Mẫu Pk9 Nhận Xét Quá Trình Chấp Hành Án Tại Địa Phương, Bản Tự Nhận Xét Chấp Hành Án Mẫu Pk10

*
*
Giới thiệu chung
Đoàn Đại biểu Quốc hội
Hội đồng nhân dân

*

*

*

*

*

LIÊN KẾT WEB
—Chọn liên kết— Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Đại biểu Quốc hội các khóa Báo Đại biểu Nhân dân Đoàn ĐBQH và HĐND TP Đà Nẵng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Lạng Sơn
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 1,304,889
Đang trực tuyến: 139
Tin tức – sự kiện&nbsp>>Trao đổi – Học tập

*

In bài

Tình hình chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2014
Thực hiện chương trình giám sát, khảo sát năm 2015 của HĐND tỉnh, trong thời gian 6 tháng cuối năm 2015, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức khảo sát tình hình chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 – 2014. Kết quả cụ thể như sau:

Trong giai đoạn 2011 – 2014, số người thi hành án treo trên địa bàn tỉnh có 952 người, trong đó đã thi hành án xong 590 người, còn 362 người đang thi hành án; số người thi hành án cải tạo không giam giữ là 70 người, trong đó đã thi hành xong là 48 người, còn 22 người đang thi hành án. Thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, trong thời gian qua, Cơ quan thi hành án hình sự Công an các huyện, thành phố, UBND cấp xã cơ bản đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý, thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương theo luật định. Ý thức chấp hành án của người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ từng bước được nâng lên, một số trường hợp được rút ngắn thời gian thử thách, miễn, giảm thời hạn thi hành án.

Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, cụ thể:

a) Đối với cơ quan thi hành án hình sự Công an các huyện, thành phố

– Công tác tập huấn, triển khai các văn bản pháp luật thi hành án treo, cải tạo không giam giữ chưa được cơ quan thi hành án hình sự Công an các huyện, thành phố chú trọng thực hiện.

Đang xem: Mẫu pk9 nhận xét quá trình chấp hành án tại địa phương

– Một số trường hợp chậm triệu tập người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian phải có mặt tại UBND cấp xã. (vi phạm khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 73 Luật thi hành án hình sự 2010).

– Thực hiện việc lập hồ sơ quản lý người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ một số trường hợp không đúng quy định như: không đăng ký số hồ sơ, thiếu bản án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án; cam kết của người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ… (vi phạm khoản 1 Điều 62, khoản 1 Điều 73 Luật thi hành án hình sự 2010).

– Chậm giao hồ sơ thi hành án cho UBND cấp xã giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. (vi phạm khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 73 Luật thi hành án hình sự 2010).

– Nhiều trường hợp người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đã chấp hành xong án phạt nhưng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chậm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt. Một số trường hợp hồ sơ thi hành án không đầy đủ các tài liệu, giấy tờ theo quy định như: thiếu bản tự nhận xét định kỳ 3 tháng/lần của người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, bản nhận xét tình hình hấp hành án định kỳ 03 tháng/lần đối với người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của người trực tiếp giám sát, giáo dục và của UBND cấp xã nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt.

*

Ban Pháp chế khảo sát tại Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Sơn Tịnh

b) Đối với UBND cấp xã

– Hầu hết việc tiếp nhận hồ sơ người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của UBND cấp xã từ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đều giao cho Công an xã thực hiện. (vi phạm Điều 62 Luật thi hành án hình sự 2010).

– Không mở sổ sách theo dõi người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương, chậm ban hành quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, quyết định phân công không có số, không ghi thời gian ban hành. (vi phạm Điều 63 và Điều 74 Luật thi hành án hình sự 2010).

– Việc theo dõi, quản lý người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của UBND cấp xã và người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ chưa chặt chẽ, chưa thực hiện việc nhận xét tình hình chấp hành án định kỳ 03 tháng/lần đối với người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ hoặc có nhận xét nhưng giao cho Công an xã thực hiện dẫn đến một số trường hợp vi phạm pháp luật, tái phạm hoặc phạm tội mới.

Xem thêm: Viết Phương Trình Điều Chế Etyl Axetat ; Poli(Vinyl Clorua), GiảI Bã I TậP Hã³A HọC 12

– Người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án có nhiều tiến bộ, có đủ điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách, miễn, giảm thời gian chấp hành án nhưng UBND cấp xã không lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét rút ngắn thời gian thử thách, miễn, giảm thời hạn chấp hành án. (vi phạm điểm g khoản 1 Điều 63 Luật thi hành hình sự 2010).

– UBND cấp xã chưa thực hiện đúng trách nhiệm trong việc bổ sung hồ sơ thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại Điều 68 và Điều 80 của Luật Thi hành án hình sự năm 2010: Hồ sơ thiếu bản tự nhận xét định kỳ 3 tháng/lần của người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, bản nhận xét tình hình hấp hành án định kỳ 03 tháng/lần đối với người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục và của UBND cấp xã (vi phạm điểm b, điểm c khoản 1 Điều 68; điểm b, điểm c khoản 1 Điều 80 Luật Thi hành án hình sự 2010), các biểu mẫu quản lý không đúng mẫu quy định của Bộ Công an.

– Theo quy định trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, UBND cấp xã phải bàn giao hồ sơ cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cho người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, hầu hết UBND cấp xã đều chậm trễ bàn giao hồ sơ dẫn đến nhiều trường hợp đã chấp hành xong án phạt nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt. (vi phạm khoản 3 Điều 62, khoản 3 Điều 73 Luật thi hành án hình sự 2010).

– Một số UBND cấp xã làm thất lạc hồ sơ, không thực hiện nhiệm vụ thi hành án. Không hoặc chậm thực hiện các kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong việc kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương.

*

Ban Pháp chế khảo sát tại UBND xã Nghĩa Thương huyện Tư Nghĩa

c) Đối với người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

– Một số trường hợp Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện triệu tập đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại UBND cấp xã nhiều lần nhưng không đến trình diện, tự ý bỏ đi khỏi địa phương.

– Trong thời gian thi hành án, nhiều trường hợp người thi hành án treo, cải ạo không giam giữ tự ý bỏ đi khỏi địa phương, không thực hiện báo cáo theo quy định, không thực hiện nghĩa vụ định kỳ 03 tháng một lần phải nộp tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đặc biệt có 13 trường hợp trong thời gian thi hành án tái phạm, phạm tội mới.

Xem thêm: Soạn Bài Chương Trình Địa Phương Phần Tập Làm Văn Lớp 9 Tiếp Theo Công Văn 5512

Qua kết quả khảo sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan trung ương, UBND tỉnh, Cơ quan thi hành hành hình sự Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố, UBND cấp huyện, xã nhiều biện pháp, giải pháp nhằm khắc phục tồn tại hạn chế, nâng cao công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Phương trình