Những Bài Văn Chính Luận Của Hồ Chí Minh, Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

– Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể loại như hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu…

– Văn bản chính luận hiện đại bao gồm các thể loại:

Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị…

a). Tuyên ngôn (SGK):

– Thể loại: Tuyên ngôn.

Đang xem: Những bài văn chính luận

– Mục đích: Trích bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

– Thái độ người viết: Đàng hoàng, chững chạc tạo nên sắc thái hùng hồn, đanh thép.

– Quan điểm người viết đứng trên lập trường dân tộc và nguyện vọng của dân tộc để viết bản tuyên ngôn.

b). Bình luận thời sự (SGK):

– Bàn, đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề, thường là xã hội, chính trị xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm.

– Thể loại: Bình luận thời sự.

– Mục đích: Tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi và sách lược của CMT8, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.

– Thái độ: Chỉ rõ kẻ thù số một là phát xít Nhật và khẳng định Pháp không còn là đồng minh chống Nhật.

– Quan điểm: Đứng trên lập trường dân tộc, của người chiến sĩ cộng sản trong sự nghiệp chống phát xít.

c). Xã luận (SGK):

– Bài chính luận trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất.

– Thể loại: Xã luận.

– Mục đích: Nói về những thành tựu, triển vọng của đất nước.

– Thái độ: Thể hiện niềm vui, tin tưởng qua giọng văn tự hào, sôi nổi.

– Quan điểm: Đứng trên lập trường dân tộc của một người dân Việt Nam.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.

a). Các dạng tồn tại, phạm vi tồn tại của ngôn ngữ chính luận.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Điểm Tốt Nghiệp Thcs 2018 Của Bộ Gd, Cách Tính Điểm Tốt Nghiệp Thpt Quốc Gia 2018

– Ở dạng viết, ngôn ngữ chính luận được dùng trong các tác phẩm lí luận và các tài liệu chính trị…

– Ở dạng nói, ngôn ngữ chính luận tồn tại trong những lời phát biểu hội nghị, các cuộc thảo luận, tranh luận… mang tính chất chính trị.

– Không phải tất cả các phát biểu trong các hội nghị, đại hội đều theo phong cách ngôn ngữ chính luận (tùy theo nội dung, có những bài phát biểu theo phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học…). Chỉ có những bài phát biểu nội dung bàn về chính trị, mang tính chất chính trị thì mới sử dụng ngôn ngữ chính luận.

b). Phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác (hội thảo khoa học, bình luận văn chương…).

– Ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác chỉ các phương tiện ngôn ngữ dùng trong các văn bản nhằm diễn giải, phân tích, bình luận… về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội, trong văn chương… là phương pháp nghị luận.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

1. Các phương tiện diễn đạt.

a). Về từ ngữ:

– Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có nhiều từ ngữ chính trị: Độc lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến, thống nhất, công bằng, dân chủ, đa số, thiểu số…

– Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên thấm vào lớp từ thông dụng đến mức người dân dùng quen thuộc, không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa.

Ví dụ: đa số, thiểu số, dân chủ, phát xít, bình đẳng, tự do…

b). Về ngữ pháp:

– Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận.

– Các văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó…; tuy… nhưng; dù… nhưng để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.

c). Về biện pháp tu từ:

– Ngôn ngữ chính luận không phải phải lúc nào cũng mang tính công thức, ước lệ, khô khan. Ngược lại, nó có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ.

– Tuy vậy việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, vì mục đích của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

– Ở dạng nói (khẩu ngữ), ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm, người nói phải diễn đạt khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc. Trong trường hợp cần thiết thì ngữ điệu đóng vai trò quan trọng để thu hút người nghe.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

a). Tính công khai về quan điểm chính trị:

– Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

– Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt là những từ ngữ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. Người viết tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

Xem thêm: Khóa Học Trồng Cây Cảnh Bonsai, Dạy Nghề Nuôi Trồng Và Sản Xuất Cây Bonsai

b). Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Do đó văn chính luận thường sử dụng nhiều từ ngữ liên kết như để, mà, và, với, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy…

c). Tính truyền cảm, thuyết phục:

– Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).

– Ngoài giá trị lập luận, văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Đặc biệt, trong những cuộc tranh luận, diễn thuyết thì ngữ điệu, giọng nói là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn