Diện Tích Trồng Cây Dó Bầu : Tiền Tỷ Để, Hội Trầm Hương Việt Nam

Hiện nay ở nước ta có 4 loài dó có khả năng sinh trầm trong thân cây, gồm Dó bầu (Aquilaria crassna), Dó gạch (Aquilaria bailloni), Dó bà nà (Aquilaria banaensis) và Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa), nhưng hầu hết diện tích rừng đã trồng đều là loài Dó bầu (Aquilaria crassna), một số rất ít diện tích trồng loài Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa). Diện tích trồng dó trầm trên phạm vi cả nước tính đến tháng 9/2009 có 11.000-12.000ha, phần lớn là trồng phân tán hoặc trồng xen trong vườn rừng và vườn hộ gia đình với mật độ từ 500-700cây/ha. Nếu quy ra rừng trồng tập trung thuần loài với mật độ từ 1.100-1.600cây/ha thì chỉ có 5.000-6.000ha.

Đang xem: Diện tích trồng cây dó bầu

*

Hiện nay trong sản xuất có 2 nhóm chế phẩm kích cảm tạo trầm là các chế phẩm sinh học và các chế phẩm hóa học. Tác động tạo trầm bằng các chế phẩm sinh học và hóa học đều cho hàm lượng hỗn hợp tinh dầu trong gỗ cây dó trầm có xu hương tăng lên khá rõ, đặc biệt là các chế phẩm sinh học rõ hơn các chế phẩm hóa học. Dù sử dụng chế phẩm nào thì cũng phải tác động cơ giới bằng cách khoan vào thân cây, sau đó mới cho chế phẩm vào lỗ khoan. Chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào hàm lượng các hợp chất sesquiterpen trong hỗn hợp chứa tinh dầu, hầu hết tinh dầu chưng cất ở trong nước đều bị đông đặc như sáp ở điều kiện nhiệt độ bình thường, nên chất lượng kém hơn so với tinh dầu của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, có một số hợp chất sesquiterpen trong tinh dầu chất lượng cao của nước ngoài cũng đã thấy xuất hiện trong hỗn hợp chứa tinh dầu trong cây dó trầm từ 7-15 năm tuổi ở Việt Nam. Thiết bị chưng cất tinh dầu của các cơ sở sản xuất ở nước ta kém thua hơn nhiều so với thiết bị chưng cất tinh dầu của các doanh nghiệp Thái Lan, nên chất lượng tinh dầu kém cũng có thể do thiết bị là chủ yếu.

*

CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU LÀM NHANG TRẦM HƯƠNG SẠCH CHẤT LƯỢNG CAO SUPPLY INGREDIENTS FOR GREEN AND HI-END AGARWOOD INCENSE STICK THỰC TRẠNG CÂY DÓ BẦU, TRẦM HƯƠNG, TINH DẦU TRẦM HƯƠNG TẠI VIỆT NAM – PHẦN 2

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Dó trầm nói chung và tinh dầu Trầm nói riêng ở nước ngoài khá rộng lớn, nhưng các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tiếp cận được 22/167 thị trường, chiếm 1,16 thị phần toàn cầu. Thị trường trong nước thì chưa rõ ràng, đặc biệt tinh dầu trầm chưa có thị trường. Thị trường hương nhang và nến trong nước rất nhỏ lẻ và ít người sử dụng.

Các loài dó có khả năng sinh trầm trong thân cây thường được gọi là cây Dó trầm hoặc cây Trầm hương, một số địa phương còn gọi là cây Toc. Tên thương mại gọi là Agarwood hoặc Agarwood oil. Hiện nay ở nước ta đã phát hiện có 4 loài dó có khả năng sinh trầm, gồm: Dó bầu (Aquilaria crassna), Dó gạch (Aquilaria bailloni), Dó bà nà (Aquilaria banaensis) và Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa). Trong các loài dó đã xác định trên đây thì Dó bầu và Dó quả nhăn có năng suất trầm và tinh dầu trầm cao nhất. Vì thế, phần lớn diện tích rừng trồng đã thống kê được trên phạm vi cả nước chủ yếu là loài Dó bầu, một số rất ít diện tích trồng loài Dó quả nhăn ở Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Xem thêm: Mẫu Công Văn Đề Nghị Giảm Giá Hàng Bán? Công Văn Xin Giảm Tiền Thuê Văn Phòng

*

Thực trạng về diện tích gây trồng dó trầm ở các vùng trọng điểm

Vùng trọng điểm gây trồng các loài Dó trầm nói chung là vùng có phong trào và diện tích trồng loài cây này nhiều nhất. Hiện nay vùng gây trồng cây Dó trầm nhiều nhất ở nước ta được xác định là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu ở Hà Tĩnh, vùng Nam Trung Bộ chủ yếu ở Quảng Nam, Tây Nguyên chủ yếu ở Kon Tum (gần đây là Đăk Lăk và Đăk Nông, nhưng chưa có số liệu thống kê), Đông Nam Bộ chủ yếu là Bình Phước, Tây Nam Bộ chủ yếu ở Kiên Giang và An Giang.

Số liệu điều tra thống kê trực tiếp từ các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương tính đến tháng 9/2007 cho thấy riêng diện tích trồng Dó trầm ở các tỉnh trọng điểm đã đạt tới gần 7.000ha (bảng 1). Trong đó, các tỉnh có diện tích đã trồng trên 2.300ha gồm có Hà Tĩnh và Quảng Nam, các tỉnh có diện tích đã trồng từ 500-600ha là Bình Phước và An Giang, các tỉnh còn lại chỉ có từ 50-200ha. Phần lớn diện tích là trồng phân tán, xen trong các vườn rừng và vườn hộ gia đình. Ngoài các tỉnh đã được điều tra thống kê và phỏng vấn trực tiếp với các cơ quan chức năng quản lý có liên quan, một số tỉnh khác ít nhiều có diện tích gây trồng các loài Dó trầm cũng được điều tra gián tiếp thông qua nhiều phương pháp khác nhau là Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, mỗi tỉnh cũng có khoảng 100-300ha, nhưng chủ yếu là trồng phân tán.

Xem thêm: Bài Tập Excel Cho Dân Kế Toán Có Lời Giải, Tải Bài Tập Excel Kế Toán Có Lời Giải

Diện tích rừng cây dó trầm ở các tỉnh trọng điểm (tính đến tháng 9/2007)

*

Như vậy, theo số liệu thống kê bằng cả phương pháp cả trực tiếp và gián tiếp thì diện tích trồng cây Dó trầm trên phạm vi cả nước tính đến tháng 9/2007 dự đoán lên tới 10.000ha. Phần lớn là rừng trồng phân tán hoặc hỗn giao trong vườn rừng và vườn hộ gia đình, hầu hết là dưới 15 năm tuổi. Kết quả điều tra bổ sung năm 2009 ở các tỉnh nói trên, các cơ quan chức năng địa phương đều cho rằng kể từ sau Hội thảo Quốc gia về ”Cây Dó bầu và Trầm hương” thì phong trào trồng cây Dó trầm giảm rõ rệt, diện tích rừng Dó trầm mới trồng trong 2 năm (2008-2009) tăng khoảng 10-20% so với diện tích đã thống kê từ năm 2007 trở về trước. Căn cứ vào số liệu này có thể ước đoán diện tích trồng cây Dó trầm ở nước ta tính đến tháng 9/2009 đạt khoảng từ 11.000-12.000ha. Nếu quy ra diện tích trồng tập trung thuần loài với diện tích từ 1.100-1.600cây/ha thì chỉ có khoảng 5.000-6.000ha.

Bài viết từ www.lingocard.vn Source : Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Trầm Hương Việt Nam

A : 86 Phan Dinh Giot St. – Pleiku – Gia Lai – Vietnam W : www.lingocard.vn E : hiepnguyen

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Diện tích