Khóa Học Kế Toán Công Nợ – Hướng Dẫn Công Việc Của Kế Toán Công Nợ Chi Tiết

Công việc nhiệm vụ của kế toán công nợ cần làm trong doanh nghiệp? Kinh nghiệm làm kế toán công nợ trong doanh nghiệp?

Bài viết dưới đây được lingocard.vn tổng hợp chia sẻ dựa trên kinh nghiệm làm kế toán công nợ của bản thân. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp công ty khác nhau nhé.

Đang xem: Khóa học kế toán công nợ

*

Kinh nghiệm làm kế toán công nợ tại doanh nghiệp

Công nợ là một mảng nhỏ trong công việc của kế toán tổng hợp. Với những công ty có mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, thì kế toán tổng hợp kiêm luôn cả việc theo dõi công nợ, tuy nhiên với những doanh nghiệp có mô hình lớn thì phân hệ này sẽ được giao cho một vài cá nhân theo dõi.

Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp và trình độ đội ngủ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Công việc và nhiệm vụ cụ thể của kế toán công nợ:

Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận:

– Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.

– Thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới vào Solomon đối với các khách hàng mới

– Sửa mã trên đối với khách hàng, nhà cung cấp có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi

– Vào mã hợp đồng trong Phần mềm quản lý Tài chính Kế toán để theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng

Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấpXác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toánKiểm tra công nợ:

– Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.

– Khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán.

– Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên

– Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên

Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụLập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công tyĐịnh kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công tyLập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấpKiểm tra báo cáo công nợ trên soft.Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệtLập thông báo thanh toán công nợLập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.Công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/CN:

– Hàng ngày, theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận

– Hàng tuần, thông báo danh sách tạm ứng chung và danh sách tạm ứng từng lần quá hạn đến từng đối tượng, bộ phận.

– Cuối năm, xác nhận nợ các khoản tạm ứng với từng cán bộ, bộ phận.

Công nợ ủy thác:

– Quản lý các HĐUT theo từng khách hàng: kiểm tra nội dung, vào sổ theo dõi các HĐUT khi nhận được hợp đồng.

– Khi hàng về, trên cơ sở HĐUT, tờ khai hải quan để kiểm tra, đối chiếu, tra mã hàng, vào soft, in phiếu nhập kho, hóa đơn trả hàng ủy thác. Định khoản hoá đơn, vào soft các nghiệp vụ phát sinh (phần nghiệp vụ khác).

– Kiểm tra các số liệu đã vào soft, in bảng kê chứng từ chuyển cho kế toán trưởng kiểm soát

– Nhận lại chứng từ đã kiểm soát để lưu trữ.

– Theo dõi việc thực hiện HĐUT và nhắc thanh toán khi đến hạn.

Xem thêm: Bộ Đề Thi Ioe Lớp 3 Có Đáp Án, Đề Thi Ioe Lớp 3 Cấp Trường 200 Câu

– Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá theo từng hợp đồng khi thực hiện xong.

– Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận công nợ các khoản công nợ ủy thác theo từng HĐUT, từng khách hàng, từng bộ phận.

Công nợ khác:

– Phần hàng hóa: theo dõi và nhắc làm các thủ tục xuất trả vay, trả bảo hành khi có hàng.

– Phần phải thu, phải trả khác: theo dõi và nhắc thanh toán khi có phát sinh.

– Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận nợ các khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng khách hàng, từng bộ phận.

Các khoản vay cá nhân và cán bộ trong công ty:

– Quản lý các hợp đồng, biên bản thanh toán hợp đồng vay cá nhân và cán bộ.

– Theo dõi các hợp đồng và nhắc thanh toán khi đến hạn.

– Làm thanh lý hợp đồng cũ và hợp đồng mới khi có phát sinh.

– Điều chỉnh các bút toán chênh lệch tỷ giá phát sinh.

– Tính lãi phải trả cho từng đối tượng và từng hợp đồng.

Xem thêm: Khóa Học Luật Nhân Sự – Quản Trị Nhân Sự Chuyên Nghiệp

Kinh nghiệm làm kế toán công nợ tại doanh nghiệp

Bước 1: Quản lý công nợ KH, NCC bằng cách ghi chép sổ sách

Hằng ngày các bạn tập hợp các phiếu mua NVL, và thi thoảng có hóa đơn đầu ra sau đó ghi chép vào cuốn sổ theo dõi công nợ hằng ngày (ghi theo hình thức nhật ký chung). Gồm có: Ngày Tháng, Khách hàng, Địa chỉ, ĐT, Hàng hóa, SL, Đơn Giá, Thành Tiền… ( Như File excel mình tặng các bạn )

Hằng ngày các bạn tập hợp các phiếu mua NVL, và thi thoảng có hóa đơn đầu ra sau đó ghi chép vào cuốn sổ theo dõi công nợ hằng ngày (ghi theo hình thức nhật ký chung). Gồm có: Ngày Tháng, Khách hàng, Địa chỉ, ĐT, Hàng hóa, SL, Đơn Giá, Thành Tiền… ( Như File excel mình tặng các bạn )

Bước 2: Từ sổ ghi chép đó lên công nợ vào bảng tổng hợp công nợ bằng Ecxel

Các bạn dùng hàm sumif trên NKC để tổng hợp công nợ vào bảng Công nợ phải thu và phải trả để theo dõi chi tiết cho từng NCC và KH

Bước 3: Báo cáo sếp về tình hình công nợ và hướng giải quyết

Trên đây là bài viết Công việc nhiệm vụ của kế toán công nợ cần làm trong doanh nghiệp mà lingocard.vn đã tổng hợp được hi vọng sẽ giúp ích được bạn trong công việc.

lingocard.vn chúc bạn làm tốt công việc kế toán

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/lingocard.vn/

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về kế toán công nợ nói chung hay kế toán tổng hợp nói riêng có thể tham khảo một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội để lấy thêm kinh nghiệm làm việc nhé

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Khóa học