Tổng Diện Tích Sàn Xây Dựng Là Gì Và Cách Tính Diện Tích Tầng Hầm

Hầu hết trước khi đi xin giấy phép xây dựng bạn đều phải tính được diện tích sàn xây dựng để điền vào giấy phép xây dựng, nếu tính có sai sót thì khi bên thẩm định kiểm tra xuống thì rất khó để hoàn công được ngôi nhà của bạn. Vì vậy bài viết dưới đây HDPro Land sẽ cập nhập và tổng hợp cách tính diện tích sàn xây dựng mà không phải ai cũng biết đến với khách hàng, để khách hàng có thêm kiến thưc hữu ích nhất về cách tính diện tích sàn.

Đang xem: Cách tính diện tích tầng hầm

*

1. Diện tích sàn là gì?

Diện tích sàn được hiểu đơn giản là tổng diện tích sàn xây dựng của tất cả các tầng bao gồm: Tầm trệt, tầng hầm, tầng mái, ban công…Diện tích sàn còn có tác dụng để dự toán kinh phí xây dựng và dự toán cho những công trinh lớn. Đặc biệt đối với kỹ sư xây dựng thì diện tích sàn không được tính sai dù chỉ là 1M.

Bên cạnh đó, khái niệm diện tích sàn của 1 tầng cũng được rất nhiều người quan tâm nhưng giữa diện tích đất và diện tích sàn 1 tầng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Diện tích sàn 1 tầng là diện tích trong phạm vi mép ngoài của các tường bao quanh, trong đó gồm có hành lang, ban công,…Nôm na diện tích sàn 1 tầng là diện sàn tầng nào thì chỉ tính riêng tầng đó và không liên quan gì để so sánh với diện tích đất.

2. Cách tính diện tích sàn xây dựng

Thông thường theo cơ quan thẩm định và cấp giấy phép xây dựng chỉ tính diện tích sàn sử dụng, các phần diện tích thừa sẽ không được tính trong giấy phép như: Giếng trời, sân thượng và ban công. Do vậy khi tính toán chi phí xây dựng nhà ở thì phảo lưu ý chỗ này để không bị các chủ thàu ăn thêm tiền xây dựng các phần thừa đó. Vì các phần thừa đó đã bao gồm trong số tiền xây dựng rồi.

Cách tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng như sau:

Diện tích xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác như phần móng, mái, sân hay tầng hầm.

Bên trên bao gồm:

Diện tích sàn xây dựng: Được tính thêm giá từ 30 – 50% của một sàn trong trường hợp có đỏ bê tông hay phá sinh thêm chi phí mái ngói. Còn nếu không phá sinh thì sẽ không có tính thêm. Phần có mái che ở vên trên thì tính hết 100% diện tích, phần không có mái che chỉ lát gạch nền thì tính 50% diện tích. Còn đối với các o trống trong nhà dưới 4m2 thì tính như sàn bình thường còn hơn 4m2 đến 8m2 thì được tính thêm từ 50% đến 70% diện tích.

Xem thêm: Diện Tích Cây Xanh Tiếng Anh Là Gì ? Mật Độ Xây Dựng Tiếng Anh Là Gì

Phần gia cố nền đất: Phần này thì được tính như thông thường nếu sừ dụng gỗ hoặc cốt thép, trường hợp chủ nhà yêu cầu đổ bê tông cốt thép vào phần gia cố nền yếu thì tính thêm 20% chi phí bê tông cốt thép.

Phần móng thì có tới 3 loại móng khác nhau: Móng đơn thì tính 30% diện tích, tính 50% diện tính móng băng và 35% diện tích cho đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép hay cọc khoan nhồi.

Phần tầng hầm được tính riêng biệt với phần móng: Đối với tầng hầm có độ sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ram hầm thì tính 150%, trêm 1m7 là tính 170%, trên 2m thì tính 200% còn đối với hầm có độ sau lớn hơn 3m thì tính theo đặc thù riêng với giá thỏa thuận.

Phần sân thì được tính như sau: sân trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền thì được tính 50%, dưới 40m2 thì tính với giá 70%, còn nếu dưới 20m2 thì tính 100% diện tích.

Còn về phần mái: Đối với phần mái thì đối với mái khi đổ bê tông cốt thép, không lát gạch thì 50% và có lát gạch được tính 60% diện tích của mái. Nếu có thêm bê tông dán ngói thì tính 85% diện tích của mái. Còn đối với mái tôn thì tính 30% diện tích của mái.

Xem thêm: Giải Bài Tập Hóa 10 Trong Sách Bài Tập, Giải Sbt Hóa Học 10

Như vậy, để tính được diện tích sàn thì cũng không khó lắm, nhưng để đọc hiểu được bản vẽ giấy phép xây dựng thì bạn cần nắm tất cả kiến thức liên quan ở bên trên, có như vậy khi bạn xây dựng nhà thì bạn cũng có thể hiểu được diện tích mình xây tối đa là bao nhiêu và chủ thầu xây dựng có ăn bớt diện tích nào không. Có thế bạn mới tiết kiệm được chi phí khi xây dựng một ngôi nhà mơ ước cho chính mình.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích