Dàn Bài Nghị Luận Về Ý Kiến Văn Học, Dàn Ý Cơ Bản 3 Dạng Bài

Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là một dạng văn nghị luận cơ bản thuộc nghị luận văn học. Đây cũng là dạng bài thường xuyên xuất hiện trong cấu trúc đề thi của môn Ngữ văn. Bài văn nghị luận gây ra nhiều ra nhiều khó khăn cho học sinh. lingocard.vn sẽ hướng dẫn các em cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học để chinh phục dạng đề này.

Đang xem: Dàn bài nghị luận về ý kiến văn học

Thế nào là nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học

Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.

Đặc điểm của đề bài nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học

– Đề bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là những quan điểm, nhận xét của một nhà văn, một nhà nghiên cứu hay chính bạn đọc về tác phẩm văn học.

Ví dụ:

Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sa Pa  của Nguyễn Thành Long là truyện ngắn mang đậm chất thơ. Ý kiến của em về vấn đề này?

– Những ý kiến xuất hiện trong đề bài nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú. Ý kiến đó có thể xoay quanh những vấn đề: một chi tiết, một bút pháp nghệ thuật tiêu biểu, một nội dung đặc sắc hoặc bàn về một nhân vật, nhận định chung về tác phẩm, đoạn trích,..

Ví dụ:

Có ý kiến cho rằng: Trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều”), Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tinh khôi, trong trẻo và giàu sức sống. Em có đồng ý với nhận định trên không? Hãy làm sáng tỏ.

Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học

– Cần xác định rõ ý kiến bàn về phương diện nào của tác phẩm văn học: nội dung hay nghệ thuật, tình huống truyện hay chi tiết truyện, nhân vật hay nghệ thuật xây dựng nhân vật,…

– Ý kiến được đưa ra bàn luận là đúng hay sai? Quan điểm cá nhân đối với ý kiến đó.

– Bám sát vào tác phẩm để tìm những chi tiết nổi bật và làm rõ ý kiến nhận định. Tránh việc xa rời tác phẩm, dẫn đến việc nghị luận lan man và không chính xác.

– Vận dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận.

Dàn ý của bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học

– Mở bài

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện trong ý kiến nghị luận.

+ Dẫn dắt nội dung cần nghị luận vào bài.

+ Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm.

Thân bài

+ Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm.

Xem thêm: Đặc Điểm Bố Cục Của Bài Văn Nghị Luận Trong Bài Văn Nghị Luận

+ Bàn luận các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận qua việc:

Đưa ra ý kiến của bản thân: Đồng tình hay bác bỏ.Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định bằng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến, quan điểm bàn về vấn đề gì trong tác phẩm văn học.– Kết bài

Khẳng định thái độ của người viết về ý kiến, quan điểm trong đề.

Luyện tập làm bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến.

*

Bài thơ Đồng chí hay được sử dụng làm đề thi dạng bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm

Hướng dẫn bài làm chi tiết

Mở bài– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

+ Về tác giả: Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Ông thường hướng ngòi bút của mình vào hình ảnh người lính. Với những đề tài quen thuộc như tình cảm đồng chí, đồng đội. Sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.

+ Về tác phẩm: Bài thơ được sáng tác năm 1948, thể hiện rõ những trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu xa về tình đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Trích dẫn nhận định về bài thơ

“Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một tượng đài tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”.

Thân bài– Giải thích ý nghĩa của lời nhận định

Lời nhận định đã đánh giá chính xác giá trị thành công của bài thơ Đồng chí. Xuyên suốt bài thơ là bức tượng đài tráng lệ – hình ảnh của những người lính được khắc họa rực rỡ, cao cả và hết sức đẹp đẽ.

– Bàn luận và chứng minh nhận định+ Người lính hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả và thiêng liêng qua đoạn thơ nói về cơ sở hình thành tình đồng chí:Họ là những người có xuất thân nghèo khó: là những người nông dân từng “chân lấm tay bùn”Người lính có chung lí tưởng chiến đấu. Mặc dù đến từ những miền đất khác nhau, nhưng khi nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc. Họ đã rũ bỏ bùn đất để lên đường đi chiến đấu.Người lính cùng “kề vai sát cánh” vượt qua những năm tháng kháng chiến khắc nghiệt: Súng bên súng, đầu sát bên đầu, đêm rét chung chăn  và trở thành tri kỉ và đồng chí.+ Vẻ đẹp cao cả và rực rỡ của người chiến sĩ được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:Họ cảm thông, chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ đối với quê hương: nhớ ruộng nương. Nhưng trong hoàn cảnh kháng chiến, họ đã cương quyết, quyết tâm lên đường ra đi.Người lính cùng nhau sẻ chia những gian lao, thiếu thốn, những cơn sốt rét hiểm nguy. Tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực để tạo nên những hình ảnh thơ song hành: áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá; miệng cười buốt giá/ chân không giày,… Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn gắn bó với nhau bằng tình đồng chí.+ Vẻ đẹp cao cả và rực rỡ của người chiến sĩ được thể hiện thật lãng mạn khi họ sát cánh bên nhau canh gác:Họ sát cánh bên nhau trong đêm rừng hoang sương muối. Chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế chờ giặc tới.Bức tượng đài người lính được thể hiện rõ qua hình ảnh Đầu súng trăng treo vừa lãng mạn, vừa hiện thực. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của nhận định

– Cái hay của bài thơ ở chỗ: Viết về người lính mà không có tiếng súng, sự chết chóc và đau thương. Nhưng hình ảnh của họ vẫn hiện lên hết sức hào hùng và cao cả.

Xem thêm: báo cáo đồ án tốt nghiệp website du lịch

– Nhà thơ đã dựng lên bức tượng đài bất hủ về người nông dân – chiến sĩ từ những điều hết sức bình dị và đời thường.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn