Diện Tích Rừng Ngập Mặn Việt Nam Dụng Thứ Mấy, Rừng Ngập Mặn Đbscl Trị Giá Bao Nhiêu

*

*
*
*
*

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và do con người gây ra. Trong những năm gần đây, nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Đang xem: Diện tích rừng ngập mặn việt nam dụng thứ mấy

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó việc khôi phục và phát triển rừng nhằm giảm thiểu các nguy cơ do thiên tai gây ra, cân bằng môi trường tự nhiên được chú trọng thực hiện. Đặc biệt, là bảo vệ và trồng mới diện tích rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn được xem là cứu cánh của con người để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Xem thêm: giải hệ phương trình 4 ẩn online

Bao quanh nhiều thôn của xã đảo Tam Hải là những cánh rừng đước, mắm đang lên xanh tốt. Đây là kết quả sau hơn 3 năm triển khai các Dự án trồng rừng ngập mặn ở nơi này. Không chỉ tạo nên một hàng rào xanh bảo vệ thôn xóm và cư dân trên đảo khỏi nguy cơ xói lở, bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái mà còn đem lại sinh kế cho người dân. Hầu như ngày nào, bà Phạm Thị Lan cũng ra khu vực rừng đước để mò cua, bắt ốc – một công việc mang đến nguồn thu nhập ổn định cho những người luống tuổi như bà. Bà Phạm Thị Lan – Thôn Long Thạnh Tây, xã Tam Hải, Núi Thành, cho biết “Tùy với thời tiết, có ngày trời mát thì mình đi lâu hơn, nắng thì làm ít hơn. Ngày được nhiều thì khoảng mấy chục kí, bán cũng được mấy trăm ngàn. Cũng tùy số lượng mà mình thu nhập từ vài chục đến vài trăm mỗi ngày”. Người dân ở đây cho biết, ngày trước ốc đảo có tới 20 ha rừng ngập mặn phong phú về chủng loại cây cùng nhiều loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do quá trình khai thác bừa bãi và sự nở rộ phong trào nuôi tôm trên cát, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá. Bắt đầu từ năm 2014, những dự án phục hồi rừng ngập mặn đầu tiên đến với nhiều thôn ở Tam Hải không chỉ góp phần tạo nên những lá chắn xanh mà còn thay đổi nhận thức trong việc bảo vệ rừng ngập mặn của bà con nơi đây. Tại thôn Long Thạnh Tây, một tổ trồng được thành lập với nhiệm vụ trồng, bảo vệ rừng và môi trường quanh khu vực rừng ngập mặn. Ông Phạm Văn Quảng – Tổ trưởng Tổ trồng rừng thôn Long Thạnh Tây, xã Tam Hải, Núi Thành, nói “Đến mùa thì cây ra trái, mình lấy trái đó trồng thành cây mới. Để bảo vệ cây thì trong tổ cũng thường xuyên kiểm tra, dọn vệ sinh để rác không bám trên cây con làm gãy cây…).

Xem thêm: Cách Lấy Số Không Làm Tròn Trong Excel, 6 Cách Làm Tròn Số Trong Excel Mà Bạn Nên Biết

Cho đến nay, diện tích trồng mới rừng ngập mặn của xã Tam Hải được hơn 20 ha, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn trên đảo lên trên 60 ha, phân bố nhiều ở thôn Long Thạnh Tây, thôn Bình Trung và thôn Xuân Mỹ. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành cũng triển khai dự án trồng mới hơn 4 ha rừng ngập mặn với kinh phí gần 500 triệu đồng, tiếp tục củng cố vành đai xanh cho xã đảo. Sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, các tổ chức phi chính phủ cùng với sự chung tay bảo vệ của người dân đang giúp hồi sinh mạnh mẽ những cánh rừng ngập mặn, góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường sống, bảo vệ hệ sinh thái và ứng phó biến đổi khí hậu một cách bền vững cho xã đảo Tam Hải./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích