Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Việc Tử Tế Cần Phải Có Trong Cuộc Sống

*

*
*

Việt Trì về với cội nguồn E-magazine Cẩm Khê – Đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông thôn

Trong cuộc sống hối hả với những toan tính, bon chen vẫn xuất hiện nhiều việc làm tử tế. Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn nghiêm túc hơn về “sự tử tế”, rằng đó không chỉ là một khái niệm phạm trù đạo đức đơn thuần, mà còn là một lý tưởng để hành động đối với mỗi người.

Đang xem: Văn nghị luận về việc tử tế

Những câu chuyện có thật, những nhân vật truyền cảm hứng sẽ vẽ nên bức tranh muôn màu về “Việc tử tế”. Tuy một điểm chung của tất cả những nhân vật trong bài viết mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, đó là họ muốn lặng lẽ làm việc có ích cho đời, không muốn “lên báo” hoặc nêu tên vì họ cho rằng những việc đó là bình thường; nhưng chúng tôi lại cho rằng, những việc tử tế ấy rất đáng trân trọng, nếu lan tỏa trong xã hội sẽ góp phần bài trừ việc xấu, nhân lên cái đẹp.

Còn nhớ năm 2014, Viện Nghiên cứu Kinh tế – Xã hội và Môi trường (iSEE) đã thực hiện một dự án, đúng hơn là một cuộc vận động, có tên gọi là “Sống tử tế”. Thông qua Internet, dự án đã lập một website để trưng cầu ý kiến về khái niệm của sự tử tế với lời dẫn “Tử tế là…”. Từ đó nảy ra vô vàn định nghĩa.

 

Cũng từ cuộc vận động này, chiến dịch “Chiếc vòng tử tế” – tên gọi của 100 chiếc vòng đặc biệt được trao cho những người có uy tín trong cộng đồng như bà Tôn Nữ Thị Ninh, MC Diễm Quỳnh, ca sĩ Thái Thùy Linh… được phát động.

Mỗi chủ nhân của một trong số 100 chiếc vòng cam kết sẽ thực hiện một điều tử tế trong vòng 4 ngày từ ngày nhận vòng, đồng thời chia sẻ lại câu chuyện rồi chuyển giao chiếc vòng cho một người khác…

 

 

Có thể thấy, dường như lối ứng xử kém tử tế đang có mặt ở khắp nơi và được “khoác” trên mình nhiều hình thức khác nhau. To tát có thể kể đến vấn nạn thực phẩm bẩn, công bộc sách nhiễu người dân, nạn chạy chức chạy quyền, tham nhũng trong một bộ phận quan chức…

“Chuyện nhỏ” là ngang nhiên vứt rác ra đường, là tiểu bậy nơi công cộng hay thản nhiên vi phạm luật giao thông… Ngoài ra còn là sự vô cảm của không ít người trước một vụ hành hung, ức hiếp người yếu thế ngay trên phố, cùng với đó là thái độ thản nhiên, không có chút phản ứng nào trước những ứng xử tệ hại nơi công cộng…

Cội rễ sâu xa của những việc làm không tử tế đó có lẽ xuất phát từ việc một bộ phận chỉ chăm chút lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, thiếu tự trọng với bản thân và xã hội.

Quan trọng hơn chính là lòng tốt vốn có sẵn trong mỗi con người bị lấn át bởi sự vị kỷ, thiếu ý thức cộng đồng.

Trong gia đình, người lớn chẳng hề ngần ngại làm những chuyện đầy toan tính trước con trẻ; từ những việc tưởng chừng đơn giản như “chạy trường, chạy lớp, chạy điểm”, “chạy chức, chạy quyền”…

Trong nhà trường, vẫn có giáo viên mặc nhiên cho mình quyền được hành xử trái với những gì họ được dạy trong trường sư phạm, hằng ngày họ giảng cho học trò lý thuyết về sự tử tế nhưng việc làm thì ngược lại. 

Căn bệnh thành tích, háo danh, gian dối điểm, bằng cấp cũng vì thế mà hiện diện, nổi bật như việc gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT ở một số địa phương thời gian qua.

 

Trên thực tế, không có một định nghĩa chính xác hay cụ thể nào về sự “tử tế”. Sống tử tế đôi khi chỉ là những hành động nhỏ thường ngày như vứt rác đúng chỗ, không vượt đèn đỏ, không hút thuốc nơi công cộng…

Đó cũng có thể là hành động lớn hơn như kêu gọi bảo vệ môi trường, làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn… Nhưng điều quan trọng hơn cả, việc làm đó xuất phát từ một cách nghĩ đẹp, một lối sống văn minh, “tử tế” với chính mình và với những người xung quanh.

Hai vợ chồng ông bà già đã hơn 50 năm tuổi Đảng vẫn ngày ngày “cõng” đá vá đường. Thầy giáo làng dạy học miễn phí suốt 10 năm trời.

Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ, nhưng để lại ý nghĩa lớn. Việc làm tử tế của họ đã viết nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Ông Đinh Xuân Viên – 87 tuổi và bà Đinh Thị Trường – 83 tuổi, khu Giếng Ống – xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn suốt hơn 10 năm qua đã làm một công việc vô cùng ý nghĩa. Một ngày tháng 6, dưới cái nắng gay gắt, hai vợ chồng ông bà cặm cụi thu gom gạch, ngói vỡ chất lên xe, đẩy đến chỗ có những ổ gà, ổ voi để vá những đoạn đường bị hư hỏng.

Ở tuổi xế chiều, nhiều người thu mình để sống an nhàn, thế nhưng cả chục năm qua, ông Viên – bà Trường lại nhận về mình công việc vá đường thầm lặng chỉ bởi ý nghĩ rất đơn giản: Đó là việc nên làm!

Đoạn đường từ cuối khu Đa Nghệ đi ngã tư Thắng Sơn dài hơn 3km được ví như “người bệnh nằm trên giường”. Là tuyến đường nối với cầu Đồng Quang đi Hà Nội, có lưu lượng xe trọng tải lớn, chuyên chở hàng nặng qua lại nhiều nhưng không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên xuống cấp trầm trọng.

Ông bà “tuần đường”, tìm chỗ hỏng để vá víu. Sỏi đá hết, ông bà đi xin gạch, ngói vỡ từ nhà hàng xóm gom lại thành đống để dùng dần. Trong mấy ngàn ngày ấy, ông bà không nhớ nổi đã dặm vá bao nhiêu ổ gà, ổ voi trên con đường này.

 

 

 

Cứ chiều thứ bảy và sáng chủ nhật hằng tuần, trong con ngõ hẹp vùng quê Dậu Dương (nay là xã Dân Quyền, huyện Tam Nông) lại vang lên tiếng luyện âm, học từ mới tiếng Anh. Hơn 10 năm nay, ngôi nhà đơn sơ của ông giáo già Phan Ngọc Trâm đã trở thành điểm đến quen thuộc của những đứa trẻ nghèo. Chúng đến với ông để được học tiếng Anh miễn phí và được học về cách làm người.

Xem thêm: Đồ Án Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Rau Quả, Thiết Kế Kho Lạnh Bảo Quản Rau Quả Và Trứng

Trước đây, ông Trâm là cán bộ Ban đối ngoại Trung ương, từng làm tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập. Năm 2007, ông xin nghỉ hưu sớm, chọn cuộc sống tại quê hương để vui vầy bên gia đình sau nhiều năm công tác.

Nhận thấy những thiệt thòi cũng như yếu kém trong việc học tập và sử dụng ngoại ngữ của con trẻ nơi đây, ông Trâm đã chọn trở thành người thầy giáo làng, mà học sinh nơi đây gọi trìu mến bằng “ông” xưng “con”.

 

Còn nhớ cách đây hơn năm, khi đó chưa có dịch bệnh COVID-19, lớp học của ông Trâm vẫn duy trì đều đặn với khoảng gần 50 em chia theo lứa tuổi. Phương pháp dạy của ông cũng rất đơn giản, chủ yếu để các em tự trao đổi với nhau để rèn luyện, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Bằng cách ví dụ minh họa gần gũi, dễ hiểu, tập trung vào những gì các em đang thiếu và cần.

 

Sau mỗi kỳ học, ông lại cho bài kiểm tra để các em tự đánh giá sự tiến bộ của mình. Phần thưởng là 20.000 đồng lấy từ chính lương hưu của ông để thưởng cho những em đạt kết quả cao trong lớp, số tiền tuy nhỏ nhưng là sự động viên tinh thần vươn lên trong học tập vô cùng ý nghĩa đối với các em.

 

 

Ngoài giờ học, ông cũng dành thời gian đến gia đình các em học sinh, đặc biệt là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn để động viên và trao đổi tình hình học tập với các bậc phụ huynh. Có nhiều em đã biết vượt qua khó khăn, thiếu thốn của gia đình để đạt những thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

Như Đỗ Phan Nhật Anh, mẹ mất khi em vừa chào đời. Thiếu đi tình thương của mẹ nhưng 4 năm nay Nhật Anh luôn là học sinh chăm ngoan, học giỏi. Hay em Nguyễn Văn Duy, nhiều năm liền là học sinh giỏi của Trường Tiểu học Thượng Nông…

Với ông Trâm, kết quả học tập của các “con” chính là món quà lớn nhất, ý nghĩa nhất mà ông muốn nhận được. Đó cũng là lời cảm ơn cho những vất vả mà bố mẹ các em đang bươn chải mưu sinh để các em được đến trường.

 

Bằng việc làm bình dị của mình, ông đã vinh dự được nhận Bằng khen của Tỉnh ủy Phú Thọ vì đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2010 – 2015 và được đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9.

Năm 2016 ông cũng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

 

Thế giới, con người xung quanh chúng ta vẫn thật tốt đẹp khi hàng ngày, qua các kênh báo chí, truyền thông, mọi người vẫn được đọc, được xem những việc làm tử tế và được gặp những người tử tế. 

Trong những ngày cả nước chống đại dịch COVID -19, chúng tôi thấy rõ thêm bao tấm lòng tử tế, trong đó có cháu bé 6 tuổi đến bạn trẻ tuổi mười tám đôi mươi hay các cụ cao niên.

Những việc làm mà họ cho là giản dị, là xuất phát từ tấm lòng ấy đã cho cộng đồng thấy ý nghĩa của sự tử tế; để từ đó mỗi người tự nhủ:

 

Mỗi ngày, hãy làm một việc tử tế!

 

Cùng chung suy nghĩ “góp một phần” cho công cuộc chống dịch, cụ Triệu Thị Hải ở xã Hy Cương, thành phố Việt Trì- người từng tham gia kháng chiến chống Pháp, năm nay 90 tuổi- đã quyết định mang ủng hộ đôi hoa tai bằng vàng là của hồi môn từ ngày đi lấy chồng và đồng bạc Đông Dương – đó là những kỷ vật thiêng liêng mà cụ đã giữ gìn mấy chục năm qua, để góp sức chống dịch bệnh.

Với suy nghĩ: Điều kiện kinh tế của nước ta còn hạn chế, Đảng và Nhà nước đang phải chi một số tiền rất lớn để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tôi già rồi, có tiết kiệm gì cũng là để cho gia đình, cho đất nước những lúc cần thiết như thế này; mà lão thành cách mạng Vũ Tiến Nhuệ (khu Cao Đại, phường Minh Phương, TP Việt Trì) đã ủng hộ 1 tấn gạo cho điểm cách ly tập trung tại Trung đoàn 753 với tâm nguyện góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Cụ Nhuệ năm nay 93 năm tuổi đời, 73 năm tuổi Đảng, là thương binh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từng tham gia chiến đấu ở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 cũng từ chối nhận số tiền hỗ trợ của Nhà nước từ gói 62 nghìn tỷ khắc phục hậu quả dịch bệnh vì thấy còn nhiều gia đình gặp khó khăn hơn!

Giữa đại dịch, chị Triệu Thị Hằng (34 tuổi) ở xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, mặc dù bị liệt chân phải từ nhỏ, nhà cũng không dư dả gì nhưng đã cùng với các con của mình may những chiếc khẩu trang bằng chất liệu vải Umi có độ thấm hút tốt, mau khô, có thể giặt và sử dụng nhiều lần, để tặng cho hàng xóm và người dân trong, ngoài xã. Từ đôi bàn tay khéo léo của chị và các con, hơn 1.500 chiếc khẩu trang đã nhanh chóng được hoàn thành và gửi tặng đến những ai có nhu cầu.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, em Hà Quỳnh Chi, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Văn Miếu 1, thuộc khu Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đã mổ lợn đất, đếm toàn bộ số tiền tiết kiệm được 1.148.000 đồng, gửi đến Ủy ban MTTQ xã Văn Miếu với mong muốn cùng góp sức để chống dịch COVID-19 và dịch bệnh sẽ sớm lùi xa để em tiếp tục được đến trường.

Và còn nhiều nữa những việc làm, nghĩa cử cao đẹp giúp lan tỏa thông điệp về sự sẻ chia, sự tử tế, về lòng tốt và hơn hết là suy ngẫm của mỗi người về trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với đất nước trong những lúc khó khăn.

 

Trong gia đình, cha mẹ phải làm gương cho con cái. Việc làm gương, định hướng và điều chỉnh hành vi cho con rất quan trọng. Đó chính là cơ sở để trẻ vững tin vào những chuẩn mực của sự tử tế, dù có gặp những tác động trái chiều.

Trong môi trường giáo dục, thầy cô phải làm gương cho học sinh. Từng hành động, từng bài giảng, từng sẻ chia, hãy hướng học sinh đến sự tử tế. 

Ngoài ra, xã hội cũng cần lên án mạnh mẽ cái xấu, sự vô cảm, thờ ơ và ghi nhận, cổ vũ, biểu dương những việc làm tử tế, những hoạt động vì cộng đồng, để từ đó sự tử tế lan tỏa, thăng hoa thành giá trị sống…

Với ý nghĩa mà cuộc vận động “Sống tử tế” của Viện Nghiên cứu Kinh tế – Xã hội và Môi trường đã thực hiện, chúng ta hãy làm ít nhất một việc tử tế mỗi ngày để khơi nguồn cảm hứng cho ngày càng nhiều nghĩa cử cao đẹp trong xã hội; gieo yêu thương bằng những câu chuyện giản dị, mộc mạc đầy tình người và hướng mọi người có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn về cuộc sống.

Xem thêm: Sách Giải Bài Tập Giải Và Biện Luận Phương Trình Bậc 2 Lớp 10 Nâng Cao )

Sự tử tế bắt đầu từ những việc rất bình dị, thường ngày và mỗi chúng ta mỗi ngày nên làm một việc tử tế. Sống có trách nhiệm với bản thân cũng là tử tế với chính mình và cộng đồng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn