Cách Tính Fio2 Trong Thở Cpap

VI. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phụcVII. DỤNG CỤ:5.3. Dụng cụ cung cấp oxyIX. SƠ LƯỢC VỀ THỞ OXY QUA ỐNG THÔNG MŨI, MASK

I. Mục đích:

– Mục đích của liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là giúp cung cấp ôxy có nồng độ cao hơn trong khí trời để điều trị tình trạng thiếu oxy máu mạn tính 

II. Mục tiêu:

– Cung cấp ôxy với dụng cụ thích hợp và lưu lượng tối ưu để cải thiện tình trạng thiếu oxy máu.

Đang xem: Cách tính fio2 trong thở cpap

– An toàn cho BN, tránh các tai biến ngộ độc ôxy.

III. Khi nào bệnh nhân COPD cần được điều trị liều pháp oxy dài hạn

– Phương pháp tốt nhất để xác định là :

Khí máu động mạch : đo PaO2, PaCO2Oxy meter : SpO2Hct

– Bệnh nhân COPD được chỉ định liệu pháp oxy dài hạn khi :Bệnh nhân COPD giai đoạn 4 có :

PaO2 PaO2 từ 55 – 60 nhưng kèm theo :Tăng áp động mạc phổiSuy timĐa hồng cầu ( Hct > 55 )

IV. Lợi ích của liệu pháp oxy dài hạn tại nhà

Cải thiện khả năng vận động gắng sức

Ổn định áp lực động mạch phổi, tránh bị tâm phế mạn, suy tim phải

Giảm số lần nhập viện

Cải thiện tâm thần kinh

Có giấc ngủ tốt hơn

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Giúp tăng tuổi thọ

V. Liều oxy cho liệu pháp oxy dài hạn

Những nguyên tăc qui định chung cho liệu pháp oxy tại nhà cho bệnh nhân COPD

– Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân

COPD ở tình trạng ổn định, được điều trị thuốc như : dãn phế quản, corticosteroids dạng hít ..Có ít nhất 2 kết quả khí máu được thực hiện khi thở khí trời và cách nhau ít nhất 20 phútCó PaO2 55%

– Liều oxy

Thở oxy liên tục bằng ống thông mũi đơn hay đôiLưu lượng oxy thấp nhất sao cho PaO2 đạt 60-65 mmHg hay SpO2 đạt 88 94%Tăng thêm 1 lít so với liều căn bản khi vận động và ngủ

VI. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

1. Sử dụng không đúng cách:

– Liều quá cao: bệnh nhân thường tự ý tăng liều thở oxy, nhất là khi bệnh trở nặng. Người nhà thường tăng liều khi thấy bệnh nhân khó thở, điều hoàn toàn có hại vì sẽ làm mất cơ chế kích thích hô hấp duy nhất của bệnh nhân BPTNMT.

– Thời gian thở không đúng: thông thường bệnh nhân chỉ thở khi thấy mệt, khoảng 15-30 phút. 

⇒ Khắc phục : bệnh nhân thở đúng theo liều lượng được chỉ định, nên có số Điện thoại của bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp lúc khi cần.

2. Không có sự theo dõi của BS chuyên khoa

Đa số bệnh nhân BPTNMT thở oxy tại nhà chỉ dựa vào sự hướng dẫn của cửa hàng bán oxy mà không có sự theo dõi của BS chuyên khoa hô hấp.

⇒ Khắc phục:

– Lập sổ theo dõi cho bệnh nhân: đo KMĐM khi bệnh ổn định và lặp lại sau 3-4 tuần, sau đó theo dõi hàng năm.

– Đảm bảo những điều trị khác tối ưu ( thuốc men, dinh dưỡng, ngưng thuốc lá…)

– BS theo dõi bệnh nhân tại nhà mỗi tháng hoặc khi bệnh nhân có vấn đề

3. Không biết cách theo dõi dụng cụ thở oxy.

– Dụng cụ thở không được vệ sinh đúng cách

– Bình làm ẩm không được vệ sinh, thay nước sạch

– Theo dõi lượng oxy đã thở, bình oxy khi nào là hết.

⇒ Khắc phục:

– Dây thở khi không sử dụng phải đựng trong túi ni long sạch . Canula rửa bằng xà phòng và sấy khô 1-2 lần / tuần. Thay canula mới mỗi 2-4 tuần. Sau 1 đợt cảm cúm phải thay canula mới.

– Bình làm ẩm nên tháo ra rửa sạch và thay nước hàng ngày, hoặc khi cạn nước.

– Khi đồng hồ áp suất bằng 0 tức đã hết oxy nên thay bình khác.

– Khi không sử dụng phải khóa van lại cẩn thận.

4. Nguyên tắc an toàn cháy nổ:

Bệnh nhân và người trong nhà chưa nhận thức được mức độ nguy hại của oxy, còn hút thuốc gần nơi thở oxy hoặc bố trí bình oxy gần nơi nấu nướng hay dễ va chạm. Oxy thật sự không phải là chất gây nổ, gây cháy nhưng nó sẽ làm cháy to hơn, mạnh hơn. Trên thế giới chưa ghi nhận cháy nổ do thở oxy tại nhà, chỉ bị phỏng mặt ở những người vừa thở oxy vừa hút thuốc.

Phòng thở oxy nên cách ly, cách xa các nguồn dễ cháy (bình gas, nến, nơi đốt nhang…) Không hút thuốc nơi thở oxy.

Xem thêm: giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản

VII. DỤNG CỤ:

5.1. Nguồn oxy

– Ôxy bình: ôxy được nén trong bình, được vận chuyển đến cạnh giường BN

– Thường có hai loại bình phổ biến : 3 khối và 6 khối

– Máy tạo ôxy từ khí trời (Extracteur de l’oxygène): máy tách ôxy từ khí trời sau khi loại hết các loại khí khác không có khả năng hô hấp.

– Oxy được hoá lỏng : ít có ở Việt Nam

5.2. Bình làm ẩm

Loại sủi bọt đã khử trùng, có đánh số theo ngày sử dụng, đổ nước cất vô trùng đến mức qui định (water level)

5.3. Dụng cụ cung cấp oxy

5.3.1.1. Ống thở oxy 1 mũi :

Ưu điểm :– Còn một mũi trống.– Dễ cố định.– Dễ sử dụng

Khuyết điểm :– Nồng độ ôxy có thể thấp hơn.– Dễ kích thích hầu họng.– Dễ cản trở nuốt.– Khí không được sưởi ấm ở mũi hầu.– Dễ bị bít do xuất tiết.– Khô màng nhầy mũi hầu / lưu lượng > 6lít/phút.

5.3.1.2. Ống thở ôxy 2 mũi (nasal cannula):

– Phần nằm trong mũi BN của cannula là 2 nhánh ngắn 1cm, nên không gây sang chấn mũi. BN dễ dàng chấp nhận.Công thức tính FiO2 = (số lít ôxy cho X 4) + 20% (20% ôxy của khí trời)

– Ưu điểm

Cung cấp nồng độ ôxy khá hơn.Ít bị kích thích hầu họng hơn.Ăn uống, nói chuyện trong lúc thở ôxy.Khi được sưởi ấm khi qua hầu họng.

– Nhược điểm

2 mũi bị cản trở.Cố định kém hơn, FiO2 dao động.Làm khô màng nhầy mũi hầu khi lưu lượng khí > 6 lít/phút.

VIII. NGUYÊN TẮC AN TOÀN:

– Nguồn ôxy có bảng cấm lửa.

– BN luôn luôn được thở ôxy ẩm (không để bình làm ẩm cạn nước).

– Thay bình làm ẩm hay xác định mực nước trong 24 giờ

IX. SƠ LƯỢC VỀ THỞ OXY QUA ỐNG THÔNG MŨI, MASK

Oxy qua ống thông mũi, Mask dùng cho những bệnh nhân cần thở oxy. Sự lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, nồng độ oxy cần cho, trang bị của bệnh viện và sự thoải mái cho bệnh nhân.

*Thở oxy qua ống thông mũi:được sử dụng để cung cấp nồng độ oxy thấp 

Phương pháp này có thuận lợi là bệnh nhân dễ chấp nhận, có thể ăn uống, nói chuyện trong khi thở oxy. Tuy nhiên nó có một số bất lợi sau:

– Nồng độ oxy thở vào (FiO2) thay đổi và không đo được chính xác vì tùy thuộc vào kiểu thở và thể tích thở của bệnh nhân. Không đạt được nồng độ oxy tối đa trong khí thở vào, chỉ làm tăng FiO2 được khoảng 3%/ 1 lít oxy.

– Lưu lượng khí chỉ nên giới hạn tối đa khoảng 5-6 lít/phút. Nếu sử dụng lưu lượng cao hơn nó vẫn không tăng hiệu quả mà lại có nguy cơ khí vào dạ dày làm căng giãn dạ dày.

– Dễ gây bít tắc ống do chất tiết, Khó làm ẩm khí thở.

Thở oxy qua ống thông mũi chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thiếu oxy nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo.

*Thở oxy qua mask:

– Mask đơn giản: Là loại mask không có van và bóng dự trữ. Loại mask này có thể cung cấp nồng độ oxy khí thở ổn định hơn qua ống thông mũi. Cho FiO2 vào khoảng 35-60% với lưu lượng 5-6 lít/phút. Thay đổi các thông số hô hấp cũng có thể làm thay đổi FiO2. Thông thường ở người lớn nên thở ít nhất là 5 lít để tránh thở lại CO2..

Xem thêm: Khóa Học Ôn Tập & Hướng Dẫn Làm Đồ Án Tốt Nghiệp Xây Dựng, Đò Án Tốt Nghiệp Ngành Xây Dựng

– Mask không thở lại: Là mask có bóng dự trữ và có van một chiều tránh thở lại. Mask này có thể cung cấp FiO2 đạt 100% nhưng phải thật kín để tránh lọt khí trời vào mask và lưu lượng khí phải đủ để làm căng bóng dự trữ

– Mask thở lại một phần: Mask này chỉ có bóng dự trữ, không có van một chiều. Với lưu lượng 10 lít/phút có thể cung cấp FiO2 50-65%. 

– Mask Venturi: là mask có cấu tạo theo nguyên lý Bernulli để dẫn một thể tích lớn không khí (đến 100 lít/phút) để trộn với dòng oxy vào (2-12 lít/phút). Kết quả sẽ tạo khí trộn có nồng độ oxy ổn định từ 24- 40%, phụ thuộc vào lưu lượng oxy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Võ Công Đồng. Oxy liệu pháp. Trong: Tài liệu thực tập cấp cứu. Bộ môn Nhi, trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trang 5-11.2. Cách cho bệnh nhân thở ôxy. Trong: Kỹ thuật chăm sóc ngưòi bệnh. Bộ Y Tế – Vụ Khoa Học và Đào Tạo. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 1995, trang 212-222.3. Martin H. Kollef. Oxygen therapy. In: The Washington Manual of Medical Therapeutics 2001, 30th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp197-198.4. Thomas L. Petty . Long term oxygen therapy . National Lung Health Education program 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính