Bài Văn Bạn Nghị Luận Ngắn Về Lòng Khoan Dung, Đặc Sắc, Chọn Lọc

Tuyển tập chọn lọc những bài văn mẫu 10 hay nhất nghị luận về lòng khoan dung, phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng mối quan hệ thân thiện, tình cảm giữa người với người.

Đang xem: Văn bạn nghị luận ngắn về lòng khoan dung

1. Hướng dẫn cách làm bài1. 1. Phân tích đề1. 2. Luận điểm nghị luận về lòng khoan dung1. 3. Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung1. 4. Sơ đồ tư duy2. Đoạn văn 200 chữ về lòng khoan dung3. Top 5+ bài văn hay
Bạn đang cần tìm bài văn nghị luận xã hội về lòng khoan dung? Đọc Tài Liệu giới thiệu đến bạn tham khảo tuyển tập những bài văn hay nhất nghị luận về lòng khoan dung giúp định hướng nội dung bài làm tốt hơn.
Trước khi vào những bài văn mẫu, chúng ta cùng nhau phân tích đề bài và lập dàn ý chi tiết cho đề bài này để nắm xơ lược những ý chính phải có trong bài là gì nhé…Cùng bắt đầu nào…

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về lòng khoan dung

1.Phân tích đề nghị luận về lòng khoan dung

– Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về lòng khoan dung– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.– Thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận

2. Luận điểm nghị luận về lòng khoan dung

– Luận điểm 1: Định nghĩa về lòng khoan dung– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng khoan dung– Luận điểm 3: Ý nghĩa của lòng khoan dung– Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề, bài học nhận thức và hành động

3. Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung

Mở bàiDẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng khoan dungThân bài– Giải thích thế nào là lòng khoan dungKhoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp.Bao dung không ngoài sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.
– Biểu hiện của người có lòng bao dungBỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là saiTha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân– Ý nghĩa của lòng khoan dungBao dung khiến chúng ta sống đẹp hơn sống nhẹ nhàng, chân thành, cởi mởLà phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.Bao dung khiến cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹpLà cách để an ủi động viên người khác và bản thân sau mỗi lần vấp ngãBao dung khiến chúng ta nhận được sự kính trọng từ người khácBao dung khơi gợi bao phẩm chất tốt đẹp khác– Mở rộngKhoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đời sống, đạo đức con người.Phê phán những kẻ sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.Phê phán những kẻ chuyên chỉ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm sẽ bị xã hội lên án.

Xem thêm: Nghị Luận Bài Văn Chữ Người Tử Tù Của Nguyễn Tuân, Phân Tích Truyện Ngắn Chữ Người Tử Tù

– Bài học nhận thức, hành độngNhận thức: Mỗi người hãy luôn học cách tha thứ và mỉm cười trước khó khăn, bỏ qua mọi chuyệnHành động: Luôn lắng nghe người khác, thấu hiểu và cảm thông với họ, giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.Kết bài– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận– Liên hệ bản thân

4. Sơ đồ tư duy nghị luận về lòng khoan dung

*

Đoạn văn 200 chữ về lòng khoan dung

Đoạn văn 1Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cầm phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.
Đoạn văn 2Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Xem thêm: Mẫu Lập Kế Hoạch Bán Hàng Trên Excel Đơn Giản Cho Bán Lẻ, Mẫu Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Trên Excel

Đoạn văn 3Không ai trên cuộc đời này là hoàn hảo, ai cũng từng mắc phải những sai lầm và cần được khoan dung. Vậy khoan dung là gì? Đó là sự cảm thông, thấu hiểu, tha thứ cho những sai phạm mà người khác gây ra. Lòng khoan dung không thể thiếu trong cuộc sống con người. Bởi khoan dung giúp người mắc sai lầm có cơ hội sửa chữa, làm lại từ đầu, biết cố gắng để hướng bản thân tới lối sống tích cực. Khi biết tha thứ và bao dung, bản thân mỗi người sẽ thấy nhẹ nhõm, thanh thản, thoải mái hơn. Khoan dung là một phép màu kỳ diệu cảm hóa xấu xa, làm hòa những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong cuộc sống, từ đó, giúp tình cảm giữa con người gắn bó, thân thiết hơn. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý (Phan Thị Kim Phúc hay em bé Napalm, năm 9 tuổi bà bị bỏng nặng do bị trúng bom Napalm mà quân Việt Nam thả nhầm, cả gia đình bà đều chết. Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại hình ảnh bà khỏa thân vì quần áo bị cháy, khắp cơ thể đầy vết bỏng chạy ra khỏi ngôi làng. Sau này bà đã phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật và bao nhiêu đau đớn song bà vẫn tha thứ cho những người đã gây ra tổn thương to lớn cho bà). Phê phán thái độ sống vô cảm, thờ ơ, nhỏ nhen.. Lòng khoan dung là vô cùng cần thiết nhưng phải biết khoan dung đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Mỗi người hãy mở lòng mình ra, hãy học cách tha thứ, khoan dung cho mọi người bởi thế giới của những người bao dung độ lượng sẽ tốt đẹp biết bao.

Top 5+ bài văn hay nghị luận xã hội về lòng khoan dung

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn