Tiêu Chuẩn Thiết Kế Diện Tích Văn Phòng (M2/Người) Mới Nhất 2021

Bạn nghĩ thiết kế văn phòng chỉ cần một không gian rộng rãi, thiết kế hợp mắt, đảm bảo tính thẩm mĩ? Không đâu, các tiêu chuẩn này dường như không đủ trong thời hiện đại. Chính vì vậy, qua bài viết hôm nay, Nội thất Gia Viên xin giới thiệu đến bạn những tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc mới nhất 2019 này!

*

7 tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc theo xu hướng mới nhất bạn đã biết?

1. Thiết kế văn phòng làm việc cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?

Các tiêu chuẩn thiết kế phòng làm việc được ví như là “nền móng”. Để tạo ra một môi trường hiện đại, chuyên nghiệp; thúc đẩy nhân viên làm việc cũng như tạo ra sự đoàn kết trong công việc. Đó là những tiêu chuẩn nào? Chúng ta hãy cùng điểm danh nhé!

1.1. Tính thẩm mỹ

Khi thiết kế văn phòng yếu tố thẩm mỹ là một trong những tiêu chuẩn vô cùng quan trọng! Thực tế cho thấy, nhân viên luôn thích làm việc trong một không gian đẹp. Họ sáng tạo hơn, làm việc hiệu quả hơn là ngồi lì ở một văn phòng nhàm chán.

Đang xem: Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng

Tiêu chuẩn thẩm mỹ của một văn phòng cần lưu ý đến các yếu tố màu sắc, ánh sáng; cách bài trí nội thất, trang trí nội thất và sắp xếp bố cục không gian. Tất cả kết hợp ăn ý để tạo nên một tổng thể hài hòa, đẹp mắt, ấn tượng.

Ngoài ra, để giúp văn phòng bớt đơn điệu, nhàm chán; bạn có thể sử dụng thêm cây xanh, tranh nghệ thuật… để giúp không gian luôn ngập tràn sự tươi mới.

Thêm nữa, ánh sáng cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu; để tạo nên một không gian hoàn hảo. Các nhà thiết kế cần phối hợp ăn ý 2 loại ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân; tạo để giúp văn phòng làm việc trở nên thẩm mỹ và chuyên nghiệp hơn.

*

Thiết kế văn phòng làm việc cần đảm bảo cả yếu tố thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng

1.2. Tính công năng sử dụng

Ngoài yếu tố thẩm mỹ, văn phòng làm việc cũng cần lưu ý đến yếu tố công năng sử dụng. Tiêu chuẩn về công năng thể hiện ở việc phân chia diện tích, thiết kế các phòng ban khoa học; đảm bảo không gian đi lại thuận tiện.

Thông thường, khu vực tiếp khách thường được bố trí ở khu vực cửa kính; phảng phất hơi thở ấm cúng, sang trọng. Trong khi đó, khu vực làm việc của nhân viên thường thiết kế theo dạng modul để tối ưu không gian; tạo sự thuận lợi trong quá trình trao đổi công việc. Còn phòng giám đốc thường đặt ở vị trí dễ dàng di chuyển đến các phòng ban khác.

2. Thiết kế văn phòng làm việc cần dựa trên tính tổng quát

Khi thiết kế văn phòng làm việc cần tuân thủ mặt bằng chung. Từ đó tìm được tìm ra tiêu chuẩn thiết kế cho từng module riêng lẻ. Thêm nữa, mặt bằng không gian cần thiết kế phù hợp với cấu trúc chung của tòa nhà, hệ trần.

Đặc biệt, thiết kế nội thất văn phòng cần chú ý khi nhân viên thay đổi không gian làm việc; thì chỉ cần di dời chỗ làm việc chứ không cần di chuyển cả đồ nội thất. Với nguyên tắc này, khi thiết kế bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng; để đảm bảo sự cân bằng về không gian với việc đầu tư trang thiết bị.

*

Thiết kế văn phòng làm việc theo phong cách mở tạo nên một không gian làm việc chuyên nghiệp, ấn tượng

3. Thiết kế văn phòng tạo sự kết nối riêng lẻ và không gộp lại với nhau

Thiết kế văn phòng cần lưu tâm đến vấn đề bố trí nội thất. Nội thất nên bố trí từng lớp riêng biệt để dễ dàng thêm bớt hoặc nâng cấp khi cần thiết. Chẳng hạn như các thiết bị âm thanh, máy chiếu, tivi… Nên tách riêng với đồ nội thất vừa đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng; vừa thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế sau này.

4. Thiết kế các khu làm việc hỗ trợ

Các khu làm việc hỗ trợ cần được bố trí hợp lý, khoa học. Quan trọng nhất là cần thống nhất với bức tranh kiến trúc tổng thể của không gian làm việc.

4.1. Khu làm việc hỗ trợ

Các khu làm việc hỗ trợ như phòng tiếp khách, nhà kho, khu giải trí…cần được bố trí hợp lý, thuận tiện. Điều này vừa tạo ra môi trường thoải mái, chuyên nghiệp; cũng như giúp nhân viên dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Tốt nhất ở khu vực này bạn nên thiết kế theo không gian mở; để khuyến khích sự kết nối, chia sẻ giữa các khu vực.

4.2. Không gian làm việc phụ cho nhân viên

Một văn phòng làm việc hiện đại không thể thiếu các không gian làm việc phụ; để thuận tiện cho việc bàn bạc, thảo luận công việc. Các không gian làm việc nên sắp xếp theo dạng module riêng biệt, thiết kế hợp lý; để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của các phòng ban khác.

Xem thêm: Điều Kiện Hưởng, Cách Tính Thâm Niên Đối Với Giáo Viên Theo Quy Định Thế Nào?

*

Không gian làm việc phụ cho nhân viên nên được bố trí ở khu vực yên tĩnh

4.3. Khu vực làm việc tạm

Theo xu hướng hiện đại, bạn sẽ thấy nhiều người có thói quen có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu. Do vậy, văn phòng làm việc nên thiết kế thêm khu vực làm việc tạm. Khu vực này thường được đặt ở không gian yên tĩnh, được trang bị thêm một số đồ nội thất cơ bản để phục vụ cho công việc trong thời gian ngắn.

4.4. Khu vực làm việc yên tĩnh

Theo tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện đại không thể thiếu khu vực làm việc yên tĩnh. Không gian làm việc này rất phù hợp với những công việc rất phù hợp đòi hỏi sự tập trung cao độ. Thông thường, không gian này thường được thiết kế theo kiểu ai đến trước sẽ được ưu tiên sử dụng trước.

4.5. Không gian phòng họp

Không gian phòng họp trong một văn phòng thường được bố trí khép kín, tách biệt với các không gian khác. Thêm nữa, phòng họp cần được trang bị nội thất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại để mọi cuộc họp đều diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

*

Không gian phòng họp cần được thiết kế, bài trí sang trọng, bắt mắt để đảm bảo các cuộc họp diễn ra hiệu quả

5. Tiêu chuẩn lựa chọn, bài trí nội thất văn phòng

Để tạo ra một không gian làm việc hoàn hảo, bạn cần căn cứ vào các tiêu chuẩn lựa chọn, bài trí nội thất văn phòng để tạo nên sự đồng bộ, thống nhất.

Bàn làm việc: Chiều cao bàn chuẩn đối với văn phòng không sử dụng máy tính để bàn là 1.52* 0.76*0.75. Còn đối với bàn làm việc sử dụng máy tính để bàn thì chiều dài, rộng, cao là 1.82*091*0.75*. Chiều rộng không gian dưới bàn làm việc lý tưởng nhất là từ 520mm trở lên, chiều cao dưới bàn làm việc lý tưởng nhất là từ 580mm trở lên.

Tủ tài liệu: Muốn chọn được kiểu tủ tài liệu phù hợp cần dựa vào diện tích không gian, tính chất công việc. Những loại tủ thiên về chiều cao, hộc tủ rộng thường hợp với không gian làm việc nhỏ. Còn đối với không gian làm việc rộng rãi, bạn nên ưu tiên chọn những chiếc tủ to cả bề ngang lẫn bề dài.

Ghế văn phòng: Bạn nên lựa chọn ghế văn phòng tùy vào từng mục đích sử dụng. Thông thường, ghế giám đốc thường là ghế bọc da cao cấp. Còn ghế nhân viên sẽ bọc nỉ, bọc vải để tạo sự thoải mái.

*

Nội thất văn phòng phải đảm bảo yếu tố thoải mái để nhân viên làm việc hiệu quả

6. Tiêu chuẩn thiết kế văn phòng dựa vào diện tích (m2/người)

Tùy vào tính chất công việc, mục đích…để bạn phân chia diện tích, thiết kế các phòng ban sao cho thật khoa học.

Phòng giám đốc: Diện tích văn phòng giám đốc chuẩn chỉnh thường là 10m2 – 18.5m2. Tùy vào sở thích, nhu cầu, diện tích mặt bằng mà phòng giám đốc sẽ được thiết kế theo kiểu kín hoặc không kín.

Phòng làm việc nhân viên: Diện tích văn phòng nhân viên những vị trí linh hoạt nư phiên dịch, quản lý…thường nằm ở khoảng 3.0 m2. Đối với nhân viên ở vị trí cố định như hành chính, nhân viên văn phòng thì diện tích văn phòng hợp lý là 4.5m2. Còn đối với nhân viên không cần ngồi một chỗ cố định mà thường xuyên đi khảo sát thị trường thì bạn có thể phân chia văn phòng cho họ khoảng 1.4m2/người.

*

Tùy vào tính chất của từng công việc để phân chia diện tích không gian văn phòng cho hợp lý

7. Thiết kế văn phòng làm việc cần bao nhiêu diện tích?

Thông thường, các công việc ở văn phòng không đơn giản chỉ là ngồi trên máy tính làm việc mà còn gắn liền với các hoạt động thể chất, tri óc khác nhau. Do vậy, tùy vào tính chất công việc, văn hóa của từng doanh nghiệp để bạn tính toán chính xác số diện tích văn phòng cần thiết kế.

Dựa vào tính chất công việc: Những văn phòng nhỏ vẫn đáp ứng được công việc của nhân viên tham vấn, khảo sát hiện trường…Còn đối với nhân viên làm việc cố định tại văn phòng, một văn phòng quá nhỏ sẽ khiến họ cảm thấy bí bách, tù túng. Do vậy, cần căn cứ vào tính chất của từng công việc để phân chia diện tích văn phòng hợp lý.

Xem thêm: Viết Văn Nghị Luận Hãy Nói Không Với Ma Túy, Hãy Nói Không Với Các Tệ Nạn Xã Hội (15 Mẫu)

Dựa vào văn hóa doanh nghiệp: Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, người phương Tây thường không yêu cầu cá nhân hóa cao hơn người phương Đông. Thế nhưng, theo tiêu chuẩn thiết kế văn phòng làm việc hiện đại nếu doanh nghiệp của bạn có người phương Tây đến làm việc thì nên thiết kế văn phòng có tính cá nhân hóa. Điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và gia tăng hiệu suất công việc.

*

Người phương Tây thường yêu cầu văn phòng làm việc cá nhân hóa cao hơn người phương Đông

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích