Tài Liệu Bài Tập Môn Logic Học Có Đáp Án Án), Tài Liệu Bài Tập Môn Logic Học Chọn Lọc

Với nhu cầu học tập nhằm nâng cao trình độ luật học (Sau đại học). Hàng năm, các trường đại học Luật đều có chương trình tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (cao học Luật), trong đó Logic học là 1 trong các môn học bắt buộc phải thi tuyển. Sau đây, Luật sư Online – lingocard.vn xin gửi đến quý bạn đọc các đề thi Logic học để các bạn tham khảo và ôn thi hiệu quả.

Đang xem: Bài tập môn logic học có đáp án

Đề thi K33 + K34 năm 2020

Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài thiCán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

1 – Cho phán đoán dạng O. Biết rằng giá trị logic của nó là sai. Bằng “hình vuông logic”, hãy cho biết trả lời nào sau đây là đúng:

A) E đúng.

B) A sai.

C) A đúng.

D) Tất cả đáp án A, B, C đều sai.

2 – Cho phán đoán dạng E. Biết rằng, giá trị logic của nó là đúng. Bằng “hình vuông logic”, hãy cho biết trả lời nào sau đây là đúng:

A) A đúng.

B) O đúng.

C) I đúng.

D) Tất cả đáp án A, B, C đều sai.

3 – Mọi tù nhân đều là người phạm tội. Mà ông X không là tù nhân. Do vậy, chắc chắn ông X không thể là người phạm tội. Suy luận trên sai vì:

A) M cả hai lần không chu diên.

B) T ở tiền đề chu diên nhưng ở kết luận không chu diên.

C) Đ ở tiền đề không chu diên nhưng ở kết luận chu diên.

D) T ở tiền đề không chu diên nhưng ở kết luận chu diên.

4 – Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng mượn tài sản cũng là sự thỏa thuận giữa các bên. Vậy nên, thực chất, hợp đồng mượn tài sản cũng là hợp đồng dịch vụ. Suy luận này:

A) Sai do T ở tiền đề không chu diên nhưng ở kết luận chu diên.

B) Sai do có 4 hạn từ.

C) Đúng.

D) Sai do M cả 2 lần không chu diên.

5 – Người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Người này mất năng lực hành vi dân sự. Vậy người này là người chưa đủ 06 tuổi. Suy luận này:

A) Sai vì Đ ở tiền đề không chu diên nhưng ở kết luận chu diên.

B) Sai vì M 2 lần không chu diên.

C) Sai vì T ở tiền đề không chu diên nhưng kết luận chu diên.

D) Tất cả đáp án A, B, C đều sai.

6 – Cho tam đoạn luận đơn: “Mọi sinh viên luật đều học môn logic. Nam học môn logic. Vậy Nam là sinh viên luật”. Suy luận đã cho đúng (hợp logic) hay sai, vì sao?

A) Sai. Vì trung từ có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.

B) Sai. Vì đại tiền đề là phán đoán phủ định mà kết luận lại là phán đoán khẳng định.

C) Đúng. Vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

D) Sai. Vì đại từ chu diên trong đại tiền đề mà không chu diên trong kết luận.

7 – Cho tam đoạn luận đơn: “Mọi sinh viên luật đều học môn logic. Bình không học môn logic. Vậy Bình không là sinh viên luật”. Suy luận đã cho đúng (hợp logic) hay sai, vì sao?

A) Đúng. Vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

B) Sai. Vì đại tiền đề là phán đoán phủ định mà kết luận lại là phán đoán khẳng định.

C) Sai. Vì trung từ có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.

D) Sai. Vì đại từ chu diên trong đại tiền đề mà không chu diên trong kết luận.

8 – Cho tam đoạn luận đơn: “Ngựa vằn là động vật ăn cỏ. Sư tử ăn thịt động vật ăn cỏ. Vậy sư tử ăn thịt ngựa vằn”. Suy luận đã cho đúng (hợp logic) hay sai, vì sao?

A) Sai. Vì suy luận có đến 05 hạn từ (thuật ngữ).

B) Sai. Vì không phải con ngựa vằn nào cũng bị sư tử ăn thịt.

C) Đúng. Vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

D) Đúng. Vì trên thực tế sư tử ăn thịt ngựa vằn.

9 – Cho tam đoạn luận nhất quyết đơn: “Người không biết phương pháp nghiên cứu khoa học thì học kém. Anh ta học không kém. Vậy anh ta không phải là người không biết phương pháp nghiên cứu khoa học”. Suy luận đã cho đúng (hợp logic) hay sai (không hợp logic), vì sao?

A) Đúng. Vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

B) Sai. Vì cả hai tiền đề đều là phán đoán phủ định.

C) Sai. Vì đại tiền đề là phán đoán phủ định mà kết luận lại là phán đoán khẳng định.

D) Sai. Vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

10 – Cho tam đoạn luận đơn: “Cá sống dưới nước. Cá voi sống dưới nước. Vậy cá voi là cá”. Suy luận đã cho đúng (hợp logic) hay sai (không hợp logic), vì sao?

A) Sai. Vì trung từ có ngoại diên không đầy đủ trong cả hai tiền đề.

B) Sai. Vì cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định.

C) Đúng. Vì tuân thủ tất cả các quy tắc chung của tam đoạn luận đơn.

Xem thêm: 200 Câu Hỏi Bảo Vệ Đồ Án Tốt Nghiệp Ngành Xây Dựng, 150 Câu Hỏi Đồ Án Tốt Nghiệp Đại Học Xây Dựng

D) Sai. Vì đại từ chu diên trong đại tiền đề mà không chu diên trong kết luận.

11 – Từ phán đoán: “Một số bị cáo là người có tội”, bằng phép đổi chất, hãy cho biết kết luận nào sau đây được rút ra hợp logic?

A) Mọi bị cáo là người có tội.

B) Mọi bị cáo không là người có tội.

C) Một số bị cáo không là người có tội.

D) Mọi người vô tội là bị cáo.

12 – Nếu cuốn tiểu thuyết thành công, nó sẽ được chuyển thành kịch bản phim. Mà cuốn tiểu thuyết này thành công. Vậy, nó sẽ được chuyển thành kịch bản phim. Suy luận này:

A) Sai do tiểu tiền đề phủ định tiền từ.

B) Sai do tiểu tiền đề khẳng định hậu từ.

C) Đúng do tiểu tiền đề khẳng định tiền từ.

D) Đúng do tiểu tiền đề phủ định tiền từ.

13 – Từ phán đoán đúng: “Mọi doanh nghiệp tư nhân đều không có tư cách pháp nhân”, bằng hình vuông logic, hãy cho biết kết luận nào sau đây là đúng?

A) Một số doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân.

B) Mọi doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân.

C) Mọi tổ chức có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân.

D) Một số doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

14 – Từ phán đoán đúng: “Một số bị cáo là người khai báo gian dối”. Bằng hình vuông logic hãy cho biết trả lời nào sau đây là đúng?

A) Mọi bị cáo là người khai báo gian dối.

B) Mọi bị cáo không là người khai báo gian dối.

C) Đáp án A và B đều đúng.

D) Đáp án A và B đều sai.

15 – Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, một số hình thức mang thai hộ là hoạt động hợp pháp. Cho biết phán đoán này đúng. Dựa vào hình vuông logic, hãy cho biết trả lời nào sau đây là đúng?

A) Mọi hình thức mang thai hộ là hoạt động hợp pháp.

B) Mọi hình thức mang thai hộ không là hoạt động hợp pháp.

C) Một số hình thức mang thai hộ không là hoạt động hợp pháp.

D) Tất cả đáp án A, B và C đều sai.

16 – Nếu một số chia hết cho 9, thì số đó chia hết cho 3. Suy luận nào sau đây là đúng:

A) X không chia hết cho 9, vậy suy ra X không chia hết cho 3.

B) X không chia hết cho 3, vậy sauy ra X không chia hết cho 9.

C) X chia hết cho 3, vậy chắc chắn X chia hết cho 9.

D) X chia hết cho 9, vậy có khả năng X không chia hết cho 3.

17 – Cho phán đoán: “Một số nước quân chủ lập hiến là nước Hồi giáo”. Suy luận nào sau đây là đúng:

A) Nước này là nước Hồi giáo, vậy chắc chắn đây là nước Quân chủ lập hiến.

B) Nước này là nước Quân chủ lập hiến, vậy chắc chắn đây là nước Hồi giáo.

C) Nước này không phải là nước Hồi giáo, vậy chắc chắn đây không là nước Quân chủ lập hiến.

D) Tất cả đáp án A, B và C đều sai.

18 – Nếu Vân là con của Mai hay Vân là anh của Mai thì Vân và Mai là những người thân thuộc. Mà Vân và Mai là những người thân thuộc. Vậy chắc chắn Vân là con của Mai hoặc vân là anh của Mai:

A) Đúng.

B) Sai vì tiểu tiền đề khẳng định hậu từ, kết luận khẳng định tiền từ.

C) Sai vì tiểu tiền đề phủ định hậu từ, kết luận phủ định tiền từ.

D) Sai vì tiểu tiền đề phủ định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ.

19 – Mọi sự đốt cháy đều cho ta tro và muội. Oxy hóa là sự đốt cháy. Vậy, Oxy hóa cũng cho ta tro và muội. Suy luận trên là:

A) Đúng.

B) Sai do có 4 hạn từ.

C) Sai do trung từ M không chu diên trong cả 2 tiền đề.

D) Sai do Đ không chu diên trong tiền đề mà lại chu diên trong kết luận.

20 – Đa số người Nhật có tuổi thọ cao. Mà ông X là người Nhật. Vậy, chắc chắn, ông X có tuổi thọ cao:

A) Đúng.

B) Sai vì có 4 hạn từ.

C) Sai vì trung từ M không chu diên trong cả 2 tiền đề.

Xem thêm: Cách Tải Phim Trên Bilutv Về Máy Tính, Máy Sao Tải Phim Trên Trang Phimmoi

D) Sai vì T trong tiền đề chu diên mà T trong kết luận không chu diên.

*

Đề thi môn Logic học – Tuyển sinh sau đại học” width=”750″ height=”429″ />

Đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1 C 6 A 11 C 16 B
2 B 7 A 12 C 17 D
3 C 8 A 13 D 18 B
4 D 9 A 14 D 19 A
5 D 10 A 15 C 20 C
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập