Bài Tập Ôn Tập Tiếng Việt Lớp 2, Bộ Đề Ôn Tập Ở Nhà Môn Tiếng Việt Lớp 2 Có Đáp Án

Lớp 1-2-3

Lớp 1

Lớp 2

Vở bài tập

Lớp 3

Vở bài tập

Đề thi

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Lớp 6

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 7

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 10

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Đề thi

Chuyên đề & Trắc nghiệm

IT

Ngữ pháp Tiếng Anh

Lập trình Java

Phát triển web

Lập trình C, C++, Python

Cơ sở dữ liệu

*

Bộ đề tổng hợp Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 & Học kì 2 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức gồm các đề thi giữa kì, cuối kì giúp bạn đạt điểm cao trong các bài thi môn Tiếng Việt 2.

Đang xem: Bài tập ôn tập tiếng việt lớp 2

Tải xuống

Mục lục Đề thi Tiếng Việt 2

Top 10 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 có đáp án

Top 5 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 1 có đáp án

Top 5 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1 có đáp án

Top 10 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2 có đáp án

Top 5 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa học kì 2 có đáp án

Top 5 Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Cuối học kì 2 có đáp án

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Giữa kì 1

Thời gian: 45 phút

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm, đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9 Tiếng Việt 2 tập 1 và yêu cầu HS trả lời từ 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc (GV Kiểm tra trong tuần 10)

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:

Trên chiếc bè

Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ, chúng ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.

Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao luôn bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn cá săn sắt và cá thầu dầu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả trả lời đúng nhất:

Câu 1. Dế Mèn và Dế Trũi đi xa bằng cách gì? (1điểm)

a, Ngày đi đêm nghỉ cùng say ngắm dọc đường.

b, Bơi theo dòng nước.

c, Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè.

Câu 2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy những gì?

a, Nước, cỏ cây, làng gần, núi xa, các con vật.

b, Nước, cỏ cây, hòn đá cuội.

c, Những anh gọng vó và những ả cua kềnh giương đôi mắt.

*

Câu 3. Tình cảm của các con vật đối với hai chú dế thế nào?

a, Chê cười, châm biếm.

b, Yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh.

c, bái phục, lăng xăng.

Câu 4. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì?

a, Dế Mèn và Dế Trũi là đôi bạn.

b, Anh gọng vó đen sạm, gầy và cao.

c, Những ả cua kềnh giương đôi mắt lồi.

Câu 5. Trong câu ” Những ả cua kềnh đang giương đôi mắt lồi ” từ chỉ hoạt động là?

a, giương

b, lồi

c, đang

Câu 6.

a,Tìm 1 từ chỉ đặc điểm trong bài

b, Đặt câu với từ vừa tìm được

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe- viết: (5 điểm) GV đọc bài cho học sinh viết bài.

II- Chính tả (5 điểm)

Chiếc bút mực

Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.

III. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn (4-5 câu) nói về người bạn cũ của em.

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1

Thời gian: 45 phút

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)

(Cho học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng một trong các đoạn văn, đoạn thơ trích từ các bài tập đọc SGK TV2, tập 1, trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung của đoạn văn, đoạn thơ đó).

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:

MÓN QUÀ QUÝ

Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn là dòng chữ “ Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

Tết đến, thỏ mẹ cảm động nhận món quà của đàn con hiếu thảo. Nó rất hạnh phúc, cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.

Theo CHUYỆN CỦA MÙA HẠ

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết vào chỗ chấm theo yêu cầu:

Câu 1. (1 điểm) Câu văn nào dưới đây tả sự vất vả của thỏ mẹ?

A. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

B. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn thỏ mẹ.

C. Thỏ mẹ cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.

Câu 2. (0,5 điểm) Để tỏ lòng thương yêu và biết ơn mẹ, bầy thỏ con đã làm gì?

A. Hái tặng mẹ những bông hoa lộng lẫy.

B. Làm tặng mẹ một chiếc khăn trải bàn.

C. Tặng mẹ một chiếc áo mới.

Câu 3. (0,5 điểm) Món quà được tặng mẹ vào dịp nào?

A. Vào ngày sinh nhật

B. Vào ngày chủ nhật

C. Vào dịp tết.

Câu 4. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ màu sắc của vật?

A. hiếu thảo, hạnh phúc.

B. vàng, trắng tinh.

C. mệt nhọc, nắn nót.

Câu 5: (0,5 điểm) Gạch một gạch, dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai?

Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

Câu 6. (1 điểm) Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:

Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ.

Câu 7. (1 điểm) Câu chuyện : “Món quà quý” khuyên chúng em điều gì ?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8. (1 điểm)Em hãy đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) thế nào ? để nói về loài thỏ.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả: (Nghe – viết) (4 điểm):

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tìm ngọc, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 140.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

II. Tập làm văn:

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về một con vật mà em yêu thích.

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Xem thêm: Cách Tính Tiền Stream Er Là Gì? Cách Kiếm Tiền Từ Nghề Streamer

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 2

Thời gian : 60 Phút

A. Kiểm Tra Đọc Hiểu

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1(M1- 0,5 điểm): Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng ở đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời

b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn

c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

Câu 2(M1- 0,5 điểm): Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?

a- Mịn hồng mơn mởn

b- Hung hung vàng

c- Màu vàng dịu

Câu 3(M1-0,5 điểm): Những loại cây nào phủ kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai

b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn

c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

Câu 4(M2 – 0,5 điểm): Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a- Đỏ, đen, hồng, xanh

b- Đỏ, xanh, vàng

c- Đỏ, hồng, xanh, đen

Câu 5(M2-0,5 điểm): Khi mùa xuân đến, bờ sông Lương như thế nào?

a- Rực rỡ, muôn sắc, tràn trề sức sống.

b- Ảm đạm, u ám.

c- Rực rỡ, nhiều màu sắc.

Câu 6(M2 -0,5điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:

Ngay dưới lòng sông, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7(M2 – 1 điểm): Tìm 2 từ chỉ sự vật bên bờ sông Lương trong đoạn văn trên.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8(M3- 1 điểm): Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:

Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9(M4 – 1 điểm): Hãy viết một câu theo mẫu Ai thế nào? để tả bờ sông Lương.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B/ Kiểm Tra Viết

GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn sau trong khoảng thời gian 15 phút.

Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn tả mùa hè.

Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 2

Thời gian : 60 Phút

A. Kiểm Tra Đọc Hiểu

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)

GV kiểm tra HS ở từng tiết ôn tập theo yêu cầu kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 2

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

CÒ VÀ VẠC

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến, Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1(M1- 0,5 điểm): Câu chuyện trên gồm có mấy nhân vật ?

a. Một nhân vật: Cò

b. Hai nhân vật: Cò và Vạc

c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, tôm, ốc

Câu 2(M1- 0,5 điểm): Cò là một học sinh như thế nào ?

a. Lười biếng.

b. Chăm làm.

c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.

Câu 3(M1-0,5 điểm): Vạc có điểm gì khác Cò ?

a. Lười biếng, không chịu học hành, chỉ thích ngủ.

b. Học kém nhất lớp.

c. Hay đi chơi.

Câu 4(M2– 0,5 điểm): Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày?

a. Sợ trời mưa.

b. Sợ bạn chê cười.

c. Cả 2 ý trên .

Câu 5(M2 -1điểm): Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

– lười biếng – ……

– dốt – ……..

– ngủ- ……..

– đêm- …….

Câu 6: (M3 -1điểm): Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7(M2 – 0,5 điểm): Hãy tìm từ chỉ hoạt động trong câu văn sau:

Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 8(M2- 0,5 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:

Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 9(M4 – 1 điểm): Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì? để nhận xét về tính cách của Vạc.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

B/ Kiểm Tra Viết

I/ Chính tả (4 điểm)

GV đọc cho HS nghe viết một đoạn văn sau trong khoảng thời gian 15 phút.

Xem thêm: Văn Nghị Luận (Khái Niệm ( Ví Dụ Về Văn Bản Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp

Cò và Vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần nhưng Vạc chẳng nghe.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập