Bài Tập Ôn Tập Hè Lớp 6 Lên Lớp 7 Năm 2021 Môn Ngữ Văn, Đề Cương Ôn Tập Hè Lớp 6 Lên Lớp 7 Môn Toán

Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán và Ngữ Văn được biên soạn bao gồm bài tập ôn hè môn Toán và Ngữ Văn dành cho các em học sinh lớp 6 luyện tập, cùng cố lại kiến thức, nhằm chuẩn bị nền tảng vững chắc trước khi bước vào lớp 7.

Đang xem: Bài tập ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7

Bộ bài tập ôn hè lớp 6 môn Toán & Ngữ Văn có đáp án

Bộ đề ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn Bộ đề ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán và Ngữ Văn được xây dựng gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về lingocard.vn. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Bộ đề ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn – Đề 1

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và long nhân hậu của em con đấy”.

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? (0,5 điểm)

b. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

c. Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên.(0,5 điểm)

d. Theo em, câu văn “Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ” có sử dụng biện pháp tu từ so sánh không? (0,5 điểm)

Câu 2: Trong câu thơ dưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó? (3 điểm)

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Câu 3: Em hãy phân tích khổ thơ sau (3 điểm):

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Che khắp thiên hạ, kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ)

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn – Đề 2

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

3. Tìm trong đoạn trích trên các từ láy, trong đó chia thành 2 nhóm (từ láy bộ phận và từ láy toàn phần).

4. Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn trích trên.

Câu 2: Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” sử dụng biện pháp tu từ nào. Em hãy phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (3 điểm)

Câu 3: Em hãy kể lại một nét đẹp văn hóa, truyền thống ở quê hương em.

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn – Đề 3

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong tâm trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.

Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra.

<…> Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cẩn thận để ở dưới thúng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm.

(Cô hàng xén – Thạch Lam)

1. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)

2. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn 1 của đoạn trích trên. (1 điểm)

3. Câu “Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra” có phải là câu ghép không? Giải thích. (1 điểm).

Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó.

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Câu 3: Em hãy miêu tả hình ảnh ngôi trường trong kì nghỉ hè.

Xem thêm: Phân Tích Đề Văn Nghị Luận Văn Học Hay Gặp Trong Đề Thi Thpt Quốc Gia 2018

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn – Đề 4

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một buổi sáng đẹp trời nào đó, sương mù và nắng sớm bay rực rỡ trên mặt sông. Gồng gánh, hàng họ từ trên các ngả đường kĩu kịt gánh về, và thuyền bè dưới bến đổ lên những kiện hàng, những bồ, những sọt, cam, bưởi, nấm hương, mộc nhĩ… Cả cái thị trấn nhỏ bé ấy đang tấp nập mua bán, mọi người bỗng nghe tiếng thanh la từ phía sau mấy lớp đồi núi ngổn ngang trước mặt nổi lên.

“Phe è… èng!… Phè è… èng!… Phèeng!…” Tiếng thanh la mỗi lúc một gần, rồi ông già hiện ra trên đầu dốc Đỏ. Ông lão đẩy cái xe hăm hở đi xuống. “Phèeng! Phèng! Phèng!…” Cái xe lọc khọc nghiêng ngả lăn giữa hai dãy bàng trụi lá, vào phố. Trẻ con không biết từ những ngõ ngách nào đã thấy tuồn ra đầy đường, nhông nhông chạy theo ông lão mà reo hò.

– A ha!… Ra mà xem! Múa rối! Múa rối đã về chúng mày ơi!…

(trích Anh chàng hiệp sĩ gỗ – Kim Lân)

1. Đoạn trích trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)

2. Em hãy chỉ ra các thành phần chính của câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì? (2 điểm)

“Cả cái thị trấn nhỏ bé ấy đang tấp nập mua bán, mọi người bỗng nghe tiếng thanh la từ phía sau mấy lớp đồi núi ngổn ngang trước mặt nổi lên”.

3. Em hãy sắp xếp các từ láy trong văn bản trên thành 2 nhóm: từ láy bộ phận và từ láy toàn phần. (1 điểm)

Câu 2: Đoạn thơ đưới đây đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích và nêu công dụng của biện pháp tu từ đó. (3 điểm)

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người đi lính.

Câu 3: Em hãy tả về mùa mà em thích nhất trong năm. (3 điểm)

Đề bài tập ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Ngữ Văn – Đề 5

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm. Nằm trên giường, trùm chăn lên tận cằm, chúng tôi cùng nhau nói chuyện phiếm để đợi giấc ngủ.

Trong căn phòng yên lặng, chỉ nghe rõ tiếng tí tách thong thả và đều đều của chiếc đồng hồ treo trên tường. Nhưng thỉnh thoảng một cơn gió đưa đến văng vẳng những tiếng ếch nhái kêu ở cánh đồng quê ở chung quanh nhà.

Ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏ để dưới đất, chiếu lên trần và tường nhà những bóng tối kỳ dị, hơi lung lay. Còn chiếc màn đỏ rộng treo ở giữa nhà thì tối sẫm lại, rủ những nếp vải mỏng manh và tha thướt. Bên kia chiếc màn ấy, là giường của bà tôi và chị tôi nằm. Vào hồi nữa đêm, chúng tôi sực thức dậy: gió thổi ào ào trong các lá cây và đập mạnh các tàu lá chuối, từng luồng chớp loáng qua cửa sổ. Một lát thì mưa rào đổ xuống mái nhà. Anh tôi bảo:

– Có lẽ là một trận bão to.

(trích Tiếng chim kêu – Thạch Lam)

1. Đoạn trích trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi nào? (0,5 điểm)

3. Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên, và phân thành 2 loại (từ láy toàn phần và từ láy bộ phận) (1 điểm)

4. Em hãy chỉ ra các thành phần chính của câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì (1 điểm)

Một đêm mưa phùn ẩm ướt và tối tăm về cuối tháng chạp, hai anh em chúng tôi đi nghỉ sớm.

Câu 2: Đoạn thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy phân tích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (3 điểm)

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 3: Hãy viết một bài văn kể về những thay đổi của quê hương em.

Bộ đề ôn hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán

1. Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán – Đề số 1

Bài 1: Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)

*

*

*

*

Bài 2: Tìm x, biết:

*

*

*

*

Bài 3: Một cửa hàng có 4 tạ gạo gồm 3 loại: gạo nếp, gạo tẻ và gạo lứt. Số gạo lứt chiếm tổng số gạo. Số gạo tẻ bằng số gạo còn lại

a, Tính số gạo mỗi loại có ở cửa hàng

b, Tính tỉ số phần trăm của số gạo tẻ so với tổng số gạo có ở cửa hàng

Bài 4: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy và Ot sao cho và

a, Trong 3 tia Ox, Oy, Ot, tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

b, Tính góc . Tia Oy có phải là tia phân giác của góc không?

c, Gọi Om là tia đối của tia Ox. Tính góc

Bài 5: Cho biểu thức 

*

. Chứng tỏ rằng

*

*

*

*

Bài 3: Lớp 6A có 48 học sinh. Kết quả học tập cuối năm của các bạn học sinh được xếp loại như sau: loại khá chiếm 50% tổng số học sinh cả lớp và bằng số học sinh trung bình, còn lại xếp loại giỏi

a, Tính số học sinh mỗi loại của lớp

b, Tính tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi so với học sinh cả lớp

Bài 4: Cho hai tia Oy, Oz cùng nằm trên nửa mặt phẳng có bờ là tia Ox sao cho và

a, Trong 3 tia Ox, Oy, Ot, tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b, Tính góc . Tia Oz có phải là tia phân giác của góc không?

c, Gọi On là tia phân giác của góc . Tính góc

Bài 5: Cho

*

. Tìm số tự nhiên n, biết rằng

*

————————————

3. Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán – Đề số 3

Bài 1: Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)

*

*

*

*

Bài 2: Tìm x, biết:

*

*

*

*

*

*

Bài 3: Một ô tô đã đi 180km trong 4 giờ. Giờ thứ nhất ô tô đi được quãng đường. Giờ thứ hai ô tô đi được quãng đường còn lại. Giờ thứ ba ô tô đi được quãng đường bằng trung bình cộng quãng đường giờ thứ nhất và giờ thứ hai đi được.

a, Tính quãng đường ô tô đi trong mỗi giờ

a, Quãng đường ô tô đi trong giờ thứ hai chiếm bao nhiêu phần trăm cả đoạn đường?

Bài 4: Cho hai góc kề bù và , biết

a, Tính ?

b, Gọi Ot là tia phân giác của . Tính

c, Tia Oy có phải là tia phân giác của không? Vì sao?

Bài 5: Cho

*

. Tìm số tự nhiên n thỏa mãn

*

———————————

4. Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán – Đề số 4

Bài 1: Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)

*

*

*

*

Bài 2: Tìm số nguyên x, biết:

*

*

*

*

*

*

Bài 3: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Vòi thứ nhất chảy trong 8 giờ thì đầy bể, vòi thứ hai chảy trong 10 giờ thì đầy bể. Hỏi:

a, Cả hai vòi cùng chảy thì sau bao lâu sẽ đầy bể?

b, Nếu có một vòi thứ 3 tháo nước ra trong 16 giờ thì sẽ cạn hết bể đầy nước, thì khi mở cả ba vòi cùng một lúc sau bao nhiêu lâu sẽ đầy bể? (lúc đầu bể cạn hết nước)

Bài 4: Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ 3 tia Oy, Oz và Ot sao cho

a, Tính và

b, Trong 3 tia Oy, Oz, Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

c, Chứng minh Oz là tia phân giác của góc

Bài 5: Cho 

*

. Chứng tỏ S chia hết cho 65

————————————-

5. Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán – Đề số 5

Bài 1: Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)

*

*

*

*

Bài 2: Tìm số nguyên x, biết:

*

*

*

*

 Bài 3: Lớp 6A có 50 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 28% số học sinh cả lớp. Số học siinh khá bằng 200% số học sinh giỏi. Còn lại là học sinh trung bình.

a, Tính số học sinh mỗi loại của lớp 6A

b, Tính tỉ số phần trăm số học sinh trung bình và số học sinh khá so với số học sinh cả lớp.

Bài 4: Cho hai điểm M và N nằm cùng phía đối với A, nằm cùng phía đối với B. Điểm M nằm giữa A và B. Biết AB = 5cm, AM = 3cm, BN = 1cm. Chứng tỏ:

a, Bốn điểm A, B, M, N thẳng hàng

b, Điểm N là trung điểm của đoạn thẳng AB

c, Vẽ đường tròn tâm N đi qua B và đường tròn tâm A đi qua N, chúng cắt nhau tại C. Tính chu vi tam giác CAN

Bài 5: Chứng minh với n là số tự nhiên thì n + 2 và 2n + 5 là 2 số nguyên tố cùng nhau.

Xem thêm: Các Phím Tắt Trong Excel Kế Toán, Hướng Dẫn In Ấn Trong Excel

Ngoài Bộ đề ôn tập hè lớp 6 lên lớp 7 môn Toán – Ngữ Văn trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7. Mời các bạn tham khảo.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập