luận văn tạo hình mầm non

Trần Thu Hà

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ là một loại hoạt động mang tính nghệ
thuật . Hiệu quả của nó không phụ thuộc vào ý chí mà phụ thuộc vào yếu tố
xúc cảm, tình cảm vào hứng thú của trẻ. Hứng thú trong hoạt động tạo hình
làm nẩy sinh ra những ý tưởng thú vị, các sản phẩm tạo hình đầy vẻ hồn
nhiên.Hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ là điều kiện để kích thích trí
tưởng tượng sáng tạo thôi thúc trẻ luôn luôn tìm tòi cách tạo ra những hình
tượng mới mẻ.
Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà trong hoạt động, trẻ thơ
thường ham thích một cái gì đó rất nhanh nhưng rồi cũng chóng chán. Muốn
cho trẻ có được hứng thú lâu bền thì cô giáo phải tạo những yếu tố mới lạ để
hấp dẫn trẻ, thu hút trẻ tạo ra được sự chú ý có tính chất kiên định với những
đối tượng cần miêu tả nào đó. Một trong những yếu tố rất quan trọng, luôn
hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê vô tận chính là thiên nhiên và các vật liệu
tạo hình lấy từ thiên nhiên. Thiên nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú
và đa dạng. Đó là cả thế giới của những sắc màu, hình dạng, ánh sáng… Thiên
nhiên không bị bó hẹp trong các khuôn mẫu thô cứng mà nó là tất cả những gì
sinh động nhất, phong phú nhất và đẹp nhất. Cô giáo có thể sử dụng vật liệu
thiên nhiên làm nguồn tư liệu, phong phú để tạo ra ở trẻ vốn biểu tượng mới.
Qua thiên nhiên, trẻ có thể học được nhiều cách thể hiện khác nhau. Hơn nữa
những vật liệu thiên nhiên đa số là gần gũi với trẻ dễ tìm, dễ kiếm và không
tốn kém.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong giáo dục mầm non người ra vẫn chưa tìm
thấy hết vai trò và khả năng vô tận của thiên nhiên đối với việc giáo dục trẻ.
Hầu hết các trường mầm non vẫn chưa cho trẻ hoạt động tự do với vật liệu
thiên nhiên, trong thiên nhiên gần gũi xung quanh. Nhất là những trường mầm
non ở nông thôn vẫn chưa tận dụng được thiên nhiên – nguồn thôn tin, ấn

Trần Thu Hà

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

tượng rất phong phú dễ phát triển khả năng tạo hình của trẻ. Sự hạn chế trong
việc đưa vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo hình của trẻ đã cản trợ sự phát
triển tính tích cực nhận thức và trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt
động tạo hình.
Những lý do trên đây cộng với niềm say mê và yêu thích với hoạt động
tạo hình của trẻ em, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về : Sử dụng vật
liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo
hình.
Hy vọng, kết quả của đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất
lượng hoạt động tạo hình ở trẻ mầm non.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của vật liệu thiên nhiên tới mức độ hứng thú
trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo nhỡ. Từ đó tìm kiếm các biện pháp
nâng cao hiệu quả sự phát triển nhân cách và hứng thú của trẻ trong hoạt động
tạo hình.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

3.1. Khách thể :
– Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi :

50 trẻ
25 trẻ nhóm đối chứng
25 trẻ nhóm thực nghiệm

– Giáo viên mầm non : 30 cô
3.2. Đối tượng nghiên cứu :
Tìm hiểu một số cách thức sử dụng vật liệu thiên nhiên vào việc tổ
chức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo
hình.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

4.1 Đọc sách, thu thập tài liệu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên
quan tới đề tài nghiên cứu.
4.2. Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình và việc sử
dụng các vật liệu tạo hình ở một số trường mầm non hiện nay.
4.3. Tổ chức thực nghiệm đưa vật liệu thiên nhiên vào hoạt động tạo
hình và kiểm tra kết quả thực nghiệm trong việc tạo ra hứng thú và nâng cao
hiệu quả của hoạt động tạo hình.
4.3. Đề xuất một số ý kiến, một số biện pháp nâng cao chất lượng của
hoạt động tạo hình trong giáo dục mầm non.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :

Nếu tìm ra những phương pháp biện pháp thích hợp sử dụng thiên
nhiên, vật liệu thiên nhiên vào trong hoạt động tạo hình thì nhà sư phạm có
thể nâng cao được hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình và phát triển khả
năng tạo hình cho trẻ.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

– Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động tạo hình và sử dụng vật liệu thiên
nhiên trên cả các tiết học tạo hình và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học của
trẻ mẫu giáo nhỡ ( 4 – 5 tuổi ).
– Thực nghiệm và kiểm chứng chủ yếu qua hoạt động vẽ.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

7.1 Nghiên cứu lý luận :
Đọc và tìm hiểu, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu tâm lý học, giáo
dục về hứng thú, về hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ, nghiên cứu các tài liệu về
các vấn đề liên quan.
7.2 Phương pháp quan sát tự nhiên:
– Quan sát tạo hình của giáo viên và trẻ để tìm hiểu mức độ hứng thú
của trẻ trong hoạt động tạo hình và tìm hiểu các phương pháp, hình thức tổ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

chức hoạt động từ phía người lớn ( giáo viên ). Qua đó nắm được một số đặc
điểm tình hình và kết quả tổ chức hoạt động tạo hình cũng như các điều kiện
tổ chức hoạt động ở trường mầm non hiện nay.
– Nghiên cứu sản phẩm của trẻ qua 5 tiết dự tạo hình vẽ nặn, xé dán
theo mẫu, đề tài và theo ý thích. Phân tích khả năng tạo hình của trẻ đối với
loại chất liệu khác nhau.
7.3 Phương pháp điều tra :
– Đàm thoại với giáo viên
– Dùng phiếu câu hỏi ( xem phần phụ lục ) để tìm hiểu.
– Việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong tiết học tạo hình.
– Các cách thức sử dụng vật liệu thiên nhiên trong các loại tiết tạo hình.
– Mức độ hứng thú của trẻ trong tiết học tạo hình có sử dụng vật liệu
thiên nhiên.
7.4 Phương pháp thực nghiệm
7.4.1. Thực nghiệm khảo sát :
– Tiến hành chung ở cả hai nhóm trẻ với hình thức phương pháp biện
pháp tổ chức ( phương pháp dạy học, giáo dục ) đang hiện hành.
– Khảo sát qua hai bài tập
Bài 1 : Vẽ theo ý thích
Bài 2 : Xé dán lá và hoa
Đối với cả hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ).
7.4.2. Thực nghiêm hình thành
Chia trẻ thành hai nhóm đồng đều nhau về thể lực và khả năng : Nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm.
Tổ chức các hoạt động tạo hình với các hình thức phương pháp khác
nhau nhưng nội dung chương trình như nhau.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

– Tại nhóm đối chứng : Thực hiện chương trình giáo dục với nội dung
hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình theo đúng quy định của
chương trình lưu hành.
– Tại nhóm thực nghiệm : Sử dụng thiên nhiên và vật liệu thiên nhiên
vào quá trình dạy học, giáo dục. Cụ thể :
+ Tăng cường tổ chức cho trẻ được dạo chơi và quan sát thiên nhiên.
Để từ đó thấy trẻ gần gũi với thiên nhiên cũng như phát hiện và tìm kiếm ra
những nét mới lạ, vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng…. Điều này kích thích trí
tò mò, từ đó trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh và trẻ sẽ tham gia hoạt động tạo
hình một cách hứng thú và say mê.
+ Sử dụng vật liệu thiên nhiên một cách tích cực trên tiết học tạo hình
và các hoạt động tạo hình ngoài tiết học để hình thành ở trẻ thái độ tích cực
với hoạt động tạo hình, lòng yêu thích và ham muốn được hoạt động tạo hình.
7.4.3. Thực nghiệm kiểm chứng :
– Ở hai nhóm trẻ ( đối chứng và thực nghiệm ) được tiến hành với hai
bài
+ Vẽ theo ý thích
+ Xé dán những con vật mà cháu thích.
Từ đó đi đến nhận xét và kết luận sự khác biệt về mức độ hứng thú giữa
hai nhóm trẻ.
7.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để phân tích sản phẩm hoạt động của
trẻ

Trần Thu Hà

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :

Hoạt động tạo hình của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là một trong những
hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục
học trong nước và nước ngoài.
Các nhà nghiên cứu như L.XƯGOOTXKI,W.STERN, B.CHEPLOV,
G.KERSCHENSTEINER, V.BAKUSINXKI, E.FLORINA… Đã có những
công trình nghiên cứu về hoạt động tạo hình ở trẻ em. Họ đã đi sâu vào tìm
hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của
trẻ, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Theo
nhiều tác giả, con đường thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo trong
hoạt động tạo hình của trẻ là tổ chức môi trường nghệ thuật và tổ chức cho trẻ
học tập một cách có định hướng theo sự hướng dẫn của người lớn nhằm tiếp
thu kinh nghiệm của xã hội.
Tìm hiểu về các nhà nghiên cứu trong nước, chúng ta thấy hoạt động
tạo hình cũng được một số nhà tâm lý giáo dục, các nhà nghiên cứu quan tâm.
Nghiên cứu về những điều kiện nâng cao khả năng hoạt động tạo hình
của trẻ, phó tiến sĩ Lê Thanh Thủy đã chỉ ra rằng việc tăng cường bồi dưỡng
cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích
cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác của tác phẩm
nghệ thuật sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện, phát triển hứng thú nhận thức cùng
cảm hứng trong hoạt động tạo hình.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

Vấn đề hứng thú trong hoạt động tạo hình cũng được một số sinh viên
của khoa giáo dục mầm non quan tâm và đã bước đầu nghiên cứu. Chẳng hạn
có công trình của Hà Thị Ngà với đề tài : Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện
của hứng thú trong hoạt động tạo hình ở trẻ 5 – 6 tuổi.
Sinh viên Phạm Thanh Thủy nghiên cứu với đề tài : ảnh hưởng của
hứng thú tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo
lớn.
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA
TRẺ EM.

2.1. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ em :
Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo chưa phải là một hoạt động sáng
tạo nghệ thuật thực thụ, hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo
nên những sản phẩm phục vụ xã hội, hoạt động tạo hình được tổ chức cho trẻ
mầm non nhằm mục đích cơ bản là sự biến đổi, phát triển chính bản thân chủ
thể hoạt động tức là trẻ em.
Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo có một đặc điểm nổi bật là tính
duy kỷ. Trong hoạt động tạo hình trẻ thường quan tâm tới việc ( vẽ cái gì )
chứ chưa phải là ( vẽ như thế nào ). Tính duy kỷ là cho trẻ nhỏ đến hoạt động
tạo hình một cách dễ dàng. Trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không
biết tới khó khăn trong miêu tả.
Tính không chủ định cũng là một đặc điểm đặc trưng của hoạt động tạo
hình ở lứa tuổi mầm non. Trong tạo hình , trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc
lập suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả thường
được nẩy sinh một cách tình cờ.
2.2. Một số vấn đề vể phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ mầm non.
2.2.1. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm
non.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

Chất lượng của hoạt động tạo hình, tính sáng tạo trong các sản phẩm
tạo hình của trẻ phụ thuộc phần lớn ở cách thức sử dụng các phương pháp
biện pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành ở trẻ cảm xúc thẩm mỹ, mở
rộng cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kỹ năng kỹ xảo và năng lực tạo hình.
Tạo hình là môn học tổng hợp, ở đó trẻ không chỉ được rèn luyện kỹ
năng kỹ xảo, phát triển trí tuệ, mà còn được hình thành các cảm xúc thẩm mỹ,
phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Vì thế khi tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ cần đưa ra các phương pháp, biện pháp và cách thức sao cho phù
hợp với tâm lý trẻ. Không nên đưa các nội dung quá khó khăn hoặc quá dễ
đến trẻ, vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, để lựa chọn, phân loại các phương pháp tổ chức hoạt động
tạo hình cần không chỉ dựa vào nguồn cung cấp thông tin mà còn dựa vào cả
bản chất của môn học, vào mục đích, nhiệm vụ của hoạt động tạo hình, vào
đặc điểm của hoạt động ( vẽ, nặn, xếp, dán….) vào từng yêu cầu cụ thể của
hình thức hoạt động tiết học hay ngoài tiết học đồng thời dựa vào cả đặc điểm
lứa tuổi và trình độ phát triển của nhóm trẻ cũng như các cá nhân trong đó.
Hệ thống phwong pháp dạy học này gồm các nhóm phương pháp sau :
– Nhóm các phương pháp thông tin – tiếp nhận ( thông tin – tri giác)
– Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện ( tái hiện )
– Nhóm phương pháp tìm tòi – sáng tạo ( tình huống )
– Nhóm biện pháp mang tính chất chơi.
Vài nét về việc sử dụng nhóm các phương pháp biện pháp tổ chức hoạt
động tạo hình.
* Nhóm các phương pháp thông tin tiếp nhận.
Đây là nhóm phương pháp tạo điều kiện cho trẻ phát triển tri giác thẩm
mỹ, giúp trẻ hiểu được nội dung miêu tả ( hiểu được mối quan hệ thống nhất
giữa nội dung và hình thức của đối tượng miêu tả ) hình thành hứng thú và
tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

Nhóm phương pháp này bao gồm các quá trình tổ chức, quan sát đối
tượng miêu tả, chỉ dẫn các phương thức hoạt động nhằm thể hiện đối tượng
quan sát.
Trong nhóm này có 3 phương pháp cơ bản : Quan sát – chỉ dẫn , trực
quan và dùng lời nói.
+ Phương pháp quan sát :
Trong tạo hình , người ta tổ chức cho trẻ quan sát, tìm hiểu các sự vật,
hiện tượng trong thiên nhiên, các sự kiện trong xã hội và các tác phẩm nghệ
thuật ( các phương tiện truyền cảm trong các tác phẩm tạo hình… ). Nhờ có
quá trình này mà trẻ có những hiểu biết phong phú về cái đẹp trong thế giới
xung quanh và nắm dần phương thức tạo ra cái đẹp. Quá trình quan sát cần
được tiến hành một cách sinh động để gây hứng thú và hình thành các tình
cảm thẩm mỹ. Muốn vậy, người ta kết hợp sử dụng rất nhiều các biện pháp
kích thích xúc cảm ( bài hát, câu thơ, câu đố… ) và các biện pháp hình thức
chơi.
+ Phương pháp chỉ dẫn trực quan :
Quá trình chỉ dẫn là quá trình giúp trẻ lĩnh hội các phương thức tạo
hình ( cách thức miêu tả ). Qua chỉ dẫn người ta tập cho trẻ cách sử dụng các
loại dụng cụ vật liệu, chất liệu theo đúng cách. Đồng thời tập cho trẻ sử dụng
các phương tiện truyền cảm mang tính tạo hình ( đường nét, màu sắc, hình
dạng, bố cục… ) để thể hiện các hình tượng qua các hoạt động vẽ, nặn, xếp,
dán.
Việc nắm bắt các phương thức miêu tả sẽ trở nên dễ dàng nếu việc chỉ
dẫn được tiến hành nhẹ nhàng phù hợp với sự tiếp thu của trẻ, với sự thay đổi
các biện pháp hình thức phong phú, có sự phối hợp linh hoạt giữa chỉ dẫn
toàn phần với chỉ dẫn từng phần.
+ Phương pháp dùng lời nói.
Trong nhóm phương pháp thông tin- tiếp nhận về việc dùng lời nói là
rất quan tọng. Đó là những lời giải thích, lời hướng dẫn, những lời kể, những

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

câu hỏi, câu trả lời, đồng thời những lời nói mang tính xúc cảm như bài hát,
bài thơ, câu chuyện, câu đố. Những lời nói của cô giáo trong quá trình tổ chức
hoạt động tạo hình phải chính xác, cụ thể và khơi dạy được ở trẻ những tình
cảm tích cực. Khi sử dụng những câu chuyện, bài thơ, bài hát, giáo viên cần
giúp trẻ một cách chính xác, đầy đủ và hình dung một cách rõ nét vẻ đẹp của
đối tượng quan sát, đồng thời khơi dạy ở trẻ hoạt động tích cực của các quá
trình xúc cảm, tình cảm, tưởng tượng sáng tạo.
Cùng với lời nói của cô và lời nói của trẻ trong hoạt động tạo hình đóng
vai trò quan trọng.Trong quá trình quan sát trẻ cần được đàm thoại, trao đổi
với nhau, thể hiện xúc cảm suy nghĩ và phải thể hiện được những gì đã làm và
sẽ làm.
+ Nhóm đối tượng thực hành ôn luyện.
Đây là hệ thống các hành động, hoạt động của các nhà sư phạm và của
trẻ nhằm giúp trẻ củng cố vốn hiểu biết về những đối tượng miêu tả bồi
dưỡng, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo tạo hình.
Phương pháp này bao gồm cả tình huống miêu tả, các bài tập tạo điều
kiện cho trẻ lặp lại, nhớ lại và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
hoạt động thực tiễn tạo hình.
Các bài tập ôn luyện cần được áp dụng ngay từ các lớp trẻ, những hình
thức tổ chức và nội dung thì cần biến đổi phù hợp theo các độ tuổi, phù hợp
với hứng thú và vốn hiểu biết của trẻ.
+ Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo ( phương pháp tình huống tìm
kiếm).
Nhóm phương pháp này không chỉ hình thành ở trẻ khả năng tái hiện
các hình ảnh mà còn bồi dưỡng ở trẻ khả năng độc lập, xây dựng những hình
tượng mới, phát triển ở trẻ khả năng hoạt động sáng tạo.
Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo gồm có các bài tập sáng tạo yêu
cầu trẻ quan sát, tìm kiếm, phát hiện, sửa chữa và tìm ra các phương pháp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

mới để giải quyết nhiệm vụ tạo hình mới, hình thành và thực hiện ý đồ tạo
hình của riêng trẻ.
Bằng phương pháp tìm kiếm từng phần người ta đưa vào quá trình dạy
học những yếu tố sơ đăng của dạy học sáng tạo. Để giúp trẻ thực hiện các bài
tập tìm kiếm từng phần cần phát triển ở trẻ khả năng tri giác để mở rộng vốn
kinh nghiệm và biểu tượng hình tượng đồng thời phát hiện tư duy sáng tạo.
+ Nhóm biện pháp mang tính chất chơi :
Việc sử dụng các biện pháp mang tính chất chơi trong hoạt động tạo
hình rất cần được quan tâm, bởi lẽ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo
của lứa tuổi mầm non. Các biện pháp mang tính chất chơi được sử dụng trong
phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình không phải với tư cách là một
phương pháp riêng mà là các biện pháp tích cực, bổ trợ cho nhóm phương
pháp khác nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục đích của bộ môn tạo hình. Các biện
pháp mang tính chất chơi bao gồm :
+ Các tình huống mang tính chất chơi trong hoạt động tạo hình.
+ Các trò chơi.
+ Các biện pháp mang tính chất vui chơi nhằm giúp trẻ cảm thụ, thể
hiện các hình tượng và sáng tạo các hình tượng mới.
Hiệu quả của việc sử dụng đồ chơi trong các tiết học tạo hình hoặc các
hình thức tổ chức tạo hình ngoài tiết học phụ thuộc rất nhiều vào cách tạo ra
động cơ chơi.

Đang xem: Luận văn tạo hình mầm non

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đặt Pass Cho File Excel & Khóa Dữ Liệu Bằng Mật Khẩu (Pro 2016)

Xem thêm: Đồ Án Tính Toán Bể Keo Tụ Tạo Bông Nước Sông Đồng Nai, Tính Toán Thiết Kế Cụm Keo Tụ

Sự xuất hiện của động cơ chơi đòi hỏi ở trẻ không chỉ hiểu biết
phong phú về hiện thực xung quanh mà còn cả những tình cảm, xúc cảm thích
hợp.
2.2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
Để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ở trường mầm non , chúng ta có
hai hình thức quan trọng :
– Tổ chức hoạt động tạo hình trên tiết học tạo hình
– Tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

* Các tiết học tạo hình :
Trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động tạo hình trên tiết học đang
được coi là hình thức quan trọng được các trường mầm non quan tâm nhiều
nhất.
Có nhiều loại tiết học tạo hình :
– Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ : Là tiết học tổ chức với cá nhân
hoặc với những trẻ gặp khó khăn trong bộ môn tạo hình.
– Tiết học theo nhóm lớn : Nội dung của loại tiết học này cũng bám sát
vào chương trình tạo hình. Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không
phải là bắt buộc với toàn lớp. Trên giờ học này, giáo viên lần lượt làm việc
với các nhóm, cung cấp cho trẻ những hiểu biết, rèn luyện ở trẻ các kỹ năng
nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc với cả lớp.
Loại tiết học mang tính chủ đạo : Là tiết học bắt buộc với cả lớp. Nó
đóng vai trò chủ lực mà ở đó người ta bồi dưỡng rèn luyện cho trẻ một cách
có hệ thống theo một chương trình nhất định.
Các tiết học trong trường mầm non được phân loại theo các loại hình
của hoạt động tạo hình, đó là các tiết : vẽ, nặn, xếp, dán ( xé dán và cắt dán).
Ngoài ra còn một số tiết học mang tính ứng dụng như : Xếp hình, gấp giấy…
Thể loại các tiết học tạo hình được phân loại theo cơ sở của sự hình
thành, hình tượng :
Chúng bao gồm :
+ Các tiết học tạo hình theo mẫu
+ Các tiết học tạo hình theo đề tài
+ Các tiết học tạo hình theo ý thích.
* Tiết học tạo hình theo mẫu :

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

Là loại tiết mà ở đso trẻ phải miêu tả, tái hiện một cách tương đối chính
xác hình ảnh của đối tượng miêu tả. Trên các tiết học này người ta cung cấp
kiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả.
Đây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách
trực tiếp, quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó
ngoài các tiết học một cách cụ thể thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn
luyện phát triển ở trẻ khả năng đánh giá bằng mắt, trí nhớ thị giác. Khi trẻ đã
có những ấn tượng, những hình ảnh về đối tượng miêu tả thì quá trình cho trẻ
thể hiện lại những hình ảnh tri giác sẽ tốt hơn. Trong các mẫu sản phẩm phải
giống nhau tương đối giữa hình ảnh được miêu tả với sự vật thật.
* Tiết học tạo hình theo đề tài.
Đây là loại tiết học có tính chất ôn luyện, ở đó trẻ phải sử dụng các biểu
tượng, hiểu biết đã được tích lũy, cất giữ trong trí nhớ để tái hiện hinfhanhr
mà nó không nhìn thấy được trực tiếp.
Các hình ảnh mà trẻ tái hiện lại trong tiết này ban đầu thường ở trong
trạng thái, tư thế giống như ở thời điểm mà trẻ đã được tri giác trực tiếp trước
đó.
Mục đích của loại tiết học này là phát triển trí nhớ hình tượng, phát
triển tưởng tượng sáng tạo, rèn luyện khả năng hoạt động tích cực độc lập.
Nội dung miêu tả ở loại tiết học này thường thể hiện mối liên hệ đơn giản
giữa các sự vật theo một nội dung chung ( theo một đề tài hay chủ đề ).
* Tiết học tạo hình theo ý thích :
Được coi là loại tiết miêu tả theo khả năng tưởng tượng sáng tạo, thể
hiện những biểu hiện hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng tạo tạo nên.
Mục đích của loại tiết học này là hình thành và phát triển ở trẻ khả năng
hoạt động tích cực độc lập sáng tạo, phát triển tư duy sáng tạo và tưởng tượng
sáng tạo. Nội dung miêu tả của các tiết này thể hiện các quan hệ tương đối
phức tạp giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh là sự tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

phối hợp của những nội dung mà trẻ đã thể hiện trên các tiết tạo hình theo
mẫu hoặc đề tài.
* Hoạt động tạo hình ngoài tiết học.
Hoạt động tạo hình ngoài tiết học là một hoạt động nghệ thuật và là
phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ. Một nhà giáo dục Xô viết đã
nói : “ Phải giáo dục trẻ em biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất, vì nó là cơ sở ban
đầu cho việc hình thành nhân cách con người”.
Hiện nay các trường mầm non chưa quan tâm đến tổ chức tạo hình
ngoài tiết học cho trẻ. Chủ yếu trẻ chỉ được tiếp cận với hoạt động tạo hình ở
trên các tiết học bắt buộc, mà số lượng các tiết học tạo hình thì lại quá ít nên
vốn biểu tượng mà trẻ có được trên các tiết học chẳng đáng là bao.
Có rất nhiều hình thức để tổ chức hoạt động tạo hình ngoài tiết học,
thông qua các hình thức đó giáo viên có thể cung cấp thêm cho trẻ những kiến
thức về cái đẹp, kỹ năng kỹ xảo, đặc biệt là xúc cảm thẩm mỹ.
3. Hứng thú đối với hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.
3.1. Hứng thú là gì ?
Hứng thú là một thuộc tính của nhân cách hay nói rõ hơn là một thuộc
tính của xu hướng cá nhân, hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp.
Có quan điểm cho rằng hứng thú thường mang màu sắc cảm xúc, có thể
nói thái độ của cảm xúc đối với đối tượng là những dấu hiệu không thể thiếu
được của hứng thú.
Đứng từ góc độ của hoạt động nghệ thuật nói chung, hoạt động tạo hình
nói riêng, chúng tôi thấy : Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với
những đối tượng có ý nghĩa quan trọng và có sự hấp dẫn tình cảm cho cá nhân
đó.
Đối với chủ thể thì đối tượng hứng thú có hai đặc điểm liên hệ với chủ
thể có ý nghĩa quan trọng và có sự hấp dẫn tình cảm. Có thể nói bất cứ một
đối tượng nào muốn làm cho chủ thể hứng thú thì nó phải có đủ hai đặc điểm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

trên. Do vậy, đối tượng phải có ý nghĩa khiến chủ thể đi sâu tìm hiểu nó.
Đồng thời đối tượng phải có khả năng gây nên những khoái cảm lôi cuốn chủ
thể hướng vào nó.
3.2. Vai trò của hứng thú như một thành tố tâm lý của hoạt động
tạo hình.
3.2.1. Hứng thú đối với các hoạt động của trẻ nói chung :
Hứng thú đối với đời sống và hoạt động chung của trẻ mẫu giáo có ý
nghĩa vô cùng quan trọng.
Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho tư duy ở lứa
tuổi mẫu giáo trở lên tích cực say mê trong hoạt động.
Chúng ta biết hứng thú là : Thái độ đặc biệt, ở đây thái độ đặc biệt
chính là niềm say mê tích cực tự giác, sức chịu đựng dẻo dai của cá nhân đối
với đối tượng và hoạt động với bất kỳ một hoạt động nào. Nếu có hứng thú thì
trẻ sẽ có thể tham gia hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ một cách dễ dàng
và đạt kết quả cao. Có hứng thú trẻ sẽ không ngại học, ngại chơi, sức lực cơ
bắp cũng như sức lực của não bộ được huy động, sức tập trung chú ý cao hơn,
thời gian thực hiện công việc sẽ ngắn hơn mà chất lượng đạt được lại cao hơn.
Như vậy chính hứng thú đã làm tăng sức hoạt động cho trẻ. Một số nhà
nghiên cứu đã nói rằng bằng cách hình thành và phát triển hứng thú chúng ta
sẽ phát huy một trong những khả năng quý giá nhất, cao quý nhất của con
người là khả năng thích thú tập trung vào hoạt động, hoàn toàn say mê với
công việc cần làm.
Nói chung, đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng khi nó có hứng
thú đối với một lĩnh vực hoạt động nào đó.
3.2.2. Vai trò của hứng thú trong hoạt động tạo hình :
Hứng thú và hoạt động nhận thức có quan hệ chặt chẽ với nhau. Họt
động tạo hình chính là hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua các hình tượng
nghệ thuật. Hơn nữa nó là một hoạt động nhận thức thẩm mỹ bởi vậy sự phát
triển của hoạt động tạo hình, hiệu quả của nó chịu ảnh hưởng rất mạnh của

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

cảm xúc, của hứng thú, của thái độ thẩm mỹ đối với thế giới xung quanh và
đối với hoạt động.
Hứng thú được xem là “ cơ chế bên trong” của một động cơ mạnh mẽ,
thúc đẩy quá trình nhận thức của trẻ. Hứng thú nhận thức thể hiện sự định
hướng của trẻ đối với việc tìm hiểu những cái gì mới, những cái chưa biết, cái
chưa tồn tại trong ký ức của trẻ. Hứng thú làm cho cái mà hôm nay chỉ là thú
vị thôi thì ngày mai có thể trở thành niềm say mê, thành nhu cầu cấp bách và
làm hình thành ở trẻ động cơ hoạt động cùng ý thức về mục đích của hoạt
động.
Trong hoạt động tạo hình, hứng thú đọng một vài trò rất quan trọng,
giúp trẻ tiếp thu cái tri trức các kỹ năng kỹ xảo tạo hình. Hứng thú là yếu tố
đảm bảo chất lượng của quá trình tri giác, tiếp thu các biểu tượng, ấn tượng.
Trong quá trình hoạt động tạo hình, để có thể tri giác đối tượng miêu tả
nào đó thì đứa trẻ cần phải giữ được sự chú ý của mình với đối tượng trong
một thời gian nhất định. Đối với trẻ nhỏ, các đối tượng quan sát đều khá phức
tạp với rất nhiều thuộc tính, các đặc điểm khác nhau còn trẻ lại khó có thể tập
trung tri giác, nắm bắt nó trong thời gian ngắn ngủi. Do vậy, hứng thú này là
vô cùng cần thiết để duy trì sự chú ý của trẻ tới từng đặc điểm của đối tượng
khi mà đặc điểm đó còn rất mới mẻ, lạ lẫm. Chỉ có hứng thú mới có thể duy
trì được sự chú ý của trẻ từ đặc điểm này sang đặc điểm khác của đối tượng
và làm cho đứa trẻ có thể nhận biết được vẻ đẹp rất độc đáo của đối tượng đó
mà không bị phân tán bởi nhiều tác động khác.
Hứng thú giúp trẻ có thể tham gia vào hoạt động tạo hình tích cực hơn
so với mức bình thường, đồng thời mở rộng kiến thức của trẻ về thế giới xung
quanh về đối tượng miêu tả. Hứng thú làm cho trẻ dễ dàng tiếp thu các kinh
nghiệm tạo hình, phát triển ở trẻ những ký năng kỹ xảo sử dụng linh hoạt các
phương tiện tạo hình để thể hiện các cảm xúc của mình đối với những gì được
miêu tả.
Hứng thú làm tích cực hóa không chỉ các quá trình nhận thức mà đặc
biệt là những nỗ lực sáng tạo của trẻ trong hoạt động mang tính nghệ thuật.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

Nhờ có hứng thú mà trong hoạt động tạo hình trẻ có thể trải nghiệm và thảo
mẵn những cảm xúc đặc biệt. Có thể nói, hứng thú chính là một dạng đặc biệt
của tình cảm, nó được nảy sinh do chính sự hấp dẫn của vẻ đẹp ở các đối
tượng miêu tả ở sự đa dạng và phong phú của thế giới xung quanh.
Trong hoạt động tạo hình, hứng thú của trẻ không tự nhiên mà có cũng
không dễ dàng được kích thích bởi những mệnh lệnh hay những lời nói thông
thường của giáo viên mà nó chỉ có thể xuất hiện từ những biểu tượng tương
đối sâu sắc về đối tượng mà trẻ quan tâm, từ trong hoạt động thực tiễn taojra
cái đẹp. Sự thỏa mãn các cảm xúc thẩm mỹ, những nhu cầu thẩm mỹ mà trẻ
có được nhờ những hiểu biết và những kết quả của hoạt động mang tính nghệ
thuật sẽ tiếp tục làm nảy sinh và nuôi dưỡng hứng thú thẩm mỹ.
Muốn hình thành được hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình thì
các đối tượng miêu tả, nội dung miêu tả phải đảm bảo được một số điều kiện.
Đó chính là tính thẩm mỹ, tính sinh động hấp dẫn và có sức thuyết phục, có
sức truyền cảm và một điều quan trọng là phải luôn tạo điều kiện cho trẻ tiếp
cận với các yếu tố mới lạ, bất ngờ. Có như vậy hứng thú của trẻ mới được
hình thành và phát triển.
3.2.3. Quan hệ của hứng thú với các thành tố tâm lý của hoạt động
tạo hình.
Các thành tố tâm lý của hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng đối
với việc hình thành và phát triển hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình.
Một hoạt động thực sự mang tính tạo hình là một hoạt động có sự kết
hợp hài hòa của ba thành tố tâm lý cơ bản : Tri giác – tưởng tượng – cảm xúc.
Ngoài ra còn môt số các thành tố tâm lý khác : Chú ý, trí nhớ, tư duy, hứng
thú, nhu cầu, động cơ, ý chí.
Quá trình tri giác trong tạo hình không phải đơn thuần là sự nắm bắt
bên ngoài của sự vật mà cần có sự rung cảm về vẻ đẹp của đối tượng. Từ đó
mà trong trẻ xuất hiện các cảm xúc thẩm mỹ, nó cảm nhận được vẻ đẹp về
hình dáng, màu sắc, cảm xúc về vẻ cân đối hài hòa, tính nhịp điệu. Chính từ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

các xúc cảm thẩm mỹ này mà hình thành nên tình cảm thẩm mỹ, mức độ phát
triển của các tình cảm thẩm mỹ phụ thuộc vào độ tinh nhạy của các cảm giác
và khả năng tri giác thẩm mỹ vào độ sâu sắc phong phú của các xúc cảm thẩm
mỹ.
Trong quá trình tưởng tượng sáng tạo đã thể hiện các xúc cảm thẩm mỹ
mà trẻ có được trải nghiệm và trở nên sâu sắc hơn, những hình ảnh thẩm mỹ
mà trẻ tích lũy được tri giác lại ( các biểu tượng được làm sống lại và ngày
càng trở lên phong phú hơn ).
Quá trình cảm xúc làm nền cho hoạt động của sự tri giác tưởng tượng.
Các cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ sẽ làm cho quá trình tri giác nhận thức trong
tạo hình trở thành quá trình thẩm mỹ. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành hứng thú. Hứng thú của trẻ thường bắt đầu nảy sinh từ sự tò
mò, những hiểu biết ban đầu của từng hứng thú thường chỉ mang sắc thái cảm
xúc chung và chưa có thái độ lựa chọn rành mạch với đối tượng nhận thức.
Nhờ có các cảm xúc thẩm mỹ rất đa dạng, hứng thú cần mang tính kiên định
rõ ràng đối với đối tượng hoạt động có cảm xúc trẻ có cảm hứng, hứng thú lâu
bền với nội dung miêu tả nào đó. Nhờ có cảm xúc mà trẻ có được hứng thú
thẩm mỹ, có sự say mê hoạt động nghệ thuật.
Chính ba quá trình trên đã phát triển năng lực tạo hình cơ bản cho trẻ,
rồi từ đó hình thành năng lực chuyên biệt, trẻ nắm được được tri thức chuyên
biệt của tạo hình, nhờ có nó mà khả năng tạo hình thể hiện đường nét, màu
sắc, hình sáng của trẻ ngày càng có sự thay đổi ở mỗi lứa tuổi.
– Trẻ 3 – 4 tuổi, người ta tập trung cho trẻ vẽ các hình ( o  ) để vẽ
các hình khác, sử dụng các hình để tạo nên cấu trúc. Trẻ chú ý đến màu sắc và
hiểu màu sắc như một dạng ký hiệu. Trẻ thường thích màu tươi và ghét
những màu tối. Trẻ có thể sử dụng các màu sắc khác nhau, thể hiện màu tự
do.
– Trẻ 4 – 5 tuổi hình thành khuôn mẫu đồ họa tức là trẻ lặp đi lặp lại
một hình vẽ nào đó mang tính công thức khuôn mẫu, ở lứa tuổi này trẻ nhận

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

biết được màu rõ ràng, các sắc thái của màu, khả năng phân biệt màu tốt.Khi
sử dụng mày hay bị dập khuôn.
– Trẻ 5 – 6 tuổi vẫn phát triển về hình nhưng đứa trẻ có khả năng điều
chỉnh đường nét, tạo ra các đường nét liền mảnh tạo lên một hình chỉnh tề
chọn vẹn. Trẻ nhận biết, ghi nhớ màu nhanh. Trẻ tri giác quan sát màu tốt do
đó mà ở trẻ sự cảm thụ về màu rất tốt.
Tóm lại : Trong hoạt động tạo hình, các thành tố tâm lý và hứng thú
đều có vai trò quan trọng. Mối quan hệ của chúng có liên quan mật thiết với
nhau. Vì hứng thú được nảy sinh và phát triển bởi các quá trình : Tri giác –
cảm xúc – tưởng tượng. Trong khi đó hứng thú có ảnh hưởng tích cực tới cả
ba quá tình. Vậy chúng có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau.
4. Thiên nhiên và vật liệu thiên nhiên đối với sự phát triển của trẻ
mẫu giáo.
4.1. Thiên nhiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc
sống của con người. Thiên nhiên chính là nguồn gốc tạo nên những của
cải vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Những tiềm năng giàu có của
thiên nhiên chính là cơ sở của sự phát triển kinh tế, văn hóa của xã hội
loài người.
Thiên nhiên xung quanh chúng ta rất phong phú và đa dạng với sự sặc
sỡ của các sắc, màu, ánh áng, hình dạng. Do vậy việc tiếp xúc và quan sát,
cảm nhận được sự hài hòa và phong phú của sắc màu, hình thể, âm thanh
trong thiên nhiên và các hiện tượng thiên nhiên sẽ gợi lên ở con người, ở trẻ
niềm vui sướng, những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh.
Ví dụ : Thời xa xưa, nhà danh họa vĩ đại LEONARD DA VINCI đã
từng cố gắng vận dụng nguyên tắc bay của loài chim mà thiết kế tạo dụng cụ
bay.
Sức mạnh của con người được thể hiện trong quá trình nhận thức,
nghiên cứu thiên nhiên, dự đoán các hiện tượng thiên nhiên trên cơ sở của sự
hiểu biêt mang tính chất, quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, vũ trụ…

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trần Thu Hà

Mọi sự vật hiện tượng trong thiên nhiên đều vận động theo các quy luật nhất
định, trong một trật tự nhất định, nó luôn vận động và biến đổi.
4.2. Thiên nhiên và vật liệu thiên nhiên đối với sự phát triển hoạt
động tạo hình của trẻ mẫu giáo.
Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tạo hình của
trẻ mẫu giáo. Những ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên chính là những
nguồn gốc của những hiểu biết, những ấn tượng, những xúc cảm tình cảm
thẩm mỹ đầu tiên của trẻ. Thiên nhiên chính là nguồn cảm hứng vô tận đối
với trẻ , mọi sự việc, hiện tượng của thiên nhiên đều làm cho trẻ ngạc nhiên
và thích thú như : Một bông hoa vừa nở, một con bướm bay qua… Nhà giáo
dục học Lê Thị Ninh cũng đã chỉ ra vai trò to lớn của việc trẻ em làm quen
với thiên nhiên trong quá trình giáo dục trẻ . Bà cho rằng : Thiên nhiên xung
quanh thật đẹp đẽ, đa dạng hài hòa, nên thơ và đầy thú vị. Khi cô mẫu giáo và
người lớn cho trẻ tìm hiểu về thiên nhiên thì phải luôn hướng tới mục đích
giúp trẻ nhận biết cái đẹp trong sự phong phú, đa dạng và hài hòa của thiên
nhiên. Trên cơ sở ấy, giáo dục trẻ lòng yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên và
thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên.
Chúng ta có thể nói thiên nhiên luôn bao bọc con người. Cây đa, bến
nước ở một làng quê Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa như một cây cổ thụ và
một bến bờ của một dòng sông mà chúng còn là hình ảnh tiêu biểu trong tâm
khảm của con người những kỷ niệm mãi mãi truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác về quê hương.
Những màu sắc hình thể đa dạng, hương vị của hoa lá cỏ cây, đồng lúa,
dòng sông, những âm thanh của chim chóc… đều là cho trẻ thích thú và chú ý.
Nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của
trẻ, phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ và làm cho tâm hồn trẻ phong phú.
Trường mầm non cần tổ chức rộng rãi và đa dạng các hình thức cho trẻ
tiếp xúc với thiên nhiên. Đúng vậy, không gì hấp dẫn hơn đối với trẻ bằng tri
giác trực tiếp. Chỉ cần một vài lần dẫn trẻ đi chơi và hướng dẫn trẻ quan sát
một vài đối tượng cần thiết là cô giáo có thể tiến hành một giờ học tạo hình

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn