Top 5 Bài Tập Về Các Thao Tác Nghị Luận Trong Văn Nghị Luận, Các Thao Tác Nghị Luận

Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề kiểm tra

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

*

Tài liệu Ngữ văn 10 phần Tiếng Việt – Tập làm vănTài liệu Tiếng Việt – Tập làm văn 10 Học kì 1Tài liệu Tiếng Việt – Tập làm văn 10 Học kì 2

Các thao tác nghị luận – Ngữ văn lớp 10

A.KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Khái niệm

– Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định.

Đang xem: Bài tập về các thao tác nghị luận

– Thao tác nghị luận: Thao tác nghị luận cũng là một loại thao tác, do đó nó cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật nhất định. Tuy nhiên các động tác đều là hoạt động của tư duy và mục đích của nó là thuyết phục người nghe (đọc) nghe theo ý kiến bàn luận của mình.

II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

1.Thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

– Tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành 1 chỉnh thể thống nhất để xem xét.

– Phân tích là chia các vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét 1 cách cặn kẽ và kĩ càng.

– Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

– Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng

2. Thao tác so sánh

– So sánh là làm rõ sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng (đặt sự vật hiện tượng vào thế đối xứng hoặc tương đồng với nhau).

– So sánh gồm có hai loại : so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau và so sánh nhằm thấy được sự khác nhau (so sánh tương đồng và so sánh dị biệt).

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Xác định các thao tác nghị luận chủ yếu được sử dungj ở ba đoạn trích sau:

a) Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.

Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, nguời anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta <…>.

Hoài bão lớn nhất của Hồ Chủ tịch là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc <…>.

Lúc còn sống, Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng bào, con cháu, già, trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược. Khi mất đi, Người còn “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.

( Điếu văn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh,

trong Tạp chí Văn học, tháng 9 – 1969 )

b) Truyện trẻ con của Pê-rôn là những truyện Nguyễn Văn Vĩnh dịch vừa đúng nghĩa vừa hay. Ông dịch vừa khéo vừa lột tả hết tinh thần những truyện của Pê-rôn, vì thứ văn cho trẻ con đọc là thứ văn khó viết, không những phải sáng suốt, ngây thơ, mà lại còn phải có giọng kể chuyện ngọt ngào nữa.

Hãy đọc mấy câu mở đầu Chuyện con bé quàng khăn đỏ :

“Ngày xưa có một con bé nhà quê xinh thật là xinh. Mẹ nó yêu nó lắm. Bà nó lại yêu nó hơn nữa. Bà nó cho nó một cái khăn quàng đỏ, nó quàng vào đầu, vừa xính vừa xinh, cho nên đi đến đâu, ai cũng gọi là con bé quàng khăn đỏ…

Thật rõ ra giọng kể chuyện, mà kể một cách mặn mà, có duyên, lại dùng những chữ như rót vào tai con trẻ: “xinh thật là xinh”, “vừa xỉnh vừa xinh”.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Phương Trình Hóa Học Lớp 8 Cần Nhớ, Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Lớp 8

Đến văn dịch của Nguyễn Văn Vĩnh trong bộ truyện Mai-nương Lệ-cốt (Ma-nông Le-xcô của A. Prê-xvô), tôi dám chắc ai cũng cho là chải chuốt. Bộ Mai-nương này là bộ tiểu thuyết ông dịch hay hơn cả.

Hãy đọc đoạn cha chàng Đê Gri-Ơ mắng con:

“Tôi cúi đầu nghe mà không dám thưa câu gì. Cha tôi nói:

“Thương hại cho tôi, đẻ được con ra, yêu mến như châu như ngọc, tận tâm tận lực mà gây dựng cho con nên được bậc người lương thiện, ngờ đâu công phu ấy đã kết quả nên một thằng đại gian đại ác nó làm xấu tiếng cho cả một nhà một họ thế này ! Người ta lúc vận không hay, trời làm mất của, nạn ấy cũng chẳng đau lâu, ngày qua tháng lại, nó khuây dần đi được ; đến như cái tai nạn này là tai nạn mỗi ngày thêm lớn, như là tai nạn gặp phải một đứa con đam mê sắc dục như anh, đến nỗi quên cả liêm sỉ, thì phỏng còn có thuốc nào chữa được ?… Ừ, tao bảo thế mà mày không nói gì, thằng khốn kia ! Kìa kìa, ai thử xem cái mặt thuỳ mị giả dối, cái vẻ chịu luỵ điêu ngoan kia, thoạt nhìn ai mà chẳng bảo đó là một người lương thiện nhất ở trong dòng giống nhà nó ?” (Quyển IV, tr. 249).

Thật không thể dịch hay hơn được. Vừa hết ý câu văn Pháp, vừa rõ ra cái giọng một ông già đạo đức mắng đứa con lêu lổng, lúc xẵng, lúc ngọt ngào.

Những quyển phiêu lưu như Quy-li-ve du kí ; Tê-lê-mặc phiêu lưu kí và những sách cổ điển như Truyện các danh nhân Hy Lạp, La Mã ; Tiểu sử của ông Ra-bơ-le ; Đàn cừu của chàng Pa-nuyếc-giơ cũng đều là những sách mà điều đặc sắc là văn dịch của ông lưu loát.

(Lược trích từ Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (1941),

NXB Khoa học xã hội tái bản, 1989, tr.35-49)

c) <…> Đã từng có cuộc vận động quy mô cho một triệu chữ kí ủng hộ đội tuyển bóng đá nước ta, do một doanh nghiệp tài trợ và được đông đảo mọi người ủng hộ, thậm chí còn tổ chức những ngày “hội kí’’ rầm rộ. Có phải bạn cũng đã từng kí vào tấm băng-rôn ấy ?

Vậy mà trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kia chỉ có số chữ kí 40 lần nhỏ hơn thế, mà trong đó một phần không nhỏ là do công dân các nước khác tham gia. Trong khi, để kêu gọi sự quan tâm của thế giới tới các nạn nhân chất độc màu da cam, bạn chỉ cần dành ra hai phút thôi, với chỉ vài cái nhấp chuột thôi, giữa hàng giờ lướt trên internet mỗi ngày.

Trả lời:

– Đoạn trích (a) có sử dụng thao tác tổng hợp (từ đầu đến “non sông đất nước ta”) và thao tác phân tích (phần còn lại).

– Đoạn trích (b) có sử dụng thao tác quy nạp.

– Đoạn trích (c) cố sử dụng thao tác so sánh

2. Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:

Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,… vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh điệu tiếng Việt, tất cả những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú <…>

Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi đã có những phát hiện tài tình. Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trên bầu trời được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế.

(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi – nhà văn hoá lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)

a. Tác giả muốn chứng minh điều gì?

b. Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử đụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?

c. Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?

Trả lời:

– Đoạn trích này được viết để chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian”.

– Để làm rõ luận điểm trên, tác giả Võ Nguyên Giáp đã vận dụng thao tác nghị luận phân tích là chủ yếu. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ, rồi mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn. Thao tác này giúp cho việc giải quyết vấn đề đạt được sự kĩ càng, thấu đáo.

Xem thêm: Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Tập 2 Trang 19, Luyện Từ Và Câu

– Câu kết của đoạn trích sử dụng thao tác quy nạp. Từ trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, thành chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Thao tác này nâng cao tầm vóc tư tưởng của đoạn trích lên một mức cao hơn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập