Tiếng anh và tiếng pháp có nguồn gốc từ đâu? Cái nào khó hơn? Có nên học song song?

Gần đây có rất nhiều bạn thắc mắc Tiếng anh và tiếng pháp có nguồn gốc từ đâu? Cái nào khó hơn? Có nên học song song? …. và rất nhiều câu hỏi liên quan đến tiếng anh và tiếng Pháp. Vì thế hôm nay các bạn cùng Lingocard.vn giải đáp thắc mắc nhé!

Tiếng anh và tiếng pháp có nguồn gốc từ đâu? Cái nào khó hơn? Có nên học song song?

Tiếng anh và tiếng pháp có nguồn gốc từ đâu?

Tiếng Anh và Tiếng Pháp luôn có nhiều sự tương đồng đáng kể. Tiếng Pháp thuộc họ ngôn ngữ Roman, có nguồn gốc từ tiếng Latin và chịu ảnh hưởng từ tiếng Đức và tiếng Anh. Trong khi đó, tiếng Anh thuộc chi ngôn ngữ Tây German, chịu ảnh hưởng từ tiếng Latin và tiếng Pháp.

Người ta thống kê được có khoảng 27% từ vựng của 2 thứ tiếng này giống nhau về nghĩa và hình thái, 45% từ Tiếng Anh có nguồn gốc từ Tiếng Pháp. Vì thế, người học song ngữ Anh – Pháp dễ phạm phải sai lầm cơ bản: cứ thấy các từ xêm xêm là ngay lập tức cho rằng nghĩa của nó giống nhau, cách dùng cũng giống nhau. Và chúng ta gặp phải những tình huống cười ra nước mắt như sau.

Tiếng pháp và tiếng anh cái nào khó hơn?

Tiếng pháp và tiếng anh cái nào khó hơn?

Theo các nhà phân tích ngôn ngữ thì tiếng Anh là tiếng thuộc hàng dễ học nhất. (Điều này cũng được thừa nhận bởi các giáo viên ngoại ngữ, người bản xứ nói tiếng Anh và các sinh viên học tiếng Anh), trong khi đấy tiếng Pháp thuộc group ngoại ngữ khó (cũng được đồng ý bởi những thành phần tương tự).

Chưa nói đến các kiểu đại từ nhân xưng, đại từ thay thế, liên từ, vâng vâng và vâng vâng. Nói tóm lại, về mọi khía cạnh ngữ pháp, tiếng pháp đều khó hơn tiếng Anh. Từ đấy giao tiếp, viết lách cũng phức tạp hơn. Cho có thể, bất kì sự so sánh nào về trình độ ngoại ngữ giữa người học Anh văn và Pháp văn cũng đều khập khiễng.

To go (tiếng Anh) Aller (tiếng Pháp)

I went Je suis allé(e)

You went Tu es allé(e)

He/she went Il/elle est allé(e)

We went Nous sommes allé(e)s

You went Vous êtes allé(e)s

They went Ils/elles sont allé(e)s

Người ta không tổng hợp và thống kê tiếng Pháp khó hơn tiếng Anh bao nhiêu lần, nhưng nếu các nàng, những ai được học cả hai thứ tiếng này cũng có thể tự đánh giá được. Theo mình, để giao tiếp, độ khó của tiếng Pháp gấp 2 lần tiếng Anh, về đọc hiểu, khó gấp 3 và về viết lách (cần trình độ ngữ pháp cao) thì tiếng Pháp khó gấp 5 hoặc 6 lần tiếng Anh.

Có nên học song song Tiếng anh và tiếng pháp.

Có nên học song song Tiếng anh và tiếng pháp.

Tiếng Anh và tiếng Pháp có nhiều từ giống nhau nhưng cách đọc khác nhau. Học song song tiếng Anh và tiếng Pháp sẽ có lợi khi bạn muốn thông thạo 2 ngoại ngữ.

Có nên học song song tiếng Anh và tiếng Pháp, saigonvina

Điều đó sẽ có lợi hơn khi bạn đang mong muốn thông thạo cả 2 ngoại ngữ. Nếu bạn dùng tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt để học 2 ngôn ngữ trên, vô hình chung khi bạn muốn nói tiếng Pháp, đôi khi bạn cố gắng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau đó cố gắng dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Pháp, điều đó sẽ làm cho việc phản xạ của bạn chậm lại.

Vì vậy, ngay từ bước đầu học Tiếng Pháp, hãy lựa chọn lớp song ngữ Anh, Pháp.

Và quan trọng hơn hết, đó chính là phát âm phải đúng. Đừng nhầm lẫn cách phát âm. Nguyên tắc âm cũng có một công thức, chính vậy, nếu nắm nguyên tắc phát âm bạn sẽ dễ dàng đọc chúng đúng.

Nếu bạn đã học tiếng Anh và biết tiếng Anh rồi, việc học tiếng Pháp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và ngược lại.

3 yếu tố giúp thành công trong việc học song song tiếng Anh và tiếng Pháp đó chính là: phát âm chính xác, có vốn từ vựng phong phú và ngữ pháp vững.

Vốn từ vựng là quan trọng và cần thiết để có thể nói và nghe được. Khi bạn học song song cả 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp vốn từ của 2 ngôn ngữ này khá giống nhau, chỉ khác cách đọc.

Chính vì vậy khi mới bắt đầu học bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn, tuy nhiên sau 1 thời gian bạn quen với từ, biết được cách phát âm và nguyên tắc ghép âm, điều đó không trở thành khó nữa.

Những sai lầm khi học tiếng anh và tiếng Pháp:

Je suis chaud(e) = I am hot (Tôi đang nóng)
???? Tình huống: thời tiết nóng nực, bạn thấy người nóng bức, bạn thốt lên: Je suis chaud!
Bỗng nhiên tất cả mọi người nhìn bạn ngại ngùng.
???? Sai ở đâu?
“Je suis chaud” mang nghĩa khá nhạy cảm trong tiếng Pháp, nó có nghĩa là “Tôi đang cảm thấy ‘kích thích’.” ???? E hèmmmmmm.
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
J’ai chaud.
(nghĩa đen: Tôi CÓ nóng. Trong tiếng TBN và BĐN cũng giống như vậy, có lẽ do đều là họ Latin.)
❌ SAI LẦM 2: Preservative = Preservatif
???? Tình huống: Bạn đang nói say sưa về chủ đề thực phẩm sạch và chất bảo quản trong công nghiệp. Bỗng nhiên bạn quên mất từ “chất bảo quản” trong tiếng Pháp là gì. Bạn nhanh trí nghĩ ra từ tiếng Anh của nó là “preservative”. Ok done, vậy chắc chắn 100% từ tiếng Pháp cho “chất bảo quản” là “preservatif” rồi, không thể nào sai được. Bạn tự tin tiếp tục bài thuyết trình của mình cho đến khi nhìn thấy mọi người đang cười khúc khích.
???? Sai ở đâu?
Đây là một trong những trường hợp những từ có cùng nguồn gốc nhưng nghĩa của nó đã được thay đổi mất rồi.
“Preservatif” có nghĩa là “bao cao su”. ????
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Nếu bạn muốn nói đến “chất bảo quản”, phải dùng từ “conservateur” mới đúng nhen.
❌ SAI LẦM 3: Il/elle est bon(ne), Tu es bon(ne) = He/she is good, You are good. (Bạn giỏi quá!)
???? Tình huống: khi bạn thấy bạn mình chơi bóng rổ quá thần sầu, bạn thốt lên “Tu es bon!” (Bạn giỏi quá!) Một lời khen ngợi rất bình thường, rất trong sáng phải hông? Nhưng không hiểu sao bạn của bạn mặt bỗng đỏ lên đến tận mang tai.
???? Sai ở đâu?
Trong tiếng Pháp, nếu bạn không nói rõ người đó giỏi VỀ CÁI GÌ, nếu bạn chỉ nói chung chung Il/elle est bon(ne) hay Tu es bon(ne) thì người ta sẽ hiểu là bạn đang khen người đó giỏi … trên giường. ????
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Có 2 cách giải quyết. Cách 1 là bạn dùng các từ đồng nghĩa khác như “Tu es formidable/incroyable/génial(e)!”; Bien joué!; Magnifique/Super!
Cách 2 là bạn chỉ ra rõ là người đó giỏi về cái gì. Ví dụ: Tu es bon(ne) en dessin. Elle est bonne au piano,…
❌ SAI LẦM 4: Introduire = Introduce ????
???? Tình huống: Bạn kể cho bạn bè rằng anh A đã giới thiệu môn bóng đá đến cho bạn. Bạn nói: Un ami m’a introduit au football. Mọi người nhìn bạn với ánh mắt kinh dị.
???? Sai ở đâu?
Lại thêm 1 từ “lừa đảo” kinh điển, đó là “introduire”. Nhìn na ná như “introduce” nên tất nhiên bạn mặc nhiên cho rằng nó có nghĩa là “giới thiệu”. Nhưng sự thật nào có đơn giản như vậy.
“Introduire” nghĩa là “tiến vào, nhét vào, chèn vào”. Với câu nói trên của bạn, người ta sẽ hiểu là anh A “tiến vào” bạn. ???? Trời đất quỷ thần ơi, tìm cái lỗ nẻ nào mà chui đi.
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
“Giới thiệu” phải dùng động từ présenter, nhớ kĩ hen.
❌ SAI LẦM 5: Je suis excité(e) ! = I am so excited! (Tôi đang rất phấn khích!)
???? Tình huống: Bạn sắp được đi xem concert của Madonna, bạn cực kì hứng khởi nên bạn thốt lên “Je suis excité!” để mọi người biết cảm xúc của bạn đang dâng trào thế nào. Nhưng nhìn phản ứng của mọi người xung quanh, bạn cảm thấy có gì sai sai ở đây. ????
???? Sai ở đâu?
“Excité” về bản chất nghĩa cũng giống như “excited” trong tiếng Anh, nhưng trong khi tiếng Anh hoàn toàn trong sáng thì tiếng Pháp lại mang thêm một tầng hàm ý nhạy cảm nên khi dùng phải hết sức cẩn thận. Nếu chỉ nói riêng một câu “Je suis excité(e) !” thì người ta sẽ hiểu bạn đang cảm thấy kích thích… về mặt tình dục. ????
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Phải dùng “excité” kết hợp với 1 câu nào đó để giải thích rõ lý do, ngữ cảnh tại sao bạn lại excité. Nhưng tốt nhất là bạn nên tránh dùng từ này khi muốn biểu lộ cảm xúc phấn khích vì nó rất dễ bị hiểu sang tầng nghĩa kia. Nên dùng J’ai hâte, Je suis ravi(e), J’attends avec impatience (I can’t wait…) cho an toàn nha.
❌ SAI LẦM 6: Envie = Envy (sự ghen tị)
???? Tình huống: Khi bạn thấy cô bạn được tặng một chiếc túi LV trong dịp sinh nhật, bạn nói: “J’ai envie de toi”. Cô bạn trố mắt nhìn bạn không thể tin được.
???? Sai ở đâu?
Câu trên có nghĩa là “Tôi muốn bạn./Tôi khao khát có bạn.” Từ ghen tị biến thành tỏ tình, sai một li đi một dặm là đây.
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Phải dùng tính từ envieuse/ envieux hoặc mẫu câu Je t’envie.
❌ SAI LẦM 7: “Un baiser” là nụ hôn, suy ra động từ “baiser” cũng có nghĩa là hôn
???? Tình huống: Trong tiếng Anh, “kiss” vừa là động từ (hôn), vừa là danh từ (nụ hôn). Vì thế khi học tiếng Pháp, chúng ta ngây thơ nghĩ rằng un baiser và baiser đều chỉ một hành động, phải không? Ahahahahahaha, nằm mơ!
???? Sai ở đâu? Sai ở chỗ nghĩa của nó HOÀN TOÀN KHÁC NHAU!
Un baiser: nụ hôn
baiser (từ lóng, tục): đ*t
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Động từ hôn trong TP là “embrasser”. Bạn có thể dùng động từ phản thân “s’embrasser” để nói “hôn nhau”.
Các danh từ chỉ “nụ hôn” rất đa dạng: un bisou (từ lóng); une bise (hôn lên má khi chào nhau); un patin (hôn lưỡi, nụ hôn kiểu Pháp).
❌ SAI LẦM 8: Chatte = mèo cái
Thực ra cái này không hẳn là lỗi sai mà nó thuộc về phạm trù sự đa nghĩa của từ. Un chat: mèo đực, une chatte: mèo cái. Nhưng thời gian trôi qua, “chatte” đã có thêm 1 lớp nghĩa giống như “pussy” trong tiếng Anh. Vì thế, trừ phi muốn nói rõ ra giới tính của con mèo thì bạn đừng nên dùng “chatte”, chỉ cần nói “chat” chung chung là được rồi. ????
❌ SAI LẦM 9: Je suis tellement pleine = I’m so full (Tôi no quá!)
???? Tình huống: ăn trưa xong cùng bạn bè, bạn cảm thán “Je suis tellement pleine!”, muốn nói rằng bạn no thật là no. Ai ngờ lũ bạn nhìn bạn như thể bạn như từ trên trời rơi xuống.
???? Sai ở đâu?
“Pleine” có nghĩa là “đầy”, nhưng không thể dùng cho nghĩa “ăn no” như từ “full” trong tiếng Anh.
“Je suis pleine” nghĩa là “Tôi có thai”. ????
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Tôi ăn quá nhiều rồi. = J’ai trop mangé.
❌ SAI LẦM 10: Jouir = enjoy
???? Tình huống: Trong một buổi dã ngoại cắm trại cùng bạn bè, bạn nói: “Je veux jouir !”, ý là bạn muốn hưởng thụ những giây phút này. Nhưng không hiểu sao lũ bạn lại phá lên cười như điên.
???? Sai ở đâu?
“Jouir” quả thật là tiếng Pháp của “enjoy” (thích thú, hưởng thụ). Nhưng bạn phải nói rõ bạn hưởng thụ cái gì, và đi kèm sau đó là giới từ “de”. Nếu bạn dùng nó như một nội động từ đứng riêng thì nó có nghĩa là “Tôi đang cao trào”. ????‍♀️
???? Vậy phải nói sao mới đúng?
Thêm giới từ “de” để chỉ rõ bạn jouir cái gì: Jouir de l’instant, du présent, de ses passions, d’un plaisir, d’un spectacle, de son triomphe, de sa victoire, de la vie, de la beauté de qqc.

Nếu không có những chi tiết này, “jouir” được xếp vào một trong số những từ có tính chất nhạy cảm cao, vô cùng cẩn thận trước khi sử dụng. ????

Có phải đây là lý do tại sao người ta bảo tiếng Pháp là một ngôn ngữ đẹpy? Ad chỉ thấy có quá nhiều bẫy, bẫy khắp nơi. Tiếng Pháp thật là nguy hiểm. ????

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Khóa học