Mẫu Công Văn Phát Sinh Khối Lượng Thi Công, Biên Bản Xác Nhận Khối Lượng Công Việc Phát Sinh

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 1122/CV.UB V/v xử lý một số vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quản lý XDCB và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP trong giai đoạn chuyển tiếp năm 2005.

Đang xem: Mẫu công văn phát sinh khối lượng

Long Xuyên, ngày 04 tháng 5 năm 2005

Kính gửi:

– Các sở, ban, ngành cấp tỉnh. – UBND huyện, thị xã, thành phố.

A. Xử lý một số vấn đềphát sinh, vướng mắc:

I/ Công tác chuẩn bị đầu tưvà chuẩn bị thực hiện dự án:

1. Đối với việc lập lại công tác chuẩn bị đầutư và chuẩn bị thực hiện dự án ĐTXD do chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền thay đổichủ trương đầu tư: khảo sát và lập dự án đầu tư; khảo sát, thiết kế, lập dựtoán công trình…. của các dự án, công trình, hạng mục công trình đã có chủtrương đầu tư ban đầu (bằng văn bản), nhưng sau đó do có thay đổi chủ trương đầutư của cấp có thẩm quyền hoặc do thiếu vốn nên không tiếp tục thực hiện: thìcho phép chủ đầu tư nghiệm thu hồ sơ theo đúng quy định ở từng giai đoạn đã triểnkhai để thực hiện thanh toán cho đơn vị tư vấn;

a. Trong trường hợp không tiếp tục triển khai dựán này trong năm 2005-2006:

* Hồ sơ khảo sát, dự án đầu tư, thiết kế dựtoán, hồ sơ mời dự thầu…đã được phê duyệt thì thanh toán theo đúng cơ cấu giáđối với trách nhiệm đã thực hiện và được phê duyệt của đơn vị tư vấn.

* Hồ sơ của các công việc tư vấn nêu trên đã đượcchủ đầu tư nghiệm thu theo quy định nhưng chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt,thì cho phép thanh toán tương ứng với các công việc đã thực hiện nhưng khôngquá 70% chi phí tư vấn được hưởng.

b. Trong trường hợp thay đổi lớn về chủ trươngnhư: thay đổi quy mô, hoặc vị trí hoặc chính sách về nguồn vốn…, làm thay đổilớn nội dung của sản phẩm tư vấn nhưng dự án vẫn tiếp tục thực hiện (phải lập lạihồ sơ mới): cho phép thanh toán chi phí lập hồ sơ cũ không quá 60% chi phí theoquy định để thực hiện hoàn thành công việc tư vấn đó và tiếp tục giao đơn vị tưvấn này triển khai hồ sơ mới nếu hội đủ điều kiện năng lực theo quy định.

* Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý số liệu, hồsơ của công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án nêu trên để xác địnhviệc có thể sử dụng lại phục vụ cho việc lập hồ sơ mới nhằm tiết kiệm chi phí,tránh lãng phí kinh phí đầu tư của Nhà nước.

Về tổ chức thực hiện:

* Các dự án thuộc ngân sách tỉnh, chủ đầu tư tổnghợp nhu cầu kinh phí gởi sở Kế hoạch & Đầu tư để thẩm tra, tổng hợp chungvà bổ sung nguồn vốn để chi trả khi điều chỉnh kế hoạch vốn 6 tháng cuối năm2005; khi có kế hoạch điều chỉnh vốn thì cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểmsoát thanh toán vốn.

* Các dự án thuộc ngân sách cấp huyện, xã: chủ đầutư thực hiện, gởi về phòng Tài chính – Kế hoạch để thực hiện theo quy định nhưdự án thuộc cấp tỉnh quản lý.

2. Đối với các dự án mới: để chủ độngtrong việc chuẩn bị kế hoạch đầu tư cho năm 2006 và các năm tiếp: giao sở Kế hoạch& Đầu tư chịu trách nhiệm chính cùng các ngành chuẩn bị danh mục dự án cầnđược nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư để trình UBND tỉnh xem xét, ban hành trongtháng 6 của năm trước kế hoạch.

II/ Về hồ sơ phát sinh trongquá trình thi công:

a. Phát sinh do phải xử lý kỹ thuật để đảm bảoan toàn trong vận hành, sử dụng: chủ đầu tư không cần phải dừng thi công;

b. Phát sinh do thay đổi về công năng sử dụng, thiếtkế, thẩm mỹ hoặc vật liệu xây lắp, trang trí…: chủ đầu tư phải dừng thi côngvà báo cáo đến cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư để xem xét, quyết định chủtrương, khi có ý kiến chấp thuận của cấp thẩm quyền thì cho tiếp tục triển khaithi công.

c. Phát sinh do dự toán được duyệt tính thiếu(do sai số học, tiên lượng không đủ, định mức vật tư không đúng) đối với côngtrình chỉ định thầu theo hợp đồng giá trọn gói (khoán gọn) được xử lý như sau:

* Giá trị tính thiếu A≤ 5% giá trị được chỉ địnhthầu: không giải quyết;

* Giá trị tính thiếu A> 5% giá trị được chỉ địnhthầu: cho phép điều chỉnh, chủ đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá trịphát sinh; lưu ý các khối lượng tính thiếu thuộc phần khuất lấp thì nhà thầu phảibáo cáo chủ đầu tư và cơ quan thẩm định để lập biên bản ghi nhận phần phát sinhtrước khi thi công mới được xem xét phát sinh.

d. Các chi phí quản lý, chi phí tư vấn (thiết kế,thẩm tra, thẩm định và giám sát) đều được tính toán điều chỉnh theo quy định nếukhông do lỗi của tư vấn gây ra; giá trị được xác định trên cơ sở giá trị (tuyệtđối) dự toán xây lắp phần điều chỉnh, bổ sung. Chi phí thẩm định hồ sơ tối thiểulà 500.000đ/hs.

e. Về chi phí tư vấn giám sát kỹ thuật thi công:nếu kéo dài thời gian thi công thì phần chi phí gia tăng thêm, đơn vị tư vấn đượchưởng theo quy định. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệmkéo dài thời gian; nếu do yếu tố phát sinh kỹ thuật, điều chỉnh công năng thìNhà nước sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí phát sinh này; nếu do nhà thầulàm chậm trễ, kéo dài thời gian thì chi phí tư vấn giám sát phát sinh này donhà thầu thi công chịu trách nhiệm thanh toán cho đơn vị tư vấn; nếu do tư vấnthiết kế làm chậm trễ thì tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm thanh toán chiphí tư vấn giám sát phát sinh.

f. Về tổ chức thực hiện:

* Các quy định trên được áp dụng cho các côngtrình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng do Nhà nước bảo lãnh(trừ các dự án có vốn đầu tư từ nguồn ODA có quy định riêng)

* Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư lậphồ sơ phát sinh của công trình trình cơ quan phê duyệt TKDT (trước đây) xemxét, thẩm định khối lượng dự toán phát sinh. Trong quá trình thẩm định, cơ quanthẩm định được quyền xem xét thẩm định lại những khối lượng, định mức vật tư màdự toán tính thừa và trước đây cơ quan thẩm định chưa phát hiện điều chỉnh.

* Nếu giá trị phát sinh A≤ 50 triệu đồng: chophép Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo giá trị dự toán phátsinh được duyệt và phụ lục hợp đồng bổ sung (không phải trình chỉ định thầu bổsung).

* Ủy quyền cho Giám đốc sở Xây dựng phê duyệt dựtoán phát sinh có giá trị AIII/ Về thông báo và áp dụnggiá vật liệu xây dựng vào dự toán công trình:

a. Việc thông báo giá VLXD hàng quý do liên sởXây dựng- Tài chính thực hiện; trong điều kiện biến động giá trên 10% của các mặthàng vật liệu xây dựng chính (thép, ximăng, vật liệu kim loại khác…), thìliên sở xem xét để ban hành thông báo cho kịp thời, phù hợp giá cả thị trường(hàng tháng, hàng tuần…);

Các đơn vị sản xuất VLXD ở địa phương như gạch,cát, đá (công ty Khai thác đá AG, Nhà máy gạch Ceramic AG, công ty Xây lắp AG,công ty Liên doanh khái thác đá ANTRACO…) phải có trách nhiệm thông báo giá vậtliệu xây dựng đến sở Xây dựng và sở Tài chính để làm cơ sở ban hành. Đối vớicác vật liệu đặc thù của địa phương như: gạch, cát, đá: sở Xây dựng phải thôngbáo cả chi phí vận chuyển bình quân từ nơi sản xuất đến trung tâm 11 huyện, thịxã, thành phố.

b. Về áp dụng đơn giá vật liệu xây dựng khi thẩmđịnh dự toán để làm cơ sở cho công tác đấu thầu: cho phép áp dụng đơn giábình quân của từ 3-5 vật liệu có cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật theothông báo giá của liên sở; khi triển khai thi công, chủ đầu tư và tư vấn giámsát, cơ quan thanh toán phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng loại vật liệu theođúng hồ sơ dự thầu và giá dự thầu. Trong trường hợp chỉ định thầu, chủ đầu tưphải yêu cầu nhà thầu lập hồ sơ nhận thầu theo đúng quy định để có cơ sở chocông tác kiểm tra, giám sát.

c. Về thẩm định giá thiết bị:

* Đối với các thiết bị đặc chủng, cho phép chủ đầutư hợp đồng với Trung tâm thẩm định giá Miền Nam thực hiện thẩm định về giá vàcác tính năng sử dụng;

Trên cơ sở đó, ủy quyền cho Giám đốc sở Tàichính phê duyệt giá gói thầu cung cấp thiết bị để chủ đầu tư tổ chức đấu thầuhoặc chỉ định thầu cung cấp thiết bị (kể cả phê duyệt chi phí thẩm định giá thiếtbị).

* Đối với các thiết bị thông thường, giao sở Tàichính và sở Xây dựng thực hiện theo cơ chế thỏa thuận giá.

Trong trường hợp chỉ đơn thuần cung cấp thiết bịnhư: các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, trang bị hệ thống máy vitính…, ủy quyền cho Giám đốc sở Tài chính phê duyệt giá gói thầu để thực hiệnđấu thầu hoặc chỉ định thầu cung ứng thiết bị.

d. Đối với các công trình có quy mô lớn, có thờigian tổ chức triển khai dài (thời điểm chọn thầu triển khai thi công so với thờiđiểm phê duyệt dự toán trên 06 tháng và có biến động về giả cả vật liệu xây dựng),thì cho phép thông báo áp dụng giá vật liệu xây dựng cho cụ thể công trình đó tạithời điểm chọn thầu; và trong điều kiện này, cho phép chủ đầu tư căn cứ trên khốilượng dự toán đã phê duyệt và giá VLXD được thông báo để xác định giá gói thầuvà tiến hành tổ chức chọn thầu; song song đó tiến hành điều chỉnh quyết địnhphê duyệt (tổng) dự toán.

IV/. Về thực hiện trách nhiệmtiếp theo của đơn vị tư vấn khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp (cổ phần hóa)hoặc bị giải thể (công ty Tư vấn thiết kế xây dựng Long Xuyên):

a. Đối với các đơn vị tư vấn thực hiện xong cổphần hoá: đơn vị cổ phần mới hình thành có trách nhiệm xử lý đối với các sản phẩmtư vấn do đơn vị cũ triển khai cho đến khi hoàn tất công trình xây dựng theođúng quy định.

b. Đối với các hồ sơ thiết kế quy hoạch xây dựngtrên địa bàn TP. Long Xuyên: Giám đốc công ty Tư vấn thiết kế xây dựng LongXuyên (trước đây)- chủ nhiệm đồ án chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hoàn chỉnhhồ sơ để được phê duyệt và lưu trữ theo quy định. Hội đồng giải thể thực hiệnxác lập pháp nhân cho hồ sơ quy hoạch.

c. Đối với trách nhiệm thực hiện công tác giámsát tác giả, xử lý thiết kế, nghiệm thu với tư cách tư vấn thiết kế của đơn vịbị giải thể: cho phép chủ đầu tư chọn đơn vị tư vấn khác đủ năng lực thực hiệncông việc tiếp theo.

* Đối với các công trình triển khai thi côngbình thường (không có xử lý kỹ thuật), chi phí cho đơn vị tư vấn (mới) thực hiệngiám sát tác giả tính theo quy định (10% thiết kế phí); không thanh toán chođơn vị bị giải thể.

* Trong trường hợp phải xử lý kỹ thuật, tùy theomức độ, tính chất của việc xử lý, chí phí cho đơn vị tư vấn (mới) do chủ đầu tưđề xuất đến sở Xây dựng xem xét và quyết định, nhưng không quá 35% so với chiphí thiết kế công trình.

* Trường hợp cá biệt, sở Xây dựng báo cáo UBND tỉnhquyết định

B. Vận hành quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình theo cơ chế quản lýmới trong giai đoạn chuyển tiếp năm 2005:

Trong giai đoạn chờ hướng dẫn đồng bộ của Chínhphủ, bộ Kế hoạch & Đầu tư, bộ Xây dựng và xét điều kiện năng lực tổ chức bộmáy của các cơ quan tham mưu, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cơ chế quản lý dựán đầu tư xây dựng công trình như sau:

I/ Về chủ đầu tư:(đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước)

* Đối với việc tiếp tục triển khai xây dựng côngtrình, hạng mục công trình thuộc các dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách cấp tỉnhquản lý do các chủ đầu tư và ban Quản lý dự án ĐTXD của tỉnh hiện đang quản lý điềuhành thì cho thực hiện quản lý dự án theo hình thức: “Chủ đầu tư trực tiếpquản lý dự án”.

* Đối với dự án đặc thù và không đủ năng lực điềuhành, cho phép chủ đầu tư đề xuất UBND tỉnh cho thuê đơn vị tư vấn quản lý dựán. Các ban Quản lý dự án ĐTXD tỉnh phải cũng cố, kiện toàn bộ máy và nâng caonăng lực đội ngũ chuyên môn để đảm đương được công việc được giao.

* Đối với các dự án do UBND cấp huyện quyết địnhđầu tư hoặc thuộc nguồn vốn ngân sách huyện và ngân sách xã thì UBND huyện, thịxã, thành phố xem xét năng lực, tổ chức bộ máy để quyết định các hình thức quảnlý dự án theo quy định của NĐ16.

* Đối với các dự án mới: theo dự kiến kếhoạch và chủ trương đầu tư của tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh vàUBND cấp huyện đề xuất bằng văn bản đến sở Kế hoạch & Đầu tư để tổng hợp đềxuất UBND tỉnh quyết định chọn chủ đầu tư cho từng dự án cụ thể (trước khi lậpdự án đầu tư); khi đã có quyết định của UBND tỉnh, chủ đầu tư thực hiện các thủtục theo quy định của NĐ16.

II/ Về năng lực thực hiện củacác đơn vị tư vấn trong tỉnh:

Giao sở Xây dựng tổ chức phổ biến đến các đơn vịtư vấn hiện hữu biết về quy định điều kiện năng lực thực hiện các công việc tưvấn theo NĐ16 để các đơn vị này thực hiện cũng cố, kiện toàn bộ máy và nâng caonăng lực chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

Trong quý III/2005, các đơn vị tư vấn tự tổchức đánh giá xếp hạng năng lực hoạt động của đơn vị mình theo từng côngtác tư vấn được quy định tại NĐ16 và gởi bảng tự đánh giá, xếp hạng này đến sởXây dựng và các chủ đầu tư biết để có thể giao thầu tư vấn cho phù hợp với nănglực. Việc giao thầu và nhận thầu vượt quá năng lực thì chủ đầu tư và đơn vị tưvấn chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.

Trong trường hợp chưa hội đủ điều kiện năng lựcđể xếp hạng, cho phép trong giai đoạn chuyển tiếp của năm 2005, các đơn vị tư vấnnày được nhận công việc tư vấn phù hợp với điều kiện đăng ký kinh doanh, vớinăng lực thực tế của đơn vị và chỉ thực hiện các công việc tư vấn của các côngtrình có quy mô cấp IV theo quy định của NĐ209.

III/ Về khảo sát địa hìnhtrong lập dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

Khi tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình (dự án ĐTXDCT) hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (báo cáoKTKTXDCT) (gọi chung là lập dự án), việc tổ chức khảo sát đo đạc địa hình phảiđảm bảo và đạt yêu cầu về kỹ thuật để phục vụ cho việc lập dự án và cho côngtác giám định, thu hồi, giao đất.

Giao sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp sởXây dựng hướng dẫn cụ thể các nội dung, yêu cầu và trình tự để thẩm định kết quảđo đạc, khảo sát cho phù hợp với từng loại hình công trình đầu tư cụ thể như:xây dựng dân dụng, khu dân cư, cầu & đường giao thông, công trình thủy lợi….

Xem thêm: Cách Sử Dụng Hàm Tính Độ Lệch Chuẩn Tương Đối Trong Excel 2007

Chi phí khảo sát, đo đạc được thanh toán trongchi phí khảo sát lập dự án; giao sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định chi phí khảosát lập dự án theo quy định.

IV/ Về tổ chức thi tuyểnthiết kế kiến trúc công trình xây dựng:

Đối với các công trình buột phải được thi tuyểntheo quy định nhưng do nguồn vốn khác không phải là ngân sách đầu tư, thì giaosở Xây dựng theo dõi để hướng dẫn chủ đầu tư dự án thực hiện theo đúng quy định.

V/ Về tiếp nhận, thẩm định dựán và thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốnngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ODA, Chương trình mục tiêu):

a. Về tiếp nhận và thẩm định:

* Đối với dự án ĐTXDCT hoặc báo cáoKTKTXDCT thuộc cấp tỉnh quyết định đầu tư: sở Kế hoạch & Đầu tư làcơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết địnhđầu tư;

– Giao sở Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan chịutrách nhiệm chính thẩm định phần thuyết minh của dự án ĐTXDCT hoặc báo cáoKTKTXDCT, đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, với quyhoạch phát triển ngành và hiệu quả đầu tư;

– Giao sở Xây dựng thẩm định phần thiết kế cơ sở(đối với dự án) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với báo cáo KTKTXDCT có tổngmức đầu tư >500 triệu đồng);

– Giao chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bảnvẽ thi công (đối với báo cáo KTKTXDCT có tổng mức đầu tư * Đối với báo cáo KTKTXDCT thuộc cấp huyệnquyết định đầu tư:

– Phòng Tài chính- Kế hoạch tiếp nhận hồ sơ và tổnghợp trình quyết định đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ chức thẩm định phầnthuyết minh;

– Báo cáo KTKTXDCT có tổng mức đầu tư 500triệu đồng do sở Xây dựng thẩm định thiết kế bản vẽ thi công;

b. Về thẩm quyền quyết định đầu tư:

Cấp có thẩm quyền hoặc được ủy quyền và phân cấpquyết định đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện theo mức vốn đầu tư quy định hiện hànhcủa UBND tỉnh.

VI/ Về thẩm định thiết kế cơsở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn khác:

Việc tiếp nhận và thẩm định thiết kế cơ sở củacác dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các thành phần kinh tế khác do sởXây dựng đảm nhận.

Sau khi đã thẩm định xong thiết kế cơ sở, tùytheo lĩnh vực ngành nghề của dự án đầu tư, sở Xây dựng gởi văn bản thẩm địnhthiết kế cơ sở và phần thuyết minh của dự án đến sở quản lý chuyên ngành (Y tế,Giáo dục, Thể dục Thể thao, Lao động TBXH, Thương mại Du lịch, Tài nguyên &môi trường, Công nghiệp, Giao thông…..), thẩm định về sự phù hợp của dự án vớiquy hoạch phát triển ngành; sau khi xem xét, sở quản lý chuyên ngành trình UBNDtỉnh quyết định.

Văn bản ý kiến chấp thuận (hoặc từ chối) củaUBND tỉnh được gởi trở lại sở Xây dựng để trả kết quả cho chủ đầu tư theo đúngquy trình “một cửa”; thời gian thực hiện thẩm định phải đảm bảo tuân thủ theođúng quy định.

* Quy định nêu trên áp dụng cho tất cả các côngtrình xây dựng phải lập dự án. Ngoại trừ các công trình sau, chủ đầu tưchỉ thực hiện xin phép xây dựng: nhà kho riêng lẻ, trụ sở làm việc,văn phòng đại diện, nhà trưng bày sản phẩm, trạm bán lẻ xăng dầu, nhà nghỉ, nhàtrọ, cửa hàng ăn uống.

Giao sở Xây dựng trình UBND tỉnh ban hành quảnlý cấp phép xây dựng công trình cho phù hợp với NĐ08, NĐ16 và quy định của vănbản này.

VII/ Về thiết kế kỹ thuật vàquản lý chi phí dự án ĐTXDCT sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước:

a. Về thiết kế kỹ thuật: chủ đầu tư tổ chức thẩmđịnh và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đảm bảo phù hợpvà tuân thủ theo thiết kế cơ sở đã được thẩm định đối với công trình phải thựchiện thiết kế từ hai bước trở lên.

Cơ sở để thẩm định, phê duyệt dự toán công trìnhlà khối lượng dự toán và thông báo giá vật liệu xây dựng hàng tháng của liên sởXây dựng – Tài chính. Trong trường hợp đặc thù, thì chủ đầu tư được phép thỏathuận để liên sở Xây dựng – Tài chính thông báo giá vật liệu xây dựng cho côngtrình cụ thể đó.

Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kếcơ sở hoặc vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình cấp quyếtđịnh đầu tư xem xét, quyết định. Trình tự, thủ tục thực hiện báo cáo điều chỉnhphải được thực hiện như thẩm định ban đầu (gởi đến sở Kế hoạch & Đầu tư, sởXây dựng như quy định tại điểm V của văn bản này).

Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiếtkế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán; trường hợp chủ đầutư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cánhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trìnhlàm cơ sở cho việc phê duyệt.

c. Việc quản lý đơn giá xây dựng:

Giao sở Xây dựng chịu trách nhiệm chính trong việctham mưu cho UBND tỉnh ban hành đơn giá xây dựng của tỉnh cho phù hợp với địnhmức, đơn giá nhân công, ca máy thực tế và các chính sách tiền lương hiện hành.

Giao sở Tài chính chịu trách nhiệm chính, phối hợpsở Xây dựng ban hành thông báo giá vật liệu xây dựng ở địa phương hàng quý theoquy định.

VIII/ Về tổ chức đấu thầutrong hoạt động xây dựng:

* Về phê duyệt kế hoạch đấu thầu: chủ đầu tư gởisở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu(không thể hiện về giá gói thầu);

* Về hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư phê duyệt và gởikèm khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu;

* Về giá gói thầu do Thủ trưởng cơ quan chủ đầutư trực tiếp thực hiện việc phê duyệt giá gói thầu, thực hiện niêm phong bảo mậttừ 01-03 ngày trước ngày mở thầu đảm bảo không để tiết lộ thông tin;

Thủ trưởng cơ quan chủ đầu tư hoàn toàn chịutrách nhiệm về bảo mật thông tin, về tính chính xác, phù hợp theo đúng quy định.

* Việc thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu: dosở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệtkết quả đấu thầu theo cơ chế hiện hành.

IX/ Về năng lực nhà thầu thicông:

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tựđánh giá xếp hạng theo đúng quy định của NĐ16 và gởi bảng đánh giá năng lực củađơn vị mình đến sở Xây dựng, sở Kế hoạch & Đầu tư và chủ đầu tư khi đến nhậntham gia đấu thầu. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để xếp hạng (hạng 1,2)thì chỉ được thi công công trình cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷđồng, nhà ở riêng lẻ.

Chủ đầu tư chỉ được mời nhà thầu tham dự đấu thầukhi có đủ năng lực phù hợp quy mô gói thầu và tính chất công trình xây dựng.

Nghiêm cấm việc bán thầu B-B’ dưới mọi hình thức;trong trường hợp quy mô dự án đòi hỏi phải có nhiều nhà thầu cùng liên danh thựchiện, thì trong hồ sơ dự thầu ở giai đoạn sơ tuyển phải kê khai năng lực của từngnhà thầu trong liên danh và các điều kiện khác theo đúng quy định.

Giao sở Xây dựng hướng dẫn các nhà thầu thi côngxây dựng (kể cả nhà thầu ngoài tỉnh) thực hiện nghiêm quy định này.

X/ Về hợp đồng trong hoạt độngxây dựng:

Cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối khôngthực hiện thanh toán vốn đầu tư cho các công trình mà hợp đồng giao nhận thầukhông đúng theo mẫu và không phù hợp tính pháp lý của hồ sơ.

Kho bạc Nhà nước tỉnh có văn bản tổ chức thực hiệnkiểm soát và hướng dẫn trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện kiểmtra chặt chẽ về hồ sơ pháp lý của từng dự án, hạng mục công trình.

XI/ Về giám sát chất lượngxây dựng công trình:

a. Giám sát kỹ thuật thi công xây dựng côngtrình: chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện giám sát kỹ thuật theo đúng quy định củaNĐ209.

Trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dựán, thì Thủ trương cơ quan chủ đầu tư phải ra quyết định cử cán bộ kỹ thuậtgiám sát thi công từng công trình cụ thể, đảm bảo đủ năng lực để đảm nhận côngviệc theo quy định của NĐ16 và NĐ209.

Tổ chức tư vấn và cá nhân nhận thầu tư vấn giámsát kỹ thuật công trình (kể cả cán bộ kỹ thuật của cơ quan chủ đầu tư trực tiếpquản lý dự án) phải có đủ năng lực phù hợp với công trình giám sát, có chứng chỉhành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

b. Giám sát của nhân dân về chất lượng côngtrình xây dựng; chủ đầu tư phải thực hiện chặt chẽ việc giám sát nhân dân theođúng quy định của điều 3 NĐ209.

Chủ đầu tư phải tổ chức treo panô tại công trường(nơi dễ quan sát nhất) các nội dung sau:

* Tên chủ đầu tư XDCT (địa chỉ, số điện thoại đườngdây nóng), tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;

* Tên đơn vị thi công, tên người chỉ huy trưởngcông trường (điện thoại);

* Tên đơn vị thiết kế, tên chủ nhiệm thiết kế (địachỉ, điện thoại);

* Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công XDCT(địa chỉ, điện thoại);

* Số, ngày & tháng và cơ quan có thẩm quyềnquyết định về giao đất hoặc cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụngđất để xây dựng công trình.

Khi phát hiện hành vi vi phạm chất lượng xây dựngcông trình, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, UBND xã, phường,thị trấn – nơi đặt công trình xây dựng và sở Xây dựng.

XII/ Về điều khoản thi hành:

b. Đối tượng áp dụng và xử lý chuyển tiếp:

* Áp dụng cho các dự án mới thực hiện.

* Đối với dự án đang gởi và sở Kế hoạch & Đầutư tổ chức thẩm định dự án (chưa trình duyệt), thì sở Kế hoạch & Đầu tư tiếptục tổ chức thẩm định phần thuyết minh dự án; đồng thời chủ đầu tư phải thực hiệnvà gởi đến sở Xây dựng để thẩm định thiết kế cơ sở.

* Đối với báo cáo KTKTXDCT đang gởi tại sở Kế hoạch& Đầu tư: thì chủ đầu tư hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công gởi sởXây dựng thẩm định, sau khi có kết quả thẩm định thì sở Kế hoạch & Đầu tưthẩm định, phê duyệt và trình cấp thẩm quyền phê duyệt báo cáo KTKTXDCT.

* Đối với các dự án đã được phê duyệt, chủ đầutư gởi đến sở Xây dựng để xem xét, thẩm định lại thiết kế sơ bộ và xem đây làbước thẩm định thiết kế cơ sở. Sau đó các bước tiếp theo thì thực hiện vận hànhtheo quy định trên.

* Đối với dự án đã triển khai xây dựng nhiều hạngmục, thì việc triển khai hạng mục mới còn lại của dự án thì giao sở Xây dựng thẩmđịnh thiết kế bản vẽ thi công.

* Đối với báo cáo KTKTXDCT đã được phê duyệt cómức vốn đầu tư >500 triệu đồng, giao sở Xây dựng thẩm định thiết kế bản vẽthi công.

* Đối với báo cáo KTKTXDCT đã được phê duyệt cómức vốn đầu tư

Nơi nhận: – Như trên.

Xem thêm: Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Stem

– TT. TU, HĐND, UBND tỉnh (b/c). – CVP & các phòng VP. UBND tỉnh. – Lưu.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu