giáo án diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Giáo án Toán lớp 5 – DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

Đang xem: Giáo án diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Giúp HS : – Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật – Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan. B. Đồ dùng dạy học: – Một số hình lập phương có kích thước…

Xem thêm: Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Tập 1 Trang 39 Vbt Tiếng Việt 2 Tập 1

giáo án toán 5giáo án tiểu họctài liệu tiểu họcgiáo dục tiểu họctài liệu giáo án tiểu học

Nội dung Text: Giáo án Toán lớp 5 – DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

Xem thêm: Giải Bài Tập Các Phép Toán Trên Tập Hợp, Các Phép Toán Tập Hợp

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG A. Mục tiêu: Giúp HS : – Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật – Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan. B. Đồ dùng dạy học: – Một số hình lập phương có kích thước khác nhau. C. Các hoạt động dạy học: Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian I/ Bài cú: + Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình lập – Viên súc sắc, thùng các- tông, hộp phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì? phấn…có 6 mặt, đều là hình vuông bằng nhau, có 8 đỉnh, 12 cạnh. + Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích – HS nêu công thức toàn phần của hình hộp chữ nhật. * HS nhận xét và GV đánh giá. II/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: DTXQ & DTTP hình lập phương 2.Giảng bài: * GV đưa ra mô hình trực quan – HS quan sát + Hình lập phương có đặc điểm gì giống và khác với – HS so sánh và trả lời hình hộp chữ nhật? + Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương? – Cdài = Crộng = Ccao + Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ – Có (Đặc biệt 3 kích thước =) nhật không? + HS dựa vào công thức tính DTXQ & DTTP của hình – DTXQ hình lập phương = DT 1 hộp chữ nhật để tìm ra công thức DTXQ & DTTP hình mặt nhân với 4. DTTP = DT 1 mặt lập phương. nhân với 6. + HS đọc lại ghi nhớ – GV ghi công thức lên bảng. HS nhắc lại Ví dụ 1: Gọi HS đọc trong SGK (trang 111) – 1 HS + 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm nháp – HS làm bài + HS nhận xét và chữa bài – HS chữa bài 3. Luyện tập: Bài 1: HS đọc đề – 1 HS đọc + Yêu cầu HS tự làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp. – HS làm bài + Nhận xét, chữa bài. + Muốn tính Sxq và Stp của hình lập phương ta làm sao? – HS nêu lại quy tắc Bài 2: HS đọc đề – 1 HS + HS tự làm bài – HS làm bài + Nhận xét, chữa bài và yêu cầu giải thích cách làm – Vì hộp không có nắp nên chỉ tính diện tích 5 mặt. III/ Nhận xét – dặn dò: – Nhận xét tiết học – Bài sau: Về nhà xem lại bài LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: Giúp HS : – Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương – Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số tình huống đơn giản. B. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ C. Các hoạt động dạy học: Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian I/ Bài cũ: + Gọi HS nêu lại quy tắc và công thức tính – 3 HS diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương * HS nhận xét và GV đánh giá. II/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng 2.Thực hành – Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài – 1 HS đọc + Yêu cầu HS tự làm vào vở. 2 HS làm bảng lớp. – HS làm bài + HS nhận xét bài của bạn và chữa bài. – HS chữa bài + Cần lưu ý điều gì khi số đo trong bài có đơn vị phức? – Phải đổi ra cùng đơn vị đo. + Muốn tính DTXQ hình lập phương ta làm sao? – Lấy DT 1 mặt nhân với 4. + DTTP của hình lập phương gấp mấy lần DT 1 mặt?. – Gấp 6 lần Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài – 1 HS đọc + Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (2phút) – HS thảo luận + Các nhóm trình bày kết quả và giải thích. – HS trình bày kết quả. Chỉ có hình (Khi HS không tìm ra, GV biểu diễn bằng đồ dùng 3 và hình 4 có thể gấp được. trực quan) + Hãy nói nhanh kết quả DTXQ và DTTP của hình lập – Sxq = 4cm3 và S tp = 6cm3 phương vừa gấp. Bài 3: HS đọc đề bài – 1 HS + Yêu cầu HS làm bài vào vở (chỉ ghi đúng /sai) – HS làm bài + HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét – GV nhận – HS chữa bài xét, chữa bài . + Có cách giải thích không cần tính không? – Dựa vào công thức Sxq = S x 4 (S * GV: Cạnh của B ta gọi là a thì cạnh của A là 2 x a. là diện tích 1 mặt) để giải thích… Vậy ta thấy Sxq của B là : a x a x 4 còn Sxq của A là: (2 x a x 2 x a) x 4 = 16 x a x a. Ta thấy ngay DTXQ của hình A gấp 4 lần DTXQ của hình B. + Vị trí đặt hộp có ảnh hưởng đến DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật và của hình lập phương không? (HS về nhà suy nghĩ) III/ Nhận xét – dặn dò: – Nhận xét tiết học – Bài sau: Về nhà xem lại bài . Toán (Tiết 109): LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: Giúp HS : – Ôn tập, củng cố quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương – Củng cố mối quan hệ giữa số đo các kích thước với diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mọi hình. B. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ ghi bài tập 2 + Hình vẽ bài tập 3. C. Các hoạt động dạy học: Thời Hoạt động của thầy Hoạt động của trò gian I/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Luyện tập chung – ghi bảng 2.Thực hành – Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài – 1 HS + Hãy nêu công thức tính DTXQ hình hộp chữ nhật. – HS trả lời + Hãy nêu công thức tính DTTP hình hộp chữ nhật + Trong bài tập này các số đo ở đề ra ntn? a) Cùng đơn vị đo b) Khác đơn vị đo + Trong trường hợp các số đo không cùng đơn vị ta – Đồi về cùng đơn vị đo phải làm gì? + 2 HS lên bảng làm lại bài tập, HS cả lớp làm vào vở. – HS làm bài + HS nhận xét bài của bạn và chữa bài. – HS nhận xét và chữa bài Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài – 1 HS đọc * GV treo bảng phụ – HS quan sát + Bảng này có nội dung gì?. – Cho biết các kích thước của một số hình hộp chữ nhật + Hãy nêu các yếu tố đã biết, các yếu tố cần tìm trong – Cmặt đáy=? ; Sxq=? ; STP=? …. từng trường hợp. + HS thảo luận nhóm 4 làm bài – HS thảo luận và làm bài + HS trình bày kết quả thảo luận – HS treo bảng phụ và trình bày + HS nhận xét và GV nhận xét, đánh giá. + Hãy nêu cách tính chiều rộng hình hộp chữ nhật khi – Chu vi mặt đáy chia 2 rồi trừ đi đã biết chu vi mặt đáy và chiều dài (h2) chiều dài. + Hình hộp thứ ba có gì đặc biệt? -Chiều dài = chiều rộng = chiều cao * GV: Những hình hộp chữ nhật có đặc điểm như vậy là hình lập phương. Vậy hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng&chiều cao bằng nhau Bài 3: HS đọc đề bài + GV treo hình vẽ bài tập 3 – HS quan sát + HS thảo luận tìm cách giải. – Cách 1: tính từng bước + Các nhóm trình bày kết quả.(Trình bày theo 2 cách) – Cách 2: áp dụng công thức để tìm * GV: Chốt lại cách giải và nhận xét. II/ Nhận xét – dặn dò: – Nhận xét tiết học – Bài sau: Về nhà xem lại bài .

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích