luận văn về nguyễn quang sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.02 KB, 116 trang )

Đang xem: Luận văn về nguyễn quang sáng

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ở đó, tài năng, cảm xúc của người
nghệ sĩ được thăng hoa. Tác phẩm của họ là kết quả của cả một quá trình “lao
tâm khổ tứ”, là đứa con tinh thần mà nhà văn đã “thai nghén” . Điều đặc biệt và
thú vị là cùng phản ánh cuộc sống nhưng tác phẩm văn học lại có muôn màu
muôn vẻ, với những phương thức phản ánh khác nhau. Và tự sự là một trong
những phương thức biểu đạt thông dụng mà văn học chọn dùng để phản ánh
cuộc sống, nó là “ phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” (Jonathan
Culler). Trong tự sự, vai trò của người trần thuật rất quan trọng vì “ kỹ thuật”
trần thuật là một trong những yếu tố hình thức lôi cuốn độc giả. Do vậy, gần đây
hiện tượng gây sự chú ý thu hút của các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu
phê bình là ở vấn đề cách kể như thế nào hơn là kể cái gì.
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Quang Sáng có những
đóng góp đáng kể. Những tác phẩm truyện ngắn của ông gây được ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc, làm phong phú thêm bức tranh truyện ngắn Nam Bộ
nói riêng, truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung. Tìm hiểu truyện ngắn của
ông, ta có thể hiểu thêm về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hiểu thêm
về bản sắc con người Nam Bộ và con người Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói chung, nghệ thuật trần thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh truyện
ngắn Nam Bộ và truyện ngắn Việt Nam cả trước và sau 1975.
1.2. Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo.
Trong dàn đồng ca của văn xuôi sử thi thời kỳ chống Mỹ, Nguyễn Quang Sáng
1
vẫn có cách viết riêng của mình. Sau 1975, ông vẫn tiếp tục sáng tác và có những
tác phẩm thành công. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của
nhà văn, chúng ta sẽ hiểu hơn cá tính sáng tạo, tài năng, phong cách của một cây
bút văn xuôi khá nổi tiếng trên văn đàn. Tài năng nhà văn, như chúng ta biết,
không chỉ thể hiện ở việc anh ta kể cái gì mà quan trọng hơn là kể như thế nào.
Hướng nghiên cứu về trần thuật sẽ là cơ hội để người viết tiến hành tìm hiểu các

yếu tố nghệ thuật làm nên tài năng sáng tạo của Nguyễn Quang Sáng trên tinh
thần khoa học.
1.3. Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường phổ thông với tác phẩm Chiếc lược ngà,Quán rượu người câm.
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn sẽ góp phần
giảng dạy tốt hơn thể loại truyện ngắn nói chung, truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng nói riêng.
Từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Nguyễn Quang Sáng là tác giả của khá nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu
thích. Vì thế, văn nghiệp của ông thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu
của đông đảo bạn đọc.
Đã có nhiều nhà văn, nhà phê bình quan tâm đến tác phẩm của ông như:
Trần Hữu Tá, Nguyễn Lộc, Hoàng Trung Thông, Tô Hoài, Nguyễn Nghiệp, Vân
Thanh, Bùi Việt Thắng, Trần Đăng Khoa, Ngô Quốc Trung, Vũ Tú Nam, Phan
Hoàng, . . . thể hiện qua các bài phê bình, lời giới thiệu, một số cuộc phỏng
vấn được đăng trên các tạp chí, tập san, các tuyển tập, các trang web uy tín.
2
Trong khuôn khổ đề tài , chúng tôi chỉ xin đề cập đến những ý kiến có liên
quan đến nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Nghệ thuật trần thuật là nghệ thuật kể, là cách trình bày các sự kiện, tình
tiết, biến cố . . ., là thủ thuật phối xen kể – tả của nhà văn. Để trần thuật đạt hiệu
quả nghệ thuật cao, nhà văn phải chọn điểm nhìn để kể, chọn nhịp điệu kể, giọng
điệu kể, ngôn ngữ kể sao cho hấp dẫn thu hút độc giả. Vì vậy tìm hiểu nghệ thuật
trần thuật là tìm hiểu cách nhà văn tổ chức điểm nhìn nào để kể, cách chọn tốc
độ nhịp điệu trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ để trần thuật như thế nào. Sau
đây là một số ý kiến nhận xét có liên quan đến các phương diện trên.
2.1. Một số ý kiến về cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của Nguyễn
Quang Sáng

Tuy chưa gọi là đúng khái niệm điểm nhìn trần thuật nhưng một số ý kiến
cũng đã đề cập đến phương diện này, dù ở những mức độ khác nhau.
Phạm Văn Sỹ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam (1979) khẳng
định: “Nguyễn Quang Sáng được chú ý hơn hết với những truyện ngắn viết về
cuộc sống của người dân Nam Bộ trong chiến tranh. Đó là những bức tranh khác
nhau thể hiện những vẻ đẹp khác nhau của dân thường, người cán bộ cơ sở,
người chiến sĩ giải phóng. Tác giả tỏ ra nhạy cảm trong việc nắm bắt những sự
kiện tiêu biểu, tinh tế trong việc khai thác tính cách của con người Nam
Bộ”<57,32>.
Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: Truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình.
Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết
hợp giữa chất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản ( ) Nguyễn
Sáng không có tham gia bình phẩm nhưng xúc động của người viết thường vẫn
không giấu được ”<60,81>.
3
Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng khoa đã phác hoạ “chân dung”
Nguyễn Quang Sáng: “ Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hình
dung nhà văn có nét gì đó na ná giống anh Bảy Ngàn ( ). Con người ấy hình
như vừa đơn giản, sơ lược, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một
phần của quê hương Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên
như cỏ dại, có lúc ưa ngạnh như vách đá ( ). Văn Nguyễn Quang Sáng nó tự
nhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái
duyên riêng của người Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, là
đóng góp riêng của ông vào nền văn học. Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho được
“món nợ đời” thì Nguyễn Quang Sáng xem như không còn “mắc nợ” nữa.
“Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện. Cái tài của
Nguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấp
dẫn, Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây được ấn
tượng”<19,287>.

Nhà thơ Hoàng Trung Thông ở bài Chờ đợi những mùa gió chướng (2002)
có nhận xét: “ Những nhân vật trong truyện ngắn của anh không còn những dáng
dấp cũ nhưng qua khuôn mặt của họ ta vẫn nhận ra như chính anh đã nhận
ra”<71>.
2.2. Một số ý kiến nhận xét về giọng điệu trần thuật của Nguyễn
Quang Sáng
Trong lời tựa 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (1989), Trịnh Công
Sơn viết: “ Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một thực tế có thể chạm đến được
và từ đó có quyền yêu thích hoặc không. Tôi quen anh từ sau ngày đất nước
thống nhất, người ta có thể yêu văn phong người này và khước từ một lối hành
văn khác. Tôi là kẻ yêu loại văn chương tráng lệ. Ở Nguyễn Quang Sáng khó tìm
ra cái thủ pháp đầy quyến rũ của chữ nghĩa. Người ta đã nói và nhắc lại nhiều lần
4
trên sách báo: Văn là người. Trường hợp này rơi xuống đúng đời văn – đời
người của Nguyễn Quang Sáng. Nói như thế nào, nghĩ như thế nào và sồng như
thế nào thì viết như thế ấy. Mặc dù, phải xa đến mấy mươi năm dòng sông Cửu
Long mạnh khỏe, đỏ rực phù sa, nhưng trong văn chương của anh vẫn là văn
chương của kẻ tha thẩn trên những dòng sông Nam Bộ .
Nếu tôi không nhầm lẫn quá thì hình như địa lí của mỗi miền thường ảnh
hưởng, thậm chí quy định độ bền, chiều sâu, độ dài của tác phẩm mỗi người làm
văn học. Miền Nam theo tôi, ít người viết truyện ngắn. Chín con rồng đầy đủ phù
sa như thế làm sao mà thu gọn súc tích trong vài trang viết cho được. Nguyễn
Quang Sáng là kẻ muốn đánh lạc mình ra ngoài địa lí và ở ngoài không gian qui
định để làm người kể chuyện mộc mạc mà tinh tế những chuyện mình và chuyện
đời như một quà tặng gọn ghẽ chuyển đến cho mọi người một cách thầm lặng”.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Còn lại tình yêu (2000) nhận định
về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng : “ Cái chất Nam Bộ thể hiện rõ trong văn
của ông, nó được thể hiện bằng một lối viết phóng khoáng thể hiện qua từng lời
nói nhân vật, chất Nam Bộ trong Nguyễn Quang Sáng còn là cái tình của nhà
văn đối với quê hương”.

Với bài viết Vài phút với Nguyễn Quang Sáng (2000), nhà văn Trần Đăng
Khoa cho rằng: “ Trong hơi văn của Nguyễn Quang Sáng nó sục lên mùi vị của
sông nước Tháp Mười , cả cái chất đậm đặc không thể trộn lẫn”.
Như vậy, về phương diện nội dung, ý nghĩa xã hội của truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng, hầu như các ý kiến đều khẳng định đóng góp của Nguyễn
Quang Sáng “cách kể chuyện” trong tác phẩm. “Cách kể chuyện” được thể hiện
ở trang viết về tính cách và tâm hồn con người miền Nam trong chiến tranh cùng
dấu ấn văn hóa đặc sắc của vùng Nam Bộ .
2.3 Một số ý kiến về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
5
Trần Hữu Tá sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng đã nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng có một phong cách viết truyện ngắn độc
đáo. Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên, giàu chi
tiết sống động và kỳ diệu nhưng hợp lý, tính kịch rất nỗi nhưng cũng đậm đà
chất trữ tình”.
Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho rằng:
“Nguyễn Quang Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng
đó là cái ngẫu nhiên tự nhiên, có thể xảy ra, đóng vai trò là chất xúc tác thật sự
đẩy các tình huống phát triển ( ). Truyện ngắn Nguyễn Quang sáng tuy đậm
tính kịch nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình. Truyện ngắn của anh đi vào từng
mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp giữa chất anh hùng cao cả và
chất thơ trong trẻo, đơn giản.
Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng khoa đã phác hoạ “chân dung”
Nguyễn Quang Sáng: “ Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hình
dung nhà văn có nét gì đó na ná giống anh Bảy Ngàn ( ). Con người ấy hình
như vừa đơn giản, sơ lược, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một
phần của quê hương Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên
như cỏ dại, có lúc ưa ngạnh như vách đá ( ). Văn Nguyễn Quang Sáng nó tự
nhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cái
duyên riêng của người Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, là

đóng góp riêng của ông vào nền văn học. Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho được
“món nợ đời” thì Nguyễn Quang Sáng xem như không còn “mắc nợ” nữa.
“Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện. Cái tài của
Nguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấp
dẫn, Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây được ấn tượng”.
6
Cũng trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa giới thiệu lời nhận
xét của nhà văn Vũ Tú Nam sau khi trao giải thưởng văn học năm 1993 cho nhà
văn Nguyễn Quang Sáng như sau: “Anh ấy (Nguyễn Quang Sáng) có lối viết tự
nhiên, viết như nói. Không phải dễ viết được như thế. Hơn nữa, Nguyễn Quang
Sáng có giọng Nam Bộ khá nhuần nhụy. Anh rất am hiểu đời sống, viết lại điềm
tĩnh, không nóng đầu. Trong thời điểm hiện nay việc trao giải thưởng cho anh
Sáng cũng là khuyến khích cách viết điềm tĩnh, không quá khích, không đẩy tới,
cường điệu thành nặng nề, u tối”.
Tô Hoài sau khi đọc truyện ngắn Vểnh râu của Nguyễn Quang Sáng đã
nhận xét: “lần này đọc của Sáng tôi thấy đã nhuần lắm cái cốt cách văn phong
một trung tâm – miền Nam là trung tâm, mà trong văn không có cái nhàn nhạt
chữ nghĩa dùng cho miền nào cũng được”.
Tác giả Phạm Văn Sỹ trong bài viết Truyện ngắn miền Nam (1979) nhận
xét: “ Truyện ngắn của anh có nhiều nhân tố tích cực đáng chú ý. Anh vận dụng
rất khéo léo những xung đột mang tính thẫm mỹ. Những xung đột đó làm tăng
không ít sự hấp dẫn của truyện ngắn ”.
Phan Hoàng trong bài Những dấu ấn trên bước đường văn học đã viết:
“Nguyễn Quang Sáng là người kể chuyện bẩm sinh. Giọng kể hồn hậu, mộc
mạc, tự nhiên, lôi cuốn như mảnh đất Nam Bộ quê hương ròng ròng sự kiện, chất
chứa nhiều bí ẩn”.
Trong một cuộc phỏng vấn Nguyễn Quang Sáng (3/10/1997) do Phan
Hoàng thực hiện:
“ Phan Hoàng: Trở về với cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh, nó có một số
phận ra sao?

7
Nguyễn Quang Sáng: Năm 1954, tập kết ra Bắc, tôi mang theo. Đơn vị tôi
đóng ở Thanh Hóa. Đây là thời điểm tôi thực sự bắt đầu tiếp xúc với văn học.
Tôi đọc như người bị đói sách. Tôi được đọc qua các tác phẩm Người mẹ của
Gorki, Thép đã tôi thế đấy của Ôxtrôpki cùng truyện của Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài đọc của các bậc đàn anh, tôi thấy tiểu
thuyết của mình quá dỡ, chưa thể trở thành một tác phẩm văn học. Nhìn lại 300
trang viết tay chỉ mới là tư liệu, chưa phải là văn.
Phan Hoàng: Chính vì vậy, anh chuyển sang “thử mình” bằng thể loại
truyện ngắn!
Nguyễn Quang Sáng: Đúng vậy! Tôi quyết định viết truyện ngắn để luyện
tay nghề, sau đó sẽ sửa chữa lại cuốn tiểu thuyết. Lúc đó, tôi đang là vô địch
bóng bàn của sư đoàn, được cấp trên gợi ý đưa ra Hà Nội đào tạo vận động viên,
do Tổng cục Thể dục thể thao tuyển chọn. Mới ra miền Bắc, nằm ở một làng quê
Thanh Hóa, người nào mà không muốn ra Hà Nội. Nhưng tôi không đi, quyết ở
lại để viết văn. Đến năm 1955, tôi chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy về làm
biên tập văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Ra Hà Nội, tôi nghĩ muốn sửa cuốn
tiểu thuyết đòi hỏi phải có thời gian tập trung và cần có sự ủng hộ của Hội nhà
văn, mới viết được. Hội viên nhà văn bây giờ, mỗi năm được nghỉ ba tháng để đi
viết. Tôi bắt tay viết truyện ngắn đầu tiên Con chim vàng để “trình làng” với làng
văn Hà Nội.
Phan Hoàng: Nghĩa là tác phẩm đầu tiên của anh là một tiểu thuyết, còn
tác phẩm ra mắt đầu tiên là truyện ngắn. Vâng, có thể nói Con chim vàng là một
trong những truyện ngắn hay nhất của anh. Nó hấp dẫn bạn đọc không chỉ ở bố
cục, mà còn bằng hình ảnh buồn và gợi cảm xuyên suốt như một tứ thơ.
Nguyễn Quang Sáng: Tôi nhớ khi Con chim vàng vừa xuất hiện trên báo
Văn nghệ, nhiều người nói rằng đây là cây bút viết được truyện ngắn. Nó được
8
dịch ra ngay bản tiếng Pháp. Bấy giờ, đang thời kỳ cải cách ruộng đất, đề tài văn
học chủ yếu là người nông dân; và tôi hướng đề tài ấy về đề tài thiếu nhi. Hưng

phấn, tôi tiếp đà “ quất” luôn một loạt truyện ngắn, mà năm 1958 được gom lại
in thành tập Người quê hương”.
Tác giả Bùi Việt Thắng với bài viết Còn lại tình yêu (2000) đã nói về cốt
truyện: “ Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước năm 1975 trong đó cốt
truyện tiêu biểu, hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao.
Trong những truyện ngắn như thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ của tác phẩm ”.
Phan Đắc Lập qua lời giới thiệu Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (2001)
nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “ Dù viết về đề tài chiến tranh hay
chuyện đời thường, phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đều hấp dẫn.
Sự hấp dẫn do nhiều yếu tố: chủ đề, bố cục, chi tiết, . . . nhưng trước hết tác
phẩm của anh là giàu kịch tính”<20>.
Như vậy, bài viết của nhiều tác giả đã đánh giá về truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng ở mặt nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện, tuy khai thác ở
nhiều phương diện khác nhau nhưng đều có tiếng nói chung khi khẳng định nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng là nghệ thuật tạo tình
huống, chi tiết đặc sắc và cốt truyện hấp dẫn đầy yếu tố bất ngờ . . . Chính vì
điều đó, một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng rất thành công khi chuyển
sang kịch bản điện ảnh, và dĩ nhiên Nguyễn Quang Sáng trở thành một cây bút
viết kịch bản phim có tài.
2.4. Dựa vào những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy: giới phê
bình, người nghiên cứu tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng chủ yếu đi sâu
vào xung đột nghệ thuật, thế giới nhân vật, đặc điểm thi pháp… Riêng nghệ
thuật trần thuật cũng đươc chú ý đến nhưng chỉ dừng lại ở việc nêu ý kiến, đánh
giá mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống. Chưa có một công trình chuyên biệt
9
nào đi sâu, tập trung nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng. Trên cơ sở kế thừa các công trình của những người đi
trước, Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng với cái nhìn khách quan, khoa học, hệ thống, đầy đủ hơn,
nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị, những đóng góp riêng của nhà

văn đậm chất Nam Bộ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chọn nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Quang Sáng đã xuất bản rất nhiều tập tiểu thuyết, truyện vừa,
truyện ngắn, bút ký, kịch bản phim. Gần đây nhất Nguyễn Quang Sáng đã cho in
bút ký Nhà văn về làng do Nxb Văn nghệ ấn hành. Do tính chất và yêu cầu của
vấn đề nghiên cứu chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát truyện ngắn của Nguyễn
Quang Sáng , những thể loại khác sẽ tham khảo khi cần thiết.
Văn bản khảo sát là :
Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh – 2001)
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng để khẳng định một cá tính, một tài năng văn chương mang đậm dấu ấn
Nam Bộ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
4.2.1. Khảo sát về sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng,
chúng tôi muốn có một cái nhìn bao quát về sáng tác Nguyễn Quang Sáng để có
cơ sở khẳng định đúng vai trò, vị trí nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam.
4.2.2. Phát hiện ra các phương thức trần thuật cơ bản của nhà văn ở các
phương diện: cách chọn góc nhìn với điểm nhìn trần thuật, các nhịp điệu trần
thuật để thấy được mô hình trần thuật tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng.
4.2.3. Tìm hiểu giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật để tìm ra các yếu tố cơ bản
làm nên nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Nghệ thuật trần thuật là hình thức nghệ thuật, nó bao gồm nhiều vấn đề.
Vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích từng phương diện của trần thuật qua những
tác phẩm cụ thể nhằm làm sáng tỏ vấn đề.
5.2. Phương pháp phân loại – thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn
Quang Sáng trước và sau năm 1975, tìm hiểu, phân loại và thống kê các phương
thức trần thuật, các nhịp điệu, các giọng điệu cơ bản, các kiểu câu, các từ loại
thường dùng của nhà văn . . . để có cơ sở đánh giá nghệ thuật trần thuật của nhà
văn.
5.3. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Do nghệ thuật trần thuật cũng là yếu tố phụ thuộc về cấu trúc của văn bản
tự sự, nên chúng tôi khảo sát các dạng thức trần thuật của một số tác phẩm tiêu
biểu để có cái nhìn bao quát và hệ thống được cấu trúc cơ bản góp phần làm nên
“ kĩ thuật ” trần thuật của nhà văn.
11
5.4. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này đặt truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong hệ thống sáng
tác chung của nhà văn. Đồng thời đặt nó bên cạnh truyện ngắn của một số tác giả
khác cùng thời để khẳng định nét độc đáo trong cách trần thuật Nguyễn Quang
Sáng.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
được khảo sát, tìm hiểu một cách tương đối có hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc
dạy – học tác giả Nguyễn Quang Sáng trong nhà trường.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát sự nghiệp sáng tác và vị trí truyện ngắn Nguyễn Quang

Sáng trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Chương 2. Điểm nhìn và nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng
Chương 3. Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Quang Sáng
12
Chương 1
KHÁI QUÁT SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VÀ VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN QUANG SÁNG TRONG BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
1.1.1. Vài nét về cuộc đời Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh ngày 13.01.1932.
Quê ở làng Mỹ Luông, Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang). Ông
sinh trong một gia đình thợ thủ công, cha làm nghề thợ bạc.
Là người con của An Giang – mảnh đất sinh ra nhiều tài năng như: Chủ tịch
nước Tôn Đức Thắng, nhà cách mạng Ung Văn Khiêm, cố Bộ trưởng bộ Y tế
Nguyễn Văn Hưởng và nhiều tài năng văn nghệ như Anh Đức, Hoàng Hiệp,
Nguyễn Đăng Bạch, . . . Nguyễn Quang Sáng đã được thừa hưởng nhiều nguồn
văn hóa dân gian Việt – Hoa – Khmer – Chăm, thừa hưởng cả một kho tàng văn
học, văn nghệ dân gian phong phú, đó là các truyện dân gian phản ánh quá trình
khai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử; đó là
kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý v.v . . . Đặc biệt, hát vọng cổ
và đờn ca tài tử được người Nam Bộ rất ưa thích. Đờn ca tài tử phát sinh từ Gia
Định rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuật
cải lương – loại hình sân khấu mới ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Người
Khmer Nam Bộ cũng có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú bao gồm
nhiều thể loại như truyện cổ tích (rương prêng), thần thoại (rương boran), tục
ngữ (sopheaset) . . .Bên cạnh đó, là người con Nam Bộ, nhà văn Nguyễn Quang
Sáng rất đỗi quen thuộc với văn hóa ẩm thực của từng tộc người (cơm – canh –

13
rau, mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm còng, mắm ruốc, mắm
nêm . . .), trang phục (trang phục thường ngày của người Nam Bộ đặc biệt là
người An Giang là lãnh Mỹ A của Tân Châu, là áo bà ba, quấn khăn rằn), các
phương tiện đi lại (xe bò, xe ngựa, xe lôi đạp, xuồng ba lá, ghe tam bản, ghe đục,
ghe lường, tàu, bè ), nhà ở (nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo kinh
rạch, và nhà nổi trên sông nước ) mang đậm sắc thái văn hóa Nam Bộ, từ đó
ông thể hiện vào tác phẩm của mình.
Từ tháng 4.1946, vùng đất Nam Bộ đang trong cuộc chiến ác liệt chống thực
dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội (14 tuổi), làm liên lạc
viên cho đơn vị Liên chi 2. Đến năn 1948 được bộ đội cho đi học thêm văn hóa –
trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, về công tác tại phòng
chính trị Bộ tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo
(chủ yếu là Phật giáo Hòa Hảo). Năm 1955, theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển
ngành với cấp bậc chuẩn úy, về làm cán bộ phòng văn nghệ Đài phát thanh
Tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên
tập viên Tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản, cán bộ sáng tác. Năm 1966
vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng.
Năm 1972 trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn. Sau ngày giải phóng
(4.1975) trở lại Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Tổng thư kí Hội Nhà văn
thành phố khóa 1, khóa 2 và khóa 3, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
khóa IV. Hiện nay, sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng có một sự nghiệp văn học đáng tự hào. Ông viết nhiều
thể loại khác nhau.
14
Về văn xuôi: Con chim vàng (truyện ngắn, 1957); Người quê hương (truyện
ngắn, 1958); Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1962); Đất lửa (tiểu thuyết, 1962);
Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966); Chiếc lược ngà (truyện ngắn,

1968); Bông cẩm thạch (truyện ngắn, 1969); Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa,
1975); Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975); Người con đi xa (truyện ngắn, 1977);
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985); Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn,
1985); Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988); 25 truyện ngắn (1990); Paris-
tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990); Con mèo Foujita (truyện ngắn, 1991).
Về kịch bản phim: Mùa gió chướng (1977); Cánh đồng hoang (1978); Pho
tượng (1981); Cho đến bao giờ (1982); Mùa nước nổi (1986); Dòng sông hát
(1988); Câu nói dối đầu tiên (1988); Thời thơ ấu (1995); Gữa dòng (1995); Như
một huyền thoại (1995).
Nguyễn Quang Sáng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng văn học: Ông
Năm Hạng – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất
(1959); Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn
nghệ Quân Đội (1959); Dòng sông thơ ấu – tiểu thuyết, giải thưởng Hội đồng
văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985); Con mèo Foujita – tập truyện ngắn, giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1993); Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ
phim được tặng Huy chương vàng tại Liên hoan phim Matxcơva (1981); Mùa
gió chướng (kịch bản phim), huy chương bạc Liên hoan phim toàn quốc (Hà
Nội, 1980).
Nhìn chung, sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Quang Sáng đạt nhiều
thành tựu phong phú. Có thể thấy lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội là đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Sáng tác của
Nguyễn Quang Sáng dù ở thể loại nào cũng mang tính nhân dân sâu sắc, mang
đậm hơi thở của cuộc chiến đấu chống Mỹ, thể hiện rõ lòng cảm thương và tôn
15
trọng nhân dân. Ông xứng đáng là nhà văn lớn, có đóng góp xuất sắc cho nền
văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX.
1.2. Vị trí truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong bức tranh truyện ngắn
Việt Nam hiện đại
So với mảng truyện viết về kháng chiến chống Pháp, mảng truyện viết về
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc (1955-1975) đã nhiều lên về số lượng.

Truyện ngắn viết về đời sống chiến đấu những năm chống Mỹ hẳn nói lên một
bước thay đổi của thể loại trên một đề tài rộng lớn và có ý nghĩa. Ít nhất có thể
nói đến một nửa số truyện này thuộc loại hay. Cuộc chiến đấu chống Mỹ ác liệt,
gian khổ và anh hùng ở hai miền đất nước những năm ấy được thể hiện có nghệ
thuật trong một loạt truyện ngắn của Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn
Chí Trung, Triệu Bôn, Đỗ Chu, Dương Thị Xuân Quý, Phan Tứ. . .
Hình thức của truyện ngắn hiện đại càng ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng hơn. Trong khi vẫn giữ được truyền thống truyện ngắn có cốt truyện, hiện
nay truyện ngắn mở ra nhiều hướng phát triển mới để tiếp cận đời sống. Có một
kiểu truyện ngắn – luận đề phù hợp với một thời kỳ lịch sử nhiều biến động và
xã hội phát triển ngày càng phong phú, phức tạp. (Tính chất luận đề của kiểu
truyện này nổi lên như nét chủ đạo trong các truyện ngắn của Trần Đăng, Nam
Cao, Nguyễn Khải, Phan Tứ); lại có kiểu truyện ngắn – trữ tình mà nền tảng của
nó chính là chất thơ của đời sống, chất thơ của tình người. Nhiều nhà văn trẻ đã
vận dụng thành công kiểu truyện này (các truyện ngắn của Đỗ Chu, Lý Biên
Cương, Nhật Tuấn).Nhưng trội lên vẫn là những nhà văn thiên về kiểu truyện
ngắn có cốt truyện hoàn chỉnh, xoáy sâu vào tâm lý nhân vật và tạo tính kịch cho
tác phẩm (các truyện ngắn của Anh Đức, Nguyễn Sáng, Nguyễn Minh Châu,
Triệu Bôn. . .).
16
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) nhân dân cả nước cùng
thực hiện hai nhiệm vụ: chiến đấu và xây dựng. Sự đa dạng ấy không cho phép
truyện ngắn tự gò vào một khuôn khổ nào. Chính vì vậy, Nguyễn Quang Sáng
không tự gò mình vào một khuôn khổ nào, ông luôn luôn tìm tòi và đổi mới.
Trong lúc đang chờ đợi Nguyễn Quang Sáng toàn tập, hiện nay chúng ta
mới chỉ có Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng hơn 900 trang in với 27 truyện ngắn
chọn lọc và toàn văn hai tiểu thuyết: Đất lửa (1963), Dòng sông thơ ấu (1985).
Với hơn 50 năm cầm bút, chừng ấy cũng đủ làm vinh dự cho một nhà văn.
Truyện ngắn là cái “tạng”, là sở trường của nhà văn này. Có lẽ, phải là
người lịch lãm, từng trải và dễ xúc động mới thích đọc Nguyễn Quang Sáng.

Dường như ông tựa hẳn vào tình cảm để viết. Vì thế mà ông đắm đuối với câu
chuyện, với nhân vật, nhập thân vào đó – cái nét này người đọc dễ nhận ra trong
Ông Năm Hạng, Chiếc lược ngà, Chị xã đội trưởng, Bông cẩm thạch, Người dì
tên Đợi, Tím bằng lăng . . .
Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước 1975, cốt truyện thường hấp
dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao. Trong những truyện
ngắn như thế, tác giả đã biết dồn nén tình thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ hấp dẫn
của tác phẩm. Chị xã đội trưởng là một trường hợp tiêu biểu của lối viết này.
Nhân vật chính là Dung – nữ xã đội trưởng dũng cảm và xinh đẹp đã bày đặt ra
chuyện rắc rối để thử thách người yêu của mình. ‘Sống trong cuộc sống chiến
đấu đầy bom đạn, chẳng biết lúc nào mình bị hy sinh, bị tàn tật, nhưng điều đó
không ám ảnh chị. Chị vẫn sống một cách bình thường, vẫn yêu, yêu một cách
rắc rối và hồn nhiên như vậy đó – và đó là sức mạnh của chị”. Truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng trước 1975, như người ta nói “ròng ròng sự sống”, một sự
sống đa dạng lắm sắc màu, có tiếng khóc và tiếng cười, có khổ đau và hy vọng.
Một cuộc sống biến ảo đầy bất ngờ thú vị. Dường như cái chất sống này tự nhiên
17
như khí trời. Triết lý của nhà văn cũng từ đó mà tự nhiên, nhuần nhị. Khi nghiên
cứu bước đường sáng tác của một nhà văn ta thường thấy có hiện tượng: ở một
thời điểm nào đó, với những ảnh hưởng và biến đổi nào đó, nhà văn viết khác
trước và cái sự khác này tạo ra một bước ngoặt. Nhưng có nhà văn, dù có cố tình
“rẽ ngoặt” thì vẫn không được, anh ta phải trở lại chính mình mới được công
nhận. Nguyễn Quang Sáng ở vào trường hợp thứ hai.
Những truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết sau 1975 được chọn vào
tuyển tập cho thấy rõ nhận xét trên. Khi ông cố đổi giọng cho có vẻ hợp thời thì
người đọc thấy nhàn nhạt – đó là khi đọc những Tôi thích làm vua, Thế võ, Nhân
vật ấy không được chết, Cây gậy ba số, Con chim quên tiếng hót Lối viết như
thế phảng phất giọng văn Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học hồi đầu thế kỷ –
nghĩa là truyện luận đề, có khi chỉ cần đọc nhan đề người ta đã đoán ra toàn bộ
câu chuyện. Phải chăng nhận ra thực trạng đó, Nguyễn Quang Sáng đã tìm cách

Xem thêm: Lý Thuyết Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn, Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn Là Gì

sửa chữa, viết nhiều truyện kiểu như Con mèo của Foujita, Người đàn bà đức
hạnh, Tím bằng lăng, Người dì tên Đợi (in trên báo Văn nghệ tháng 6 năm
1996). Ở loạt truyện này, Nguyễn Quang Sáng lại như “phát sóng” trở lại, nghĩa
là tung phá hơn nhưng rất linh hoạt, vừa giàu sức sống vừa thấm sâu triết luận,
vừa cụ thể sinh động vừa rất gợi mở liên tưởng, thu hút người đọc.
1.3. Vai trò của trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
1.3.1. Giới thuyết về trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán – Nguyễn
Khắc Phi – Trần Đình Sử chủ biên, trần thuật được hiểu “là phương diện cơ bản
của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả, đối với
nhân vật và sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật
nhất định, vai trò của trần thuật là rất lớn”. Macxim Gorki từng vạch rõ tiểu
thuyết hay tự truyện, những con người được tác giả thể hiện hành động với sự
18
giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ mách cho người đọc biết rõ
phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín,
những động cơ bí ẩn đằng sau hành động của các nhân vật được miêu tả. Tô đậm
thêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn
cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ được thực hiện những mục đích của
mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo mặc dù người đọc
không nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm những mối
tương quan của họ ” <13,247>. Như vậy có thể thấy thành phần trần thuật trước
hết đó là lời thuật, chức năng của nó là kể việc. Tuy nhiên trần thuật còn bao
hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hòan cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật,
lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả . . . Về hình thức trần
thuật chủ yếu là đối thoại, độc thoại của chủ thể trần thuật với độc giả. Trong tác
phẩm tự sự, trần thuật gắn toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm, trần thuật
là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân vật vào
đúng vị trí của nó để người đọc có thể bình luận theo ý định tác giả. Khi nói đến
trần thuật người ta thường hay nói đến cái nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật,

nhịp điệu trần thuật, bố cục trần thuật, khoảng cách góc độ của người kể đối với
cốt truyện tạo thành Giọng điệu trần thuật chỉ mối quan hệ thái độ của người
kể đối với các sự kiện được kể. Bố cục trần thuật hình thành dưới sự triển khai,
đan cài, phối hợp, luân phiên các điểm nhìn, có điểm nhìn gần gũi với sự việc, có
điểm nhìn cách xa trong không gian và thời gian, có điểm nhìn ngoài, hoặc nhìn
xuyên qua nội tâm nhân vật, có cái nhìn nhân vật, sự kiện từ một nền văn hóa
khác. Về các kiểu trần thuật, từ thế kỷ XIX trở về trước thịnh hành kiểu trần
thuật khách quan do một người trần thuật biết hết sự việc tiến hành kể theo ngôi
thứ ba. Sang thế kỷ XX, ngoài lối kể chuyện truyền thống ấy còn thêm kiểu trần
thuật ngôi thứ nhất do một nhân vật trong truyện đảm nhiệm. Sự trần thuật có khi
biến thành “dòng ý thức’ lời độc thoại nội tâm. “ Trần thuật là phương diện cấu
19
trúc của các tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể với khách thể trong loại
hình nghệ thuật”<13,248> . Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm tự sự người ta thương
chú ý đến trần thuật và cùng miêu tả, trần thuật đóng vai trò không nhỏ trong sự
tái hiện thế giới vào tác phẩm văn học.
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học bộ mới, các tác giả viết: ” Trần thuật
là khái niệm chỉ một bộ phận ngôn bản quan trọng trong tác phẩm văn học tự sự,
là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật (được đưa vào tác phẩm ít
nhiều như một nhân vật) hoặc của một người kể chuyện; tức là toàn bộ văn bản
tác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của nhân vật ( ) Trần thuật bao
gồm việc kể và miêu tả các hành động vá các biến cố trong thời gian; mô tả chân
dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất, ; bàn luận; lời nói bán
trực tiếp của các nhân vật. Do vậy trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo
tác phẩm tự sự” <13, 346>.
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu thành phần trần thuật trước hết đó là lời
thuật với chức năng là kể việc. Ngoài ra, trần thuật còn bao hàm cả việc miêu tả
đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình, lời trữ tình
ngoại đề, lời ghi chú của tác giả Còn về hình thức, trần thuật chủ yếu là đối
thoại, độc thoại của chủ thể trần thuật với độc giả. Trong tác phẩm tự sự, trần

thuật tổ chức, sắp xếp toàn bộ bố cục, kết cấu tác phẩm sao cho hợp lý. Như vậy,
trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân
vật vào đúng vị trí của nó để độc giả có thể bình luận theo ý định của tác giả.
Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học , trần thuật được hiểu là:
“thành phần lời của tác giả – của người trần thuật hoặc của một người kể
chuyện . . . Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố
trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất
. . .; bàn luận; lời nói bán trực tiếp của các nhân vật. Do vậy trần thuật là phương
20
thức chủ yếu để cấu tạo tác phẩm tự sự. Tính chất của trần thuật có thể tùy thuộc
vào điểm nhìn . . . Điểm nhìn có thể phân thành các kiểu sau:
1) – Xét ở bình diện đánh giá, tác giả, là người kể, nhân vật có thể cùng lập
trường tư tưởng . . .
2) – Xét về bình diện định tính không gian – thời gian cái được miêu tả liên
quan đến tác giả hoặc nhân vật bình giá ở phương diện thời gian và không gian
nào . . .
3) – Xét về bình diện cảm nhận của biến cố, sự cảm nhận có thể được xem
như chủ quan, nghĩa là tạo dựng một sự cảm nhận của ai đó” <2,324>.
Còn tác giả G.N.Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng
“trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía người nào đó . . . một loại
người môi giới giữa các hiện tượng được xảy ra . . . linh hồn của sự trần thuật
thường là “vô trọng lượng và vô hình” nhưng đồng thời lời nói của người trần
thuật thì không chỉ có tính tạo hình mà còn có ý nghĩa biểu hiện. Lời ấy không
chỉ có thấy đặc điểm của khách thể trần thuật mà còn cho thấy cả bản thân người
nói” <12,287>.
Từ những năm 2000 trở lại đây, trần thuật – một trong những phương diện
của tự sự học được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn. Trong sách Lý luận văn
học tập 2 (2008), Trần Đình Sử đã nói rõ: “Trần thuật là sự tự trình bày liên tục
bằng lời văn các chi tiết, sự kiện tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân
vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật

là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức ” <54, 100>.Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn
học. “ Về bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung
cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian,
21
thời gian và về ý nghĩa, trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai xuất hiện ở
đâu, khi nào, làm gì, trong tình huống nào . . .” <54,100>.
Lại Nguyên Ân trong bài viết “Về việc mở ra môn trần thuật học trong
ngành nghiên cứu văn học Việt Nam” in trong Tự sự học thì xác định: “ Trần
thuật trỏ phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn
học tự sự ” , “ thực chất của hoạt động trần thuật là kể , là thuật; cái được thuật,
được kể trong tác phẩm văn học tự sự là chuyện” <51,147>. Như vậy, trần thuật
đòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ. Trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa
chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện và nhân vật. Vì thế, theo Trần Đình Sử, “ có hai
yếu tố quyết định trần thuật là người kể và chuỗi ngôn từ. Từ người kể chuyện ta
có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật. Từ chuỗi ngôn từ, ta có
thể kể đến các yếu tố: lược thuật, dựng cảnh, hồi thuật, dự báo, gây đợi chờ,
phân tích bình luận, giọng điệu”. <54,100>.
Nói một cách khác, trần thuật là sự phân bố thế giới hình tượng qua một văn
bản ngôn từ nhằm đạt được hiệu quả tư tưởng thẫm mỹ . . . là sự trình bày liên
tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, các mối quan hệ xung đột về sự
kiện và nhân vật tạo nên sức hấp dẫn theo tổ chức điểm nhìn trần thuật. Đây là
yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng trong cấp độ kết cấu trần thuật.
Nhà lý luận Mỹ Jonathan Culler đã đưa ra ý kiến “ Bất cứ trần thuật nào đều
có người trần thuật, người kể, bất kể người trần thuật ấy có được xác nhận rõ
ràng hay không? Bởi vì trọng tâm của chủ đề mỗi câu chuyện đều là vấn đề về
mối quan hệ giữa người trần thuật hàm ẩn với câu chuyện mà nó kể ra, nên muốn
hiểu rõ một đoạn tự sự, một tác phẩm tự sự, bắt buộc phải xác nhận người kể
chuyện hàm ẩn trong đó xác nhận các bộ phận thuộc về cái nhìn của nó, phân
biệt bản thân hành động và sự quan sát của người trần thuật đối với hành động

đó” <53,189>. Trong tác phẩm tự sự vai trò của tác giả là rất lớn “ tác giả là trung
22
tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người
mang thế giới cảm quan đặc thù và trung tâm tổ chức ngôn ngữ theo nguyên tắc
nghệ thuật ” <13,106> . Do vậy lựa chọn trần thuật như thế nào phụ thuộc rất
nhiều vào tác giả.
Từ những khái niệm, định nghĩa về trần thuật, các thành phần của trần
thuật, bản chất của trần thuật . . . chúng ta nhận thấy một điều: khảo sát cách trần
thuật của nhà văn ( tức khảo sát nhà văn “kể như thế nào”) là cùng một lúc người
nghiên cứu sẽ nhận thấy được nghệ thuật kể của nhà văn, lời văn kể, cái nhìn của
nhà văn về con người và thế giới . . . Đồng thời chúng cũng làm bật lên một điều
là khả năng cảm hóa lôi cuốn của tác phẩm đến người đọc không chỉ có nội dung
mà ở cả hình thức kể. Như vậy, trần thuật là một yếu tố thuộc về hình thức trong
cấu trúc văn bản tự sự, phương diện này góp phần làm nổi bật vai trò chủ thể trần
thuật, là hướng nghiên cứu kĩ thuật kĩ xảo của mỗi nhà văn.
Đến đây có thể nói, trần thuật là một yếu tố hình thức chủ đạo chi phối
toàn bộ nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã khéo
léo và linh hoạt trong cách tổ chức trần thuật từ cách xây dựng cốt truyện, xây
dựng nhân vật đến chọn lối kể, cách mở đầu, kết thúc, điểm nhìn để kể, nhịp điệu
kể, giọng điệu, các thủ pháp nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng thường chọn cho
mình lối kể chủ quan để miêu tả hiện thực. Mặt khác, nhà văn biết điều phối nhịp
điệu kể phù hợp với hoàn cảnh, sự kiện của nhân vật, lúc thì trầm tĩnh, chậm rãi,
lúc thì dồn dập, khẩn trương, sôi nổi. Ngôn ngữ trong truyện ngắn cũng được
Nguyễn Quang Sáng sử dụng biến hoá, linh hoạt ở mọi chi tiết, từ cách dùng từ,
đặt câu, cách so sánh ví von, cách tả cảnh tả người cho đến những lời nói của
nhân vật hay của người kể chuyện với giọng điệu giàu chất Nam Bộ. Qua nghiên
cứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, chúng ta thấy nghệ thuật trần thuật đóng
vai trò rất quan trọng trong tác phẩm của ông và là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn
23
đối với người đọc. Ngoài ra, có thể khẳng định trần thuật là yếu tố chi phối nội

dung, kết cấu và nghệ thuật, đồng thời là căn cứ để các nhà nghiên cứu, nhà phê
bình đánh giá bút lực, phong cách của văn từ Nguyễn Quang Sáng.
1.3.2. Giới thuyết về truyện ngắn
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán – Nguyễn
Khắc Phi – Trần Đình Sử đồng chủ biên, truyện ngắn được hiểu “ là tác phẩm tự
sự cỡ nhỏ, nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện
của đời sống như đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn”.
Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện
ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất
ngắn, nhưng thực chất lại là những truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời
trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân
gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại, lại càng không phải là
truyện ngắn. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc
đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện
ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu
thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của
nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một
nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì
thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi
nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh
nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những
tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân
vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức
xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường
24
diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là
nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện
ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo
nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp tường thuật của truyện ngắn

thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi
tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống
hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có
tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và
nước ta đạt được đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những
truyện ngắn xuất sắc của mình< 13,243>.
Truyện ngắn là một loại “tự sự cở nhỏ” thường nhằm tới việc khắc họa
những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn trong tương quan với hoàn cảnh.
Dung lượng của tác phẩm chỉ cho phép tác giả thể hiện con người trong những
“khoảnh khắc”, “chốc lát” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống. Vì vậy,
cốt truyện, truyện ngắn thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được
tác giả kể lại gọn gàng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một
vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời hay một “chốc lát”
trong cuộc sống nhân vật nhằm gây ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người.
Khi xây dựng cốt truyện nhà văn không chỉ khai thác tình tiết, sườn truyện, chi
tiết nghệ thuật mà còn chú ý đến tình huống truyện. Tình huống góp phần bộc lộ
nét bản chất độc đáo của truyện là “ngắn”, “hàm súc”, “cô đọng”. Mặt khác, tình
huống còn là sự thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm mà nhà văn muốn thể hiện. Các
nhà văn, các nhà lý luận phê bình đã nhận ra vai trò của tình huống trong truyện
ngắn. Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Tình thế truyện không cần đến những
mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cắc cớ chắc chắn, hết sức cụ thể mà
mang tình riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật dựa vào để thể hiện đắc lực các ý
25

Tài liệu liên quan

*

Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 116 1 2

*

không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp 153 4 40

*

Luận văn Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov doc 100 790 1

*

Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 63 1 4

*

Thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 68 2 12

*

Từ quan niệm về cuộc sống và con người đến ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 124 940 5

Xem thêm: Giải Bất Phương Trình Toán 8 Bài 3: Bất Phương Trình Một Ẩn, Giải Toán 8 Bài 4

*

Thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 83 1 3

*

Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 153 1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn