Mẫu Văn Bản Mở Thừa Kế Giữa Các Đồng Thừa Kế, Mẫu Văn Bản Đề Nghị Nhận Thừa Kế Mới Nhất 2021

Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu văn bản phân chia tài sản thừa kế được xác lập tại văn phòng công chứng và tư vấn một số vướng mắc của người dân liên quan đến việc phân chia tài sản thừa kế theo quy định pháp luật hiện nay:

*

.

Đang xem: Mẫu văn bản mở thừa kế

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

—————————————————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

Ông , sinh ngày

Giấy chứng minh nhân dân số cấp ngày tại .

Hộ khẩu thường trú: số , phường , quận , thành phố Hà Nội.

Cùng vợ là bà , sinh ngày ,

Giấy chứng minh nhân dân số cấp ngày tại .

Hộ khẩu thường trú: số , phường , quận , thành phố Hà Nội.

Chúng tôi là những người thừa kế theo của ông/bà chết ngày theo Giấy chứng tử số, quyển số: do Uỷ ban nhân dân cấp ngày

Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia tài sản thừa kế của ông/bà để lại như sau:

1.

2.

Chúng tôi xin cam đoan:

– Những thông tin đã ghi trong Văn bản phân chia tài sản thừa kế này là đúng sự thật;

– Ngoài chúng tôi ra, ông/bà không còn người thừa kế nào khác;

– Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Những người thừa kế

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Tôi: Nguyễn Văn A – Công chứng viên Văn Phòng Công chứng MinH Khuê , thành phố Hà Nội ký tên dưới đây:

CÔNG CHỨNG:

Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập giữa :

Ông

– Các bên có tên, chứng minh nhân dân và địa chỉ như đã nêu ở trên

– Những người thừa kế đã tự nguyện thoả thuận phân chia tài sản thừa kế;cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản thỏa thuận.

– Tại thời điểm công chứng, những người thừa kế đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Sau khi thực hiện niêm yết nội dung phân chia tài sản thừa kế tại từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm , Phòng Công chứng không nhận được khiếu nại, tố cáo nào;

– Nội dung Văn bản phân chia tài sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Văn bản phân chia tài sản thừa kế này được lập thành bản chính (mỗi bản chính gồm 03 tờ, 03 trang), giao cho:

+ bản chính.

+ bản chính;

+ Lưu 01 bản tại Văn phòng công chứng SUNLAW thành phố Hà Nội

Số công chứng: /2009/VBPC Quyển số: 01TP/CC-SCC/HĐGD

CÔNG CHỨNG VIÊN

———————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn soạn thảo hợp đồng;

2. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

3. Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;

4. Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ;

5. Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;

6. Dịch vụ soạn thảo và công chứng hợp đồng;
Kính gửi Luật sư, Tôi có một số vấn đề cần Luật sư tư vấn. Ngày trước ông nội tôi có mua 1 miếng đất ngang 25m và dài 50m. Miếng đất này do bà nội tôi đứng tên. Nay ông bà nội đã mất nhưng vẫn chưa sang tên cho đứa con nào và cũng không có viết di chúc để lại cho ai. Ông Bà nội có 8 người con trong đó 6 trai và 2 gái. Mảnh đất này hiện có 1 người con gái và 3 người con trai xây nhà ở. Những người còn lại thì theo vợ hoặc theo chồng đi sinh sống và làm ăn ở xa. Bây giờ 8 người con muốn bán mảnh đất này để chia phần cho từng người.

Trả lời:

2.1 Chia thừa kế theo pháp luật:

Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Căn cứ quy định trên, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, tất cả 8 người con của ông bà bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, những người còn lại thì theo vợ hoặc theo chồng đi sinh sống và làm ăn ở xa nhưng vẫn sẽ được hưởng một phần trong khối di sản này.

2.2 Thủ tục bán đất để chia di sản:

Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ nhất, việc đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi thực hiện thủ tục này là các giao dịch, mua bán đất đai cần phải thực hiện tại các văn phòng công chứng công hoặc công chứng tư. Chỉ các giao dịch có xác nhận của văn phòng công chứng mới có giá trị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thủ tục pháp lý để sang tên sổ (thủ tục trước bạ sang tên).

+ Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, sổ đỏ của bên bán (nếu có quan hệ vợ chồng có thể mang theo giấy kết hôn);
– Tại văn phòng công chứng việc mua bán sẽ được lập thành hợp đồng có xác nhận của công chứng viên. Thông thường hợp đồng được lập thành 05 bản: 01 bản giao cho bên bán; 01 bản giao cho bên mua; 01 bản gửi cơ quan thuế; 01 bản gửi văn phòng nhà đất và 01 bản cơ quan công chứng sẽ lưu.
– Thủ tục trước bạ sang tên được tiến hành tại Văn phòng nhà đất – Trực thuộc UBND huyện hoặc UBND Quận nơi có mảnh đất đó.

Thứ hai: Tiến hành thủ tục kê khai nghĩa vụ thuế tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/ huyện nơi có đất.

Hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai lệ phí trước bạ (bên mua).

2. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (bên bán, trừ trường hợp được miễn thuế).

3. Hợp đồng chuyển nhượng.

4. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (có chứng thực)

5. Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên. (có chứng thực)

Sau khi có thông báo nộp thuế: hai bên tiến hành nộp thuế trong thời hạn 10 ngày vào ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Các Phương Pháp hướng dẫn Máy Tính Và Cách hướng dẫn Máy Tính Người Khác Bằng Metasploit

– Thứ ba: Tiến hành thủ tục kê khai sang tên quyền sử dụng đất:

Hồ sơ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị đăng ký biến động.

2. Hợp đồng chuyển nhượng.

4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5. Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của bên mua.(có chứng thực)

6. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày.

Mọi thủ tục đều tiến hành tại bộ phần Một cửa, Khách hàng làm thủ tục này phải đóng 02 khoản thuế chính: 1/Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất. Thuế thu nhập các nhân do cơ quan thế áp và tính dựa trên khung giá đất mà UBND tỉnh/thành phố công bố vào 01/01 hàng năm về khung giá đất và mức giá mua bán mà các bên thực tế giao dịch.

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội, nó liên quan đến mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, được nhà nước hết sức quan tâm. Do đó, nó có một chế độ pháp lý riêng biệt.

Có lẽ không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước như quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có 10 quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định. Kể từ năm 1980, khi hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến nay quyền của người sử dụng đất không ngừng được phát triển. Từ chỗ người sử dụng đất chỉ có quyền khai thác các công dụng của đất đai, không có quyền mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế… quyền sử dụng đất. Tóm lại, người sử dụng đất không được pháp luật cho phép thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai, đến khi có Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 và đặc biệt là khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, thì Nhà nước đã thừa nhận cho người dân có 5 quyền sử dụng đất. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, Nhà nước thừa nhận người sử dụng đất có 10 quyền và trong tương lai các hạn chế về quyền của người sử dụng đất sẽ ngày càng ít đi. Quyền năng của người quản lý, sử dụng đất hợp pháp sẽ được bảo đảm ngày càng tốt hơn, thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể và cũng là để quản lý, khai thác đất đai có hiệu quả hơn.

Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 và bộ luật Dân sự 2015 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi xem xét về thừa kế quyền sử dụng đất thì phải vận dụng cả các quy định của Luật Đất đai để việc giải quyết phù hợp với tính chất đặc biệt của loại tài sản này.

Việc Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, cũng như đất cấp cho hộ gia đình không được đem phân chia theo pháp luật thừa kế khi có thành viên chết là không có ý nghĩa thực tế, không phù hợp với tâm lý, tập quán của nhân dân cho nên giá trị thi hành trên thực tế rất hạn chế. Đó là chưa kể quy định ở Điều 740 đã tạo ra sự bất hợp lý mới: cũng là con cháu trong gia đình, có người được hưởng thừa kế, có người không được hưởng, mà người không được hưởng đôi khi lại chính là người đang làm nghĩa vụ với nhà nước, ví dụ như lúc mở thừa kế họ đang tại ngũ nên không “có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích” thì có chia thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản cho họ không? hoặc giải thích thế nào về cụm từ “có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích”? phải chăng người được thừa kế quyền sử dụng đất phải trực tiếp cày, cuốc trên mảnh đất thì mới coi là có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích? Thực ra, quy định này đã không khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất để sản xuất trên quy mô lớn, không khuyến khích người dân tích cực đầu tư, cải tạo đất… Nhận rõ những hạn chế trên, khi soạn thảo, ban hành Luật Đất đai năm 2013, vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất đã có sự thay đổi rất lớn, Luật Đất đai thực sự coi quyền sử dụng đất như một loại tài sản, mặt khác đã thể hiện rõ quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tại khoản 5 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Đối chiếu với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Đất đai 2013, chúng tôi nhận thấy Luật Đất đai năm 2013 có những điểm mới cơ bản về thừa kế quyền sử dụng đất. Những điểm mới về thừa kế quyền sử dụng đất tiếp tục được thể hiện đầy đủ, rõ nét hơn. Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013 bao gồm những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, công đồng dân cư,… được nhà nước giao đất, cho thuê đất, được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà cả trường hợp được nhà nước cho thuê đất cũng được để thừa kế quyền sử dụng đất.

Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn có sự phân biệt việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đất cấp cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; và cũng không còn sự phân biệt giữa các loại đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

Khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì Toà án không chỉ căn cứ vào Bộ luật Dân sự mà phải căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản khác quy định về thừa kế quyền sử dụng đất để giải quyết cho phù hợp.

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013:

“d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;”;

và điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013:

đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đều được nhận quyền sử dụng đất thông qua thừa kế quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, riêng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 và quy định của Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì sẽ đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và đủ điều kiện nhận thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở đó. Ngoài những đối tượng nêu trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế quyền sử dụng đất đó.

Tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai năm 2013 đã quy định:

Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Từ quy định trên thì thời điểm để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung, để thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là thời điểm người đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, Toà án yêu cầu đương sự phải chứng minh người để lại di sản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp. Nếu người để lại di sản thừa kế quyền sử dụng đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, thì căn cứ quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 và Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 thì có 2 ý kiến như sau:

Ý kiến 1: Đối với trường hợp không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính, Toà án phải buộc người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần thừa kế mà họ được hưởng.

Ý kiến 2: Toà án yêu cầu những người khởi kiện chia thừa kế phải tạm thực hiện nghĩa vụ tài chính thay người để lại di sản. Sau khi họ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, Toà án mới thụ lý. Khi xét xử, cần buộc những người nhận thừa kế hoàn trả phần nghĩa vụ mà người khác đã nộp thay cho mình.

Đối với trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính, thì Toà án phải hỏi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn đồng ý cho phép những người nhận thừa kế quyền sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc được tiếp tục ghi nợ thì Toà án cho người nhận thừa kế quyền sử dụng đất được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất; nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không cho phép người nhận thừa kế quyền sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc không được tiếp tục ghi nợ thì Toà án buộc người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với phần thừa kế mà họ được hưởng.

Chúng tôi cho rằng quan điểm trên có điểm không hợp lý vì: Toà dân sự không có nghĩa vụ và không có quyền buộc các bên thực hiện các quan hệ hành chính trong vụ án dân sự. Quan hệ hành chính là quan hệ mệnh lệnh, còn quan hệ dân sự là sự bình đẳng giữa các bên. Nếu có tranh chấp trong các quan hệ dân sự này, thì Tòa án chỉ là trọng tài phán xét ai phải, ai trái, ai có quyền dân sự đến đâu.

Xem thêm: đồ án kết cấu thép 2 nhịp 24m

Vì vậy, việc xét xử các vụ án dân sự là việc xác định ai hiện đang có các quyền dân sự đó mà bị người khác tranh chấp, xâm phạm thì phán quyết của Toà dân sự là khẳng định lại quyền dân sự mà họ vốn có, chứ không tạo thêm cho họ bất kỳ một lợi ích, một quyền hay nghĩa vụ dân sự mới nào và càng không được điều chỉnh các quan hệ hành chính. Vì vậy, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính được quy định tại Điều 168 nói trên là quan hệ hành chính giữa người để thừa kế quyền sử dụng đất với Nhà nước. Thông thường họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước (đối với trường hợp không cho chậm thực hiện nghĩa vụ…) thì Nhà nước mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ và người sử dụng đất hợp pháp mới có quyền chuyển nhượng, để thừa kế quyền sử dụng đất. Song do nhà nước thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm nên Luật Đất đai cho phép người thừa kế được thừa kế quyền sử dụng đất ngay cả khi người mất chỉ đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận. Do đó, nếu có tranh chấp quyền thừa kế mà đất đó đã có các giấy tờ quy định tại Luật Đất đai thì Toà án vẫn căn cứ vào pháp luật về thừa kế và luật đất đai để xác định quyền thừa kế quyền sử dụng đất của các bên đương sự. Sau khi các bên đã được Toà án xác định quyền sử dụng đất theo thừa kế, muốn được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước và việc này do cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện. Với hướng xử lý như vậy vừa phù hợp với thực tế, vừa phù hợp với thẩm quyền của mỗi bên mà vẫn bảo đảm được lợi ích của Nhà nước.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu