Bắc Phong Mở Rộng Diện Tích Trồng Chuối Thu Lợi Nhuận Cao Trong Nước Ta

Lịch sử trồng cây chuối ở Việt Nam

Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối. Cây chuối ở Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất trồng chuối nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất là hết sức cần thiết.

Nội dung trong bài viết

Lịch sử trồng cây chuối ở Việt Nam Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam
Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao. Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến.Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối tiêu (già) và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.

Đang xem: Diện tích trồng chuối

Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam

Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha.

Xem thêm: cách giải bài tập vi sinh vật

Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nước xuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ. Với những nước xuất khẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm 16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000. Tại những nước quần đảo Windward như Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Dominica và Grenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuối chiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Xem thêm: Hướng Dẫn Các Cách Viết 10 Mũ Trong Excel, Cách Viết Chỉ Số Dưới Trong Excel

*

Không được phá rừng phòng hộ để trồng chuối

Tuy nhiên sự phát triển không định hướng của nghề trồng chuối trong nhân dân đã kéo theo hệ lụy như ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), thấy nguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối. Chỉ tính riêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi, “leo” lên cả những núi cao, khe suối. Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từ cây chuối. Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổ biến.Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn, vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bị thay thế bằng rừng chuối. Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sau vài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát cây trồng tiếp. Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn, chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích