sau: Yi=β0+β1X1i+β2X2i+…+ βk Xki +e i Trong đó: Xki: Giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát i; βk:Hệ số hồi quy riêng phần; ei: là một biến độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ 2 . Sau khi rút trích các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá (EFA), dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra độ chấp nhận của biến (Tolerance), kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF. Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF>10, đó là dấu hiệu đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. 5 19. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R 2 điều chỉnh. Giá trị R 2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R 2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS và tính toán bằng các công cụ thống kê. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chương 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 6 20. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1. Tín dụng Ngân hàng Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế – tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: – Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ; – Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay; – Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa; – Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.<29> Công cụ lưu thông của tín dụng ngân hà g: – Công cụ lưu thông của tín dụng ngân hà g là kỳ phiếu ngân hàng; là một loại chứng từ có giá của ngân hàng hay là một giấy nhận nợ của ngân hàng phát hành cho các pháp nhân và thể nhân, nó được lưu hành không thời hạn trên thị trường. – Kỳ phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành dựa trên quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, cư dân và nhà nước. Nó được ra đời trên hai cơ sở bảo đảm bằng vàng và tín dụng. Kỳ phiếu ngân hàng còn được gọi là giấy bạc ngân hàng và trở thành tiền tệ. <40> Ưu, nhược điểm của tín dụng ngân hàng: – Thời hạn cho vay linh hoạt – ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng; – Về khối lượng tín dụng lớn. – Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nhược điểm của tín dụng ngân hàng: 7 21. Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao, gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng 1.1.2. Tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội Theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động, NHCSXH được sử dụng nguồn tài chính do Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy. NHCSXH hoạt động với chức năng nhiệm vụ sau: 1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ – Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư b o gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.<4> – Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước. – Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức inh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài. – Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước; – NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước; – NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: + Cung ứng các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 8 22. – Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. – Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác. 1.1.2.2. Đặc điểm Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng thành lập với mục tiêu nhằm phục vụ các chương trình tín dụng chính sách góp phần phát triển kinh tế, ổn định Chính trị – Xã hội của Chính phủ trong từng giai đoạn, vì vậy so với các NHTM khác, NHCSXH có một số đặc điểm riêng như: Mục tiêu hoạt động: Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện tốt các chương trình tín dụng phục vụ chính sách về phát triển kinh tế, ổn định Chính trị – Xã hội, thực h ện XĐGN, không vì mục tiêu lợi nhuận. <18> Đối tượng khách hàng vay: Là các đối tượng được chỉ rõ trong các chính sách của Chính phủ, thường là đối tượng khó đáp ứng các tiêu chí thương mại để tiếp cận được các dịch vụ tài chính của các NHTM, cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và cộng đồng. Sử dụng vốn: Xuất phát trên cơ sở đối tượng cho vay và tính chất, mục đích cho vay, sử dụng vốn của NHCSXH thường có các đặc điểm như: – Địa bàn cho vay rộng, người vay vốn ở phân tán, ở những nơi có điều kiện khó khăn (giao thông, thời tiết,…); – Cho vay món nhỏ, lẻ; – Chi phí cho vay và quản lý món vay cao; – Độ rủi ro cao; – Có tính ưu đãi trong cho vay (có thể ưu đãi về điều kiện, thủ tục, đảm bảo tiền vay, lãi suất,…); – Có nhiều quy định khác với các NHTM như: Mức cho vay tối đa, thời hạn vay vốn tối đa, xử lý rủi ro,…; – Lĩnh vực hoạt động cũng có hạn chế, như: không thực hiện các hoạt động đầu tư, góp vốn, kinh doanh chứng khoán,…; – Phương thức cho vay: Sử dụng hình thức tín chấp cộng đồng và ủy thác một số công đoạn cho vay cho 4 tổ chức Chính trị-Xã hội (Hội nông dân, Hội Liên 9 23. hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), thông qua các tổ, nhóm người vay. Nguồn vốn: Nhận tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ, nhận tửi tiền tiết kiệm của người nghèo; Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác; Phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá. 1.1.2.3. Đối tượng của tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các NHTM nên hoạtđộng tín dụng của NHCSXH cũng có những đặc thù riêng. Mỗi đối tượng chính sách là một chương trình cho vay với quy trình, thủ tục và mức cho vay khác nhau. a. Cho vay hộ nghèo: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội. Đối tượng được vay vốn là hộ nghèo, những hộ được xác định theo chuẩn nghèo của Chính phủ từng thời kỳ. Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo là 50 triệu đồng. Quy trình thủ tục vay vốn Hộ nghèo 1 Tổ Tiết kiệm 6 7 và vay vốn 2 Tổ chức chính 8 trị – xã hội Ngân hàng 3 Ban xoá đói 5 CSXH giảm nghèo xã, 4 UBND xã Hình 1.1. Quy trình cho vay hộ nghèo 10 24. Nguồn: Ngân hàng CSXH Việt Nam (1) Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn, gửi cho Tổ TK&VV; (2) Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị – xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã. (3) Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng. (4) Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã. (5) UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị – xã hội cấp xã. (6) Tổ chức chính trị – xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. (7) Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gi n và địa điểm giải ngân. (8) Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay. b. Cho vay học s nh s nh viên có hoàn cảnh khó khăn: Để tạo điều kiện cho ọc sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập, ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 157/2007/QĐ- TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên, để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, c i phí ăn, ở, đi lại. – Đối tượng được vay vốn là học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuy n nghiệp và các cơ sở đào tạo nghê được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Viên Nam gồm: + HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. + HSSV là thành viên của hộ gia đình, thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo theo quy định của pháp luật. + HSSV mà hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học tại các trường có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. 11 25. – Mức cho vay hiện nay là 1.250.000 đồng/tháng/sinh viên. – Thủ tục, quy trình cho vay: + Đối với HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình: Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học gưi cho Tổ TK&VV. Tổ TK&VV tiến hành hợp bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn đối chiếu với đối tượng, điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ; lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn, giấy xác nhận của nhà trường hoặc giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận. Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đã có xác nhận của UBND cấp xã cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay. + Đối với HSSV mồ côi: HSSV viết giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của nhà trường là đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăn kèm giấy báo nhập học gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở để được xem xét cho vay. c. Cho vay giải quyết việc làm: NHCSXH làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảom việc làm cho người có nhu cầu việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. – Đối tượng được vay vốn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác xã; hộ kinh doanh (gọi tắt là cơ sở sản xuất kinh doanh). Người lao động. – Mức cho vay: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 1.000 triệu đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng; Quy trình thủ tục cho vay: – Các đối tượng vay vốn theo quy định, khi có nhu cầu vay vốn phải xây dựng dự án lập hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của NHCSXH. 12 26. – NHCSXH thẩm định hoặc ủy thác cho tổ chức chính trị – xã hội cấp xã tổ chức thẩm định, bảo đảm các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo toàn vốn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án. – Nhận được dự án đã phê duyệt cho vay, NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng, hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có) và giải ngân trực tiếp đến người vay. d. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài NHCSXH cho các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài vay vốn ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. – Đối tượng được vay vốn: Các đối tượng chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài gồm: Vợ (chồng), con liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên; Vợ (chồng), con của thương binh; con của Anh ùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp cách mạng được hưởng Huân, Huy chương kháng chiến; người lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật. Người lao động thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. – Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. – Quy trình, thủ tục cho vay: Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên Tổ TK&VV tại thôn, ấp, bản, làng, buôn nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận. Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị – xã hội. e. Cho vay các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; 13 27. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; 1.2. Chất lượng tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội 1.2.1. Khái niệm và phân biệt giữa tín dụng NHCSXH so với NHTM 1.2.1.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội Tín dụng ngân hàng là một sản phẩm của ngân hàng cung ứng phục vụ các khách hàng của mình. Cũng như các sản phẩm khác nó cũng có chất lượng. Tuy nhiên, vì ngành ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt, liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nên chất lượng tín dụng ngân hàng có những đặc trưng riêng. Tín dụng NHCSXH là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm…NHCSXH được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đến các đối tượng chính sách. Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Chất lượng tín dụng trung dài hạn là chất lượng của các khoản vay có thời hạn trên một năm, được đánh giá là có chất lượ g tốt khi vốn vay được sử dụng đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn vừa bù đặp được chi phí vừa có lợi nhuận vừa đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Từ khái niệm trên ta thấy rằng khách hàng, NHCSXH và bối cảnh kinh tế là ba nhân tố được đề cập đến khi xem xét chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội. Việc xem xét chất lượng tín dụng mà thiếu đi một trong ba nhân tố vì ba nhân tố này tác động qua lại, vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫn nhau. Do đó chúng ta xem xét chất lượng tín dụng tại NHCSXH trên ba góc độ đó. Góc độ người được cấp tín dụng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực theo hướng tích cực của ngân hàng và phải bảo đảm được việc thực hiện cách chính sách của Đảng và Nhà nước, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển. Chất lượng 14 28. tín dụng thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấu giữa nguồn vốn ngắn hạn, trung dài hạn trong nền kinh tế. Góc độ Ngân hàng Chính sách xã hội: Chất lượng tín dụng là sự thoả mãn yêu cầu hợp lý của khách hàng với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản đảm bảo thu hút khách hàng nhưng vẫn tuân thủ đúng những quy định của tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Góc độ nền kinh tế: Khoản tín dụng có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, vừa thúc đẩy tiêu dùng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hỗ trợ cácđối tượng chính sách…phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. 1.2.1.2. Sự khác biệt của tín dụng NHCSXH so với NHTM Khách hàng của NHCSXH phần lớn là những đối tượng hầu như không đủ điều kiện để có thể tiếp cận được với vốn tín dụng thông thường của các NHTM với các tiêu chuẩn khắt khe về t ủ tục, tài sản đảm bảo thế chấp…. Do đó khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay những đối tượng khách hàng này của NHCSXH là rất thấp, thậm chí không thể có được. Chính vì lẽ đó, NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động của nó là nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước. Với chức năng mang nguồn vốn ưu đãi của C ính phủ đến với các hộ nghèo, hộ chính sách, các món cho vay của NHCSXH rất nhỏ lẻ, đối ượng thường ở vùng sâu, vùng xa. Về phương thức cho vay của NHCSXH thường sử dụng hình thức cho vay qua các tổ, nhóm người vay, sử dụng hình thức tín chấp cộng đồng. Hiện nay NHCSXH thực hiện ủy thác một số công đoạn cho vay cho các tổ chức chính trị – xã hội. Với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp tài sản, người vay được nhận vốn vay, trả nợ trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã. Đối với khách hàng: Tín dụng ngân hàng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển hoặc đời sống của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn hợp lý, hồ sơ thủ tục đơn giản, quy trình tín dụng ngắn gọn thu hút được khách hàng mà vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc tín dụng theo quy định của pháp luật. Mặt khác, khách hàng sử dụng vốn vay thực hiện việc thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn thỏa thuận với ngân hàng. Việc sử 15 29. dụng vốn vay đó không những mang lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn có ý nghĩa kinh tế – xã hội đối với đất nước. Đối với ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phù hợp với khả năng và thực hiện theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh của ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của ngành. Xác định đối tượng cho vay và thẩm định khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin, tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả món vay để đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Hạn chế tới mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xẩy ra, đây là nguyên tắc cơ bản nhất đối với ngân hàng. Trong thực tế, một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho v y không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, tính khả thi của dự án mà chỉ chú trọng đến cơ chế bảo đảm tiền vay. Chính quan điểm này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng. 1.2.2. Sự cần thiết p ải nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Chất lượng hoạt động tín dụng ủa NHCSXH chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tượng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện được mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHCSXH. Chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng (như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi…) và các chỉ i u định tính (như cho vay vốn đúng đối tượng thụ hưởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng). Hoạt động tín dụng tại NHCSXH là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cụ thể: + Đối với khách hàng Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận được một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho các đối tượng này tiếp cận được các chủ trương, chính sách đó. 16 30. + Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp NHCSXH quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước và các chủ đầu tư giao cho NHCSXH quản lý. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCSXH được ổn định và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp NHCSXH thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo việc làm và đời sống cho CBVC của NH. Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc nâng vị thế, uy tín hoạt động của NHCSXH. Giúp NHCSXH trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn