cách tính số ngày nghỉ thai sản

 Nguyễn Thị Hồng Thắm   14/01/2021   Tư vấn luật bảo hiểm xã hội 0
Theo quy định về chế độ nghỉ thai sản thì lao động nữ sinh con được nghỉ 06 tháng, vậy thời gian nghỉ thai sản có tính ngày nghỉ lễ hay không ? và các quyền lợi hợp pháp khác mà người lao động được hưởng sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thời gian nghỉ thai sản có tính ngày nghỉ lễ không?2. Sau thời gian nghỉ thai sản công ty không bố trí công việc có vi phạm luật lao động không ?3. Thời gian tính hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào?4. Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?5. Tư vấn cách giải quyết khi công ty chấm dứt HĐLĐ trong thời gian người lao động hưởng chế độ thai sản ?

1. Thời gian nghỉ thai sản có tính ngày nghỉ lễ không?

Chào Luật sư. Luật sư cho cháu hỏi: Hai vợ chồng cháu cùng tham gia bảo hiểm xã hội. Cháu sinh em bé vào thời gian nghỉ tết vậy chồng cháu có được nghỉ số thời gian nghỉ chế độ không tính ngày nghỉ lễ không ạ?
Cháu cám ơn!

*

Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ thai sản trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Đang xem: Cách tính số ngày nghỉ thai sản

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."

Theo đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của hai vợ chồng bạn tính cả ngày nghỉ lễ, tết. Tuy nhiên, chồng bạn có thể chờ hết thời gian nghỉ tết để làm thủ tục hưởng chế độ, miễn là trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bạn sinh con.

>> Bài viết tham khảo thêm: Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con ?

2. Sau thời gian nghỉ thai sản công ty không bố trí công việc có vi phạm luật lao động không ?

Thưa luật sư, Nếu tôi nghỉ thai sản 6 tháng rồi quay trở lại công ty cũ (Tại Khu Công Nghiệp tỉnh Hà Nam) làm việc vào tháng 3/2021. Toi giả định : Khi trở lại công ty, bộ phận nhân sự báo vị trí cũ của tôi đã có người thay thế và không thể bố trí vị trí làm việc tiếp được. Cho tôi hỏi nếu họ trả lời như vậy có đúng với Luật lao động năm 2019 sắp co hiệu lực không ạ?

*

Luật sư chuyên tư vấn về chế độ thai sản, liên hệ 1900.0159

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 139 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định:

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Hàm Khác Rỗng Trong Excel Chi Tiết Nhất, Hàm Countif Với Điều Kiện Rỗng

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, Điều 140 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định:

Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản

Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Do đó, sau thời gian nghỉ thai sản thì khi quay trở lại làm việc, người sử dụng lao động vẫn phải đảm bảo việc làm cho lao động nữ. Nếu vị trí công việc của bạn đã có người thay thế thì công ty phải bố trí cho bạn một công việc khác mà mức lương không được thấp hơn mức lưng cũ.

Nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn sẽ được xác định là đơn phương trái luật. Khi đó, công ty phải có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của Bộ luật lao động 2019.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ 1900.6162 để được tư vấn trực tiếp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Em chào Anh/Chị Phòng tư vấn Minh Khuê Em – Dự sinh ngày 05/07/2020. Cho em hỏi về chế độ thai sản đối với trường hợp em như sau: Cty A: đóng bảo hiểm 09/2011-02/2014 Cty B: đóng bảo hiểm 04/2018 – 09/2018 Cty C: đóng 02/2019 – 05/2019 Cty D: đóng 06/2019 – 08/2019 Cty E: đóng 09/2019 – 11/2019. Đến tháng 12/2019 thì Cty cho e nghỉ việc vì công ty giải thể. Từ 12/2019 đến lúc sinh nghỉ việc và không tham gia bảo hiểm. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu có thì thủ tục để em được hưởng chế độ thai sản thế nào ạ?

*

Luật sư tư vấn:

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

……………….

Như vậy, cần dựa vào thời điểm dự sinh của bạn để tính đủ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay chưa. Bạn chỉ cần tính đủ bạn tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh, thì bạn sẽ đủ điều kiện.

Ví dụ bạn sinh vào Tháng 7/2020 thì bạn cần tính tròn từ T7/2019 – Thàng 7/2020 bạn đóng đủ 6 tháng trở lên hay chưa. Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đóng được 5 tháng bảo hiểm (7,8,9,10,11/2019) trong vòng 12 tháng trước khi sinh nên bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản không?

4. Thời gian nghỉ thai sản có được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Kính gửi văn phòng Luật Minh Khuê! Tôi muốn nhờ luật sư giải đáp 1 số thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp. Quá trình làm việc của tôi tại 1công ty như sau:
Tôi muốn hỏi tôi sẽ được hưởng bhtn như thế nào? 1 tháng thử việc 6 tháng nghỉ thai sản tôi không được tính vào thời gian đóng bhtn? Vậy thời gian tôi được hưởng bhtn là 5 tháng của 5 năm đóng và lẻ 5 tháng để bảo lưu sau này đóng tiếp để tính bhtn có đúng không ạ? Nhân viên công ty tôi có nói là: tôi chỉ được hưởng tiền bhtn mà không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do tôi vào làm tại cty năm 2014. Cty chỉ trả trợ cấp TN cho nhân viên vào cty từ năm 2013 trở lại. Như thế thì có đúng không ạ? – Ngoài ra, chấm dứt hđlđ vớo công ty cũ được 2 tháng thì tôi xin được việc khác. Vậy những tháng còn lại chưa được hưởng tiền bhtn thì những tháng còn lại đó có được bảo lưu và đóng tiếp vào cty mới tôi làm không?
Mong Luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi với. Tôi xin chân thành cám ơn!

*

Luật sư tư vấn Chế độ thai sản, liên hệ 1900.6162

Luật sư trả lời:

Để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần căn cứ vào thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu. Tuy nhiên, do ở đây bạn không cung cấp thời điểm nào bạn bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn bạn được hưởng bao nhiêu tháng trợ cấp thất nghiệp.

Về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, thời gian này không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại mục 1.8 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau: " Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm v i ệc trở lên trong tháng theo quy định củ a pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BH TN ; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng."

Về khoản trợ cấp thất nghiệp mà bạn nói, đây thực chất là khoản trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

"Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. "

Theo đó, với thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản, bạn sẽ được lĩnh tiền trợ cấp thôi việc. Còn với thời gian còn lại, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Đồ Án Công Nghiệp May Công Nghiệp, Đồ Án Công Nghiệp

Về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, Khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định: "Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định."

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cách tính