các bước làm bài văn nghị luận 200 chữ

 NLXH 200 chữ chiếm 20% tổng số điểm trong đề thi THPTQG môn Ngữ văn. Và phần này, cùng với Đọc hiểu dễ dàng điểm tối đa nhất. Bởi vậy, bên cạnh việc ôn tập các tác phẩm văn học trong chương trình, các em cần ghi nhớ, nắm thật chắc cách làm của dạng nghị luận xã hội 200 chữ này nhé!

1. Nhận định chung về đoạn văn NLXH 200 chữ
– Theo thang bloom, NLXH thuộc mức độ vận dụng cao.
– Đánh giá kĩ năng viết, vận dụng những kĩ năng đã học (phối hợp các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận), huy động được dẫn chứng phong phú từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề.

Đang xem: Các bước làm bài văn nghị luận 200 chữ

Xem thêm: Bộ Đề Nghị Luận Văn Học Hay Gặp Trong Đề Thi Thpt Quốc Gia 2018

Xem thêm: lợi ích của việc đi bộ văn nghị luận

– Vấn đề bàn luận được tích hợp với ngữ liệu của phần Đọc hiểu.
– Vấn đề bàn luận không quá phức tạp, được chia thành 2 dạng: 
+ NLXH về tư tưởng, đạo lý, tình cảm gắn bó với cuộc sống hằng ngày như tình yêu quê hương, gia đình, bạn bè; ý thức trách nhiệm; tinh thần học tập; …
+ NLXH về hiện tượng đời sống: thực phẩm bẩn; gian lận trong thi cử; bạo lực học đường; tệ nạn xã hội (hút thuốc lá, sử dụng ma túy, chất kích thích,…); đua xe trái phép; nghiện internet, facebook…
– Đề bài có thể đưa ra vấn đề một cách trực tiếp, hoặc gợi mở qua 1 câu văn/ thơ có ý nghĩa trong văn bản đọc hiểu.
– Hình thức trình bày: đoạn văn 200 chữ (khoảng nửa trang giấy thi)

2. Cách viết đoạn văn NLXH 200 chữ
– Xác định hình thức trình bày: 
+ Viết đoạn văn theo: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành
+ Nguyên tắc viết đoạn văn:
./ lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên
./ dấu chấm hết đoạn.
./ không được xuống dòng lùi vào 1 ô (nếu trích thơ, câu văn tiếp theo viết sát lề)
+ Dung lượng: 200 chữ (khoảng nửa trang giấy thi)

– Trước khi bắt đầu làm bài, em hãy tự trả lời các câu hỏi: 
+ Nó là gì? (Tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống?)
+ Nó như thế nào? Vì sao lại như thế? (Phân tích, lý giải, nguyên nhân của vấn đề)
+ Điều đó đúng hay sai? Hay vừa đúng vừa sai? (Bàn luận mặt đúng/ sai, phải/ trái)
+ Nó được thể hiện như thế nào trong cuộc sống? (Dẫn chứng thực tế)
+ Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân? (Bài học nhận  thức và hành động)

– Các bước thực hiện:   có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cơ bản gồm các bước như sau: 
  NLXH về một tư tưởng đạo lý NLXH về một hiện tượng đời sống Mở đoạn Giới thiệu vấn đề bàn luận  
 
 
Thân đoạn Giải thích Giải thích Phân tích, chứng minh (Tại sao? Như thế nào?) Biểu hiện, thực trạng Bàn luận mở rộng (lật ngược vấn đề, kèm dẫn chứng với thái độ phê phán/ ngợi ca) Phân tích nguyên nhân hiện trạng   Biện pháp khắc phục Kết đoạn Bài học nhận thức và hành động

Ví dụ:  Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.  (đề minh họa 2019)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn