Luận Văn Cánh Đồng Bất Tận Của Nguyễn Ngọc Tư, Môi Trường Và Nhân Tính: Tự Sự Của Nguyễn Ngọc

Chương trình Văn Học Truyền Thanh lần này đến với quý vị bằng một hiện tượng văn học đang diễn ra thật sôi nổi ở trong nước, và xuyên qua các trang mạng gây thành một chuỗi phản ứng dây chuyền của độc giả ở hải ngoại.

Đang xem: Luận văn cánh đồng bất tận

*

Hình bìa cuốn sách Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Trước tiên phải nói là hiện tượng văn học này sẽ không thể có, nếu như Ban Tuyên Giáo của tỉnh Cà Mâu không ban hành biện pháp kiểm điểm truyện ngắn Cánh Đồng Bất Tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, một thành viên của Hội Nhà Văn Cà Mâu và đồng thời là một đại biểu hội đồng nhân dân của tỉnh này.

Nếu không bị kiểm điểm thì nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, có lẽ chỉ được đón nhận ở trong nước như là một luồng gió mới thoảng qua từ đồng nội sau khi chị đã in sáu tác phẩm, với hàng trăm truyện ngắn bằng một giọng văn đặc biệt đầy phương ngữ của vùng Đồng Tháp Cà Mâu, và có thể ảnh hưởng của trận gió này chỉ có thể làm mát mặt một số độc giả coi văn học như một món ăn tinh thần không thể thiếu.

Bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo Tỉnh Cà Mâu đã kết tội chị là “dâm ô, đồi trụy” và thậm chí còn “chống Cộng” đã khiến cho làn gió nhẹ cất lên từ Đồng Tháp, chỉ một sớm một chiều bỗng trở nên một cơn gió lớn, đủ sức đi từ mũi Cà Mâu, tới ải Nam Quan, rồi băng ngang đại dương để tới bất kỳ nơi nào có độc giả yêu chuộng văn chương Việt Nam.

Nói một cách khác, bản kiểm điểm của Ban Tuyên Giáo tỉnh Cà Mâu vô hình chung đã hà hơi, tiếp sức cho giúp cho Cánh Đồng vốn không lấy gì làm rộng lớn đã trở thành mênh mông Bất Tận, và đồng thời gia tăng số lượng độc giả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lên hàng chục, hàng trăm lần nhiều hơn, kể cả những người trước đó không hề quan tâm tới văn học. Để có thể hiểu nguyên nhân của vụ kiểm điểm này, chúng tôi xin mời quý vị thính giả cùng chúng tôi lướt qua nội dung của “Cánh Đồng Bất Tận”.

Xem thêm: file excel báo cáo thuế

Nội dung câu chuyện

Mời các bạn tham gia mục Văn học Nghệ thuật do Nhà văn Hoàng Khởi Phong phụ trách. Xin email về Vietweb
lingocard.vn

Đây là một câu chuyện của một gia đình nông dân chăn vịt, gồm một người cha cùng hai con sống đời du mục trên một chiếc ghe, trong một vùng hoang dã đầy kinh rạch của vùng Đồng Tháp. Cô con gái vừa đến tuổi dậy thì, còn cậu em trai thì vừa mới qua khỏi tuổi thiếu nhi.

Trước đó đây là một gia đình nông dân có thêm một bà mẹ, nhưng đã bỏ theo trai, khiến cho ông bố trở nên bất thường, thù ghét đàn bà để rồi trong cuộc sống du mục đã lừa dối rất nhiều người đàn bà nhẹ dạ, sau đó bỏ rơi lại ở ven bờ những con kinh. Ông bố cũng thờ ơ với hai đứa con của mình, chỉ vì hai đứa bé này chính là máu huyết của người đàn bà đã phụ rẫy ông, khiến ông chọn thái độ quay lưng lại với cuộc sống bám trụ vào đất đai như những người nông dân bình thường, để sống một cuộc đời nay đây mai đó.

Vì không được nuôi dậy như những đúa trẻ bình thường cắp sách đến trường, hai đứa trẻ khốn cùng này đã lớn lên khá bất thường, với những ý tưởng mông lung về đời sống. Trong cái hồn nhiên của trẻ thơ, lúc nào cũng ẩn náu một vị đắng cay của đời sống.

Cuộc sống du mục này kéo dài trong một thời gian khá lâu, bắt đầu với những biến cố bất ngờ khi hai đứa trẻ vì bất nhẫn với cách trừng phạt dã man của con người đối với con người, đã ra tay cứu thoát một cô gái điếm đem lên thuyền, để rồi trong cuộc sống du mục, nhiều lần hai đứa bé thấy ông bố trả tiền cho cô gái này sau những lần hành lạc.

Xem thêm: Tìm Điều Kiện Để Hệ Phương Trình Có Nghiệm Là? Điều Kiện Của M Để Hệ Phương Trình Có Nghiệm Là

Rồi dịch cúm gia cầm ào tới, các cán bộ địa phương thản nhiên thi hành lệnh trung ương, thiêu hủy gà vịt, cô gái điếm đem hình hài của mình ra để trả ơn cho hai đứa trẻ, bằng cách đi ngủ với những người cán bộ thừa hành mệnh lệnh. Đoạn cuối của truyện ngắn là chú bé đã bước qua tuổi thiếu niên, đã âm thầm bỏ đi tìm lại cô gái điếm, còn cô gái thì bị những tên côn đồ hiếp dâm ngay trước mặt ông bố.

Trong đoạn cuối này nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã viết: “.. Không biết con có bị có con không, hả cha? Nó hơi sợ hãi. Cảm giác một cái gì nhỏ xíu, nhưng lanh lợi như con loăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình có con. Ờ có thể.. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen)

Đứa bé đó nhất định mình sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường.. Đứa bé không cha, nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống hết đời, vì được mẹ dậy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.”

Kỹ thuật dựng truyện

Sau khi lướt qua nội dung Cánh Đồng Bất Tận, chúng tôi mời quý thính giả đi vào kỹ thuật dựng truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Chị đã khởi đầu cho câu chuyện bằng một hình ảnh có thật trong đời sống: Một cô gái điếm bị bắt vì bị đánh ghen, người ta đổ keo dán sắt vào chỗ kín, rồi buộc mái tóc vào một cái cột. Khi được phỏng vấn về hình ảnh mở đầu cho truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trả lời:

“Tôi cũng bàng hoàng khi viết. Tôi thường tự hào về trí tưởng tượng của mình nhưng thấy chóng mặt, ngộp thở với chi tiết có thật mà tôi nghe được giữa đời. Tôi thú nhận là đã sao chép cuộc sống, bởi tưởng tượng chỉ là trò bỏ đi.. Tôi cảm giác khi cái ÁC lên ngôi trong phần CON, phần NGƯỜI chết ngắc.”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn